Hành trình triệt phá nhóm “lâm tặc” tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà
Tháng 3/2023, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) nhận được tin báo Đội tuần tra lưu động số 1, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà phát hiện hai vụ khai thác gỗ trái pháp luật quy mô lớn, xảy ra tại tiểu khu 91 và 124, xã Đạ Chais.
Xác định đây là vụ khai thác gỗ rừng tự nhiên có tổ chức chuyên nghiệp, gây thiệt hại tới tài nguyên rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, lãnh đạo Công an huyện Lạc Dương đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ khẩn trương phối hợp với Hạt kiểm lâm, VKSND cùng cấp và Công an xã Đạ Chais tiến hành khám nghiệm hiện trường làm căn cứ khởi tố vụ án.
Điều tra viên dẫn giải các đối tượng tới hiện trường để phục vụ công tác điều tra.
Tại tiểu khu 91, xã Đạ Chais, cơ quan chức năng phát hiện 8 cây gỗ bạch tùng (thông nàng) có đường kính trung bình từ 57 – 75cm đã bị lâm tặc cưa hạ, khối lượng gỗ thiệt hại 26,2m3. Phần lớn gỗ cưa hạ từ 8 cây bạch tùng này đã bị các đối tượng đưa đi khỏi hiện trường, chỉ còn lại hơn 5,5m3. Vị trí này thuộc rừng phòng hộ tự nhiên.
Tại tiểu khu 124, xã Đạ Chais, lực lượng chức năng phát hiện 10 cây gỗ (trong đó 9 cây gỗ hồng tùng và 1 cây gỗ trâm vỏ đỏ) có đường kính trung bình từ 29 – 57cm bị lâm tặc cưa hạ nhằm mục đích khai thác gỗ. Khối lượng lâm sản thiệt hại 18,5m3, trong đó lâm sản còn lại tại hiện trường 4,9m3, thuộc đối tượng rừng đặc dụng tự nhiên, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Khu vực lâm tặc khai thác gỗ nằm gần vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa. Từ kết quả khám nghiệm hiện trường, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lạc Dương đã ra quyết định khởi tố 2 vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
Theo nhận định của cơ quan Công an, nhiều khả năng sau khi cưa hạ, khai thác gỗ, số lâm sản này được các đối tượng vận chuyển về hướng địa phận tỉnh Khánh Hòa theo quốc lộ 27C để tiêu thụ. Trong thời gian dài, cơ quan Công an đã sàng lọc, mời gọi nhiều đối tượng nghi vấn lên làm việc nhưng manh mối về nhóm lâm tặc đã gây ra hai vụ khai thác gỗ trên vẫn chưa hé lộ.
Cũng trong thời gian này, lực lượng kiểm lâm huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) trong lúc đi tuần đã phát hiện 16 hộp gỗ tại khu vực chân đèo Khánh Lê, thuộc xã Thái Sơn, huyện Khánh Vĩnh nên đã báo cho Công an huyện Lạc Dương. Chủng loại gỗ lực lượng chức năng thu giữ được ở ven đường trùng khớp với chủng loại gỗ đã bị lâm tặc khai thác tại rừng tự nhiên, rừng đặc dụng thuộc xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương. Từ đây, đầu mối về đối tượng cầm đầu hai vụ khai thác gỗ trái pháp luật tại Lâm Đồng dần hé lộ.
Video đang HOT
Công an huyện Lạc Dương đã phối hợp với Công an huyện Khánh Vĩnh triệu tập đối tượng Phạm Tấn Sĩ (SN 1965, thường trú phường 8, TP Đà Lạt, hiện ở xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) lên làm việc. Ban đầu, đối tượng này một mực khẳng định không liên quan tới hai vụ phá rừng tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, lâm phần do Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà quản lý.
Tuy nhiên, với những chứng cứ lực lượng Công an đã thu thập được, buộc đối tượng này phải thừa nhận là kẻ chủ mưu, đã liên hệ và thuê một nhóm người ngụ tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, do Hà Phượng cầm đầu tìm gỗ hồng tùng, bạch tùng khai thác theo chủng loại, quy cách rồi bán lại cho đối tượng. Mỗi mét khối gỗ được Sĩ thỏa thuận mua lại của nhóm Hà Phượng với giá từ 8-12 triệu đồng. Khai thác được từ 14-19 hộp gỗ các đối tượng sẽ báo cho Sĩ đưa xe ôtô lên vận chuyển về Khánh Hòa tiêu thụ.
Sau khi nhận “đặt hàng” khai thác gỗ trái phép để bán cho Phạm Tấn Sĩ, Hà Phượng đã liên hệ với một số đối tượng, trong đó có Hà Đanh (SN 1990), Kon Sa Ha Đa (SN 1992), Cil Ha Thuyên (SN 2000)… vào rừng tìm gỗ bạch tùng và hồng tùng để khai thác. Nhóm của Hà Phượng khai thác lâm sản trái phép, bán lại cho Phạm Tấn Sĩ được 6 chuyến gỗ, trong đó 5 chuyến đã được Sĩ vận chuyển thành công và bán cho người có nhu cầu. Đến chuyến thứ 6, khi Sĩ vận chuyển gỗ từ huyện Lạc Dương đến khu vực chân đèo Khánh Lê, thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh thì nghe thông tin có lực lượng kiểm lâm tuần tra nên đối tượng đã đổ toàn bộ số gỗ trên xe (16 hộp gỗ) xuống ven đường rồi lái xe trốn thoát.
Từ lời khai của Phạm Tấn Sĩ, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lạc Dương đã triệu tập làm việc với 12 đối tượng tại xã Đạ Chais do Hà Phượng cầm đầu. Các đối tượng đều khai nhận tham gia khai thác, giúp sức, vận chuyển gỗ trái pháp luật tại tiểu khu 91 và 124, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương để bán cho Phạm Tấn Sĩ. Đấu tranh mở rộng, Công an huyện Lạc Dương còn xác định thêm 8 đối tượng khác liên quan đến hành vi khai thác lâm sản trái phép tại 2 khu vực trên, trong đó có 5 đối tượng ở xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương và 3 đối tượng ở xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Cơ quan Công an đã thu giữ 3 máy cưa xăng, 6 xe máy, 2 dây kéo gỗ, 1 đĩa đựng dây, 8 đèn pin đội đầu của nhóm Hà Phượng phục vụ cho việc khai thác gỗ trái phép và xe ôtô loại xe đông lạnh do Phạm Tấn Sĩ dùng để vận chuyển gỗ. Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lạc Dương đã khởi tố 12 bị can, bắt tạm giam 6 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú 6 bị can còn lại để phục vụ công tác điều tra.
Điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng
Ngày 18/4, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) đã tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép xảy ra tại xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông) để làm rõ tính chất, mức độ vi phạm theo đúng thực tế để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Xác định 8 đối tượng liên quan đến vụ chặt phá rừng ở Thừa Thiên-Huế
Thành phần tham gia khám nghiệm gồm: Hạt Kiểm lâm huyện, VKSND huyện, Công an huyện, Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ huyện Nam Đông, UBND xã Thượng Quảng, các cộng đồng và cá nhân có liên quan.
Liên quan đến vụ phá rừng này, sau khi triệu tập 12 người làm việc, đã có 8 đối tượng khai nhận các hành vi của mình. Trong đó, có 4 đối tượng cưa xẻ và vác gỗ từ trong rừng ra gồm: Hoàng Văn Q., Hoàng Xuân H., Hoàng Văn C., cùng trú xã Thượng Quảng và Trần Văn Đ. trú xã Hương Hữu (huyện Nam Đông).
Lực lượng chức năng huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng.
Cụ thể, ông Hoàng Văn Q. khai nhận có cưa xẻ gỗ và nhờ 3 đối tượng còn lại là Hoàng Xuân H., Hoàng Văn C. và Trần Văn Đ. vác về để làm nhà ở. Ông Trần Văn Đ. khai giúp đưa gỗ về để tại nhà ông Hoàng Văn Q., xong việc chỉ ăn nhậu, không lấy tiền công. Còn ông Hoàng Xuân H., Hoàng Văn C. cũng khai nhận là đi vác gỗ do ông Q. nhờ và chỉ đi 1 lần và việc cưa xẻ do ông Q. thực hiện ở khu vực khe La Ma. Hiện, UBND huyện Nam Đông đã thành lập Ban chỉ đạo 342 để điều tra, xử lý vụ phá rừng.
Hiện, lực lượng chức năng đang tổ chức chốt chặn 24/24h tại khu vực yết hầu để ngăn chặn khai thác, vận chuyển gỗ bằng trâu kéo, lên kế hoạch truy quét, bảo vệ rừng đến ngày 30/4. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo 342 tham mưu UBND huyện Nam Đông thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra giấy phép hành nghề, hoạt động của 32 xưởng cưa, xưởng mộc trên địa bàn nhằm để tuyên truyền các quy định về quản lý lâm sản, nếu phát hiện vi phạm đề xuất thu hồi giấy phép, cho ngừng hoạt động...
Ban chỉ đạo 342 yêu cầu lực lượng chức năng tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng không vi phạm pháp luật lâm nghiệp đối với các đối tượng nghi vấn tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, chủ trâu kéo, các xưởng cưa trên địa bàn. Đồng thời, tuyên truyền đến các thành viên trong cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, cung cấp thông tin đối tượng vi phạm để điều tra xử lý...
Trước đó, Báo CAND đã đưa tin, nhận được phản ánh nhiều cây rừng ở huyện Nam Đông bị cưa hạ để lấy gỗ; lực lượng Kiểm lâm huyện phối hợp với Công an, lực lượng chức năng và chính quyền huyện Nam Đông vào hiện trường kiểm tra. UBND huyện Nam Đông cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo 342 (đại diện UBND huyện, Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông, UBND xã Thượng Quảng...) để điều tra xử lý.
Qua kiểm tra thực địa hiện trường, số cây bị chặt hạ là 24 cây, trong đó số cây mới bị cưa hạ là 17cây, chủng loại gỗ là: đào, trâm đỏ, chò; có 7 gốc cũ đã chặt hạ từ lâu. Khu vực rừng bị phá thuộc phạm vi quản lý của 4 chủ rừng gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông; Cộng đồng thôn 2; Nhóm 1, thôn 4 xã Thượng Quảng và UBND xã Thượng Quảng.
Làm rõ vụ hủy hoại rừng đặc dụng tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 18/4, thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc và Hạt Kiểm lâm huyện Xuyên Mộc tiến hành khám nghiệm hiện trường một vụ ken gốc, bóc vỏ cây rừng mới phát hiện xảy ra tại khoảnh 4 khoảnh 5, tiểu khu 23, rừng đặc dụng Bình Châu - Phước Bửu.
Thực hiện kế hoạchkiểm tra, truy quét bảo vệ rừng tháng 4/2023, Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc đã phát hiện vụ ken gốc, bóc vỏ cây rừng này. Kết quả khám nghiệm hiện trường xác định, tổng số cây bị ken gốc, bóc vỏ gồm 290 cây trên phần diện tích 8.019m2 rừng đặc dụng (276 cây tràm nước, 14 cây dầu, chu vi D1,3 từ 30 đến 113cm, HTB từ 4 đến 8m).
Theo cơ quan chức năng huyện Xuyên Mộc, đây là một vụ hủy hoại rừng có tính chất rất nghiêm trọng, tuy nhiên công tác tuần tra bảo vệ rừng đã không phát hiện sớm vụ việc. Viện KSND huyện Xuyên Mộc đã yêu cầu Hạt Kiểm lâm khẩn trương thu thập chứng cứ để chuyển Cơ quan Công an kịp thời khởi tố vụ án, truy tìm đối tượng và làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan.
Đáng nói, vào giữa tháng 3 vừa qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu cũng đã thông tin về một vụ việc khác tương tự. Theo đó, 59 cây gỗ quý là gỗ sao, gõ, dầu, sến cũng được phát hiện đã bị đục thân, bóc vỏ tại lô 2, khoảnh 13, tiểu khu 22 thuộc rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn quản lý. Mỗi cây có đường kính gốc khoảng từ 15 - 50cm, chiều cao từ 4,5 - 6m, tuổi đời hơn 20 năm. Tại thời điểm kiểm tra, không xác định được đối tượng vi phạm.
Phần diện tích rừng bị xâm hại này đã giao khoán cho một hộ dân ký hợp đồng nhận khoán từ năm 2016. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Ban Quản lý Khu bảo tồn đã mời hộ khoán này lên làm việc và người này cũng cho biết chưa xác định được đối tượng đã cắt hạ, đục thân, bóc vỏ cây rừng trồng.
Ban Quản lý Khu bảo tồn đã yêu cầu hộ trồng khoán này bố trí lực lượng phối hợp với Trạm Quản lý bảo vệ rừng số 7 tăng cường tuần tra quản lý bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trên toàn bộ diện tích nhận khoán. Riêng các cây rừng trồng bị đục thân, bóc vỏ, hộ dân này đã thuê người mua thuốc đắp, xử lý để cứu cây...
Theo nhận định ban đầu của lực lượng kiểm lâm, đây có thể là trường hợp người dân đầu độc cây rừng chết (theo các hình thức đục cây, đẽo hết vỏ cây sau đó chích thuốc hoặc đổ dầu nhớt vào chỗ đục để cây chết từ từ) để chiếm đất làm rẫy.
Quảng Nam chỉ đạo xử lý nghiêm vụ phá rừng phòng hộ Đông Giang Liên quan vụ phá rừng phòng hộ Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đề nghị làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các tập thể, cá nhân có liên quan lơ là, thiếu trách nhiệm. Sáng 23.2, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã ký ban hành công văn...