Hành trình trở thành nữ tướng 4 sao uy quyền nhất lịch sử Mỹ
Nữ tướng 4 sao quyền lực nhất lịch sử quân sự Mỹ sẽ chính thức chỉ huy lực lượng không quân Mỹ cắm chốt ở Thái Bình Dương, bao quát vùng không phận rộng lớn.
Phụ nữ Mỹ gặp nhiều trở ngại khi chọn theo đuổi nghiệp nhà binh. Ảnh: National Interest
Phụ nữ chiếm 15% tổng số lực lượng vũ trang Mỹ với khoảng 150 nữ quân nhân thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Tuy nhiên, chỉ 3 nữ quân nhân được phong hàm đại tướng, trong đó có một người trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang là tướng không quân Lori Robinson, National Interest đưa tin.
Người phụ nữ đầu tiên được phong hàm tướng 4 sao của quân đội Mỹ là Ann Dunwoody. Sáu năm sau, Thượng viện Mỹ đã quyết định phong hàm cao nhất cho nữ tướng Lori Robinson, người được giao quyền chỉ huy không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương từ tháng 10/2014.
Theo quyết định của cơ quan lập pháp Mỹ, Tướng Dunwoody sẽ nắm quyền chỉ huy không quân Mỹ ở khu vực rộng lớn bao gồm một phần Ấn Độ Dương và toàn bộ phía bắc và phía nam Thái Bình Dương. Khu vực này có 36 quốc gia với 3,5 tỷ người và 52% không phận toàn cầu dù trên thực tế, không quân Mỹ không được phép xâm phạm lãnh thổ trên không của bất kể quốc gia nào nếu chưa được Liên Hợp Quốc hoặc đất nước đó cho phép.
Video đang HOT
Đây cũng là khu vực quan trọng khi tập trung những quân đội hùng mạnh nhất thế giới cùng 8 đồng minh và đối tác thân cận của Mỹ. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch tái cân bằng ảnh hưởng toàn cầu của Washington. Vì vậy, tướng Dunwoody sẽ trở thành nữ tướng quyền lực nhất lịch sử quân sự Mỹ.
Hồ sơ quân nhân của Lori Robinson rất ấn tượng. Bà được đào tạo để chỉ huy không chiến, chịu trách nhiệm hướng dẫn máy bay chiến đấu, tại trường đào tạo chuyên ngành của không quân Mỹ. Robinson sinh ra trong gia đình giàu truyền thống trận mạc. Bản thân bà cũng từng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong quân đội.
Lori Robinson phải vượt qua rất nhiều trở ngại để leo tới vị trí quyền lực trong quân đội Mỹ. Dù cơ chế dành cho phụ nữ đang rất mở nhưng môi trường trong nhiều bộ phận quân đội vẫn là thách thức lớn của phái yếu. Do nữ quân nhân chiếm vai trò thiểu số nên người ta quan ngại xảy ra các trường hợp thiên vị. Ngoài ra, nhiều lãnh đạo quân đội cấp cao là nam giới cũng không muốn tuyển nữ quân nhân vì nhận thức hạn chế.
Ảnh chụp nữ tướng không quân Mỹ Lori Robinson năm 2013. Ảnh: Wikipedia
Việc thăng cấp của một nữ quân nhân cũng gặp rất nhiều trở ngại. Trong tháng 7/2014, người ta loại toàn bộ phụ nữ khỏi danh sách thăng cấp bậc chuẩn tướng của quân đội Mỹ. Số phụ nữ nắm các vị trí cao cũng giảm dần theo cấp bậc. Cụ thể, nếu so sánh với nam quân nhân trong không quân Mỹ năm 2013, chỉ 23% nữ quân nhân được phong hàm trung úy, 12% được phong hàm đại tá và chưa tới 7% được phong hàm tướng 3 sao.
Ngoài ra, một trong những yếu tố khiến phụ nữ Mỹ ít có cơ hội thành công trong nghiệp nhà binh chính là rào cản gia đình. Để có thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái, nhiều phụ nữ phải rời bỏ quân ngũ để làm những công việc bình thường ngoài xã hội. Nó khiến số nữ quân nhân rời bỏ quân đội nhiều gấp đôi số nam giới dù số lượng phụ nữ chiếm thiểu số.
Theo Tri Thức
Trộm tượng nữ tướng trong miếu thờ đem bán
Hai người đàn ông lẻn vào ngôi miếu cổ, dùng đồ nghề cạy cửa, bê trộm tượng một nữ tướng và bài vị đem bán.
Ngày 25/4, công an huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã khởi tố bị can Đỗ Chí Công (39 tuổi, ở xã Cộng Lạc, huyện Hải Dương) và Phạm Xuân Mướt (57 tuổi, ở xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ) về hành vi Trộm cắp tài sản.
Kẻ gian cùng tang vật trộm cắp.
Theo tài liệu điều tra, đêm 20/4, Công và Mướt bàn nhau thuê xe taxi từ huyện Tứ Kỳ đến miếu Lai Cầu (thôn Lai Cầu, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc) để trộm cắp.
Tại đây, Mướt được giao đứng ngoài cảnh giới, còn Công lẻn vào trong miếu, dùng thanh sắt cạy cửa, đột nhập trộm cắp một pho tượng, hai bài vị bằng gỗ (tổng trị giá khoảng 35 triệu đồng). Họ cùng xếp đồ lên xe chuyển về phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội tiêu thụ.
Tập trung điều tra, đến chiều 21/4, công an huyện Gia Lộc đã bắt giữ được Công và Mướt, thu hồi tang vật. Công đã có 3 tiến án can tội Trộm cắp tài sản.
Tượng gỗ kẻ gian lấy được là pho tượng nữ tướng Nguyễn Thị Dực - người có công trong thời kỳ kháng chiến chống quân Tống xâm lược, được người dân địa phương coi là bà Thành Hoàng làng thôn Lai Cầu.
Năm 2002, miếu Lai Cầu được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Theo Zing