Hành trình triệt phá băng nhóm vận chuyển 50 bánh heroin từ Campuchia
Như Báo CAND đã thông tin, ngày 13/1, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen Công an tỉnh Tây Ninh về thành tích xuất sắc triệt phá chuyên án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy quy mô lớn từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ.
Để triệt phá đường dây ma tuý trên, Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an Tây Ninh đã vất vả ngày đêm lần theo hoạt động phạm tội của các đối tượng gây án.
Các đây hơn một tháng, trinh sát phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Campuchia qua đường mòn, lối mở khu vực biên giới để về tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh. Qua điều tra sâu về băng nhóm này, trinh sát phát hiện chúng móc nối với các đối tượng ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) để gây án. Bởi lẽ, chỉ những đối tượng sinh sống trên địa bàn tỉnh mới thông thuộc đường sá để thuận lợi cho chúng vận chuyển “hàng trắng”. Không chỉ vậy, chúng còn sử dụng phụ nữ tham gia đường dây trên để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Quá trình điều tra, trinh sát xác định được kẻ cầm đầu đường dây ma tuý tên Võ Chí Thanh (SN 1993, ngụ TP Hồ Chí Minh). Với vẻ bề ngoài điển trai như “hot boy” và có cuộc sống khá sang chảnh, Thanh thường xuyên xuất hiện ở những tụ điểm như vũ trường, quán bar, karaoke… để ăn chơi cùng đám bạn. Tuy nhiên, đối tượng này rất kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đàn em để tham gia đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia. Bọn chúng thường dùng ký hiệu để trao đổi, giao dịch mua bán ma túy.
Trước những chuyến hàng lớn, Thanh thường tụ tập đồng bọn để trao đổi trực tiếp, cũng như phân công nhiệm vụ từng đối tượng trong nhóm. Có thời điểm phát hiện đường dây có dấu hiệu bị động, Thanh tỏ ra cầm chừng và rất tỉ mỉ lựa chọn thời điểm, phương tiện gây án. Đặc biệt, Thanh thường xuyên thay đổi lịch trình di chuyển khiến nhiều đồng bọn cũng không khỏi bất ngờ. Đó còn là một trong những chiêu thức mà nhóm Thanh sử dụng để chuyển hàng được thực hiện trót lọt. Thậm chí, Thanh có thể dừng ngay “chương trình” hành động, mà không nói rõ lý do cho đồng bọn.
Cũng từ các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an Tây Ninh còn phát hiện nhóm Thanh có sử dụng súng trong quá trình vận chuyển ma túy. Do vậy, các phương án bắt được Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an Tây Ninh lựa chọn tỉ mỉ, linh hoạt nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và lực lượng vây bắt. Suốt nhiều ngày đêm, các trinh sát kiên trì đeo bám di biến động của nhóm Thanh chờ thời điểm bắt giữ.
Đúng như kế hoạch phá án, vào ngày 3/1, Phòng Cảnh sát ĐTTP ma túy Công an tỉnh Tây Ninh chủ trì phối hợp với Công an các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, Bộ Công an, Công an TP Hồ Chí Minh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh chia thành nhiều tổ công tác lần lượt bắt giữ 8 đối tượng, gồm: Võ Chí Thanh, Nguyễn Thanh Sơn (SN 1982), Nguyễn Thị Thu Thảo (SN 1997, cùng ngụ TP Hồ Chí Minh), Hồ Thế Hùng (SN 1981), Nguyễn Thị Thu Hằng (SN 1986), Đặng Thành Sang (SN 1985), Nguyễn Văn Dới (SN 1996, cùng ngụ huyện Bến Cầu, Tây Ninh) và Trần Quốc Tuấn (SN 1997, ngụ TP Dĩ An, Bình Dương). Đáng lưu ý, tuy quá trình vây bắt bất ngờ, nhưng bọn chúng vẫn manh động chống trả quyết liệt lực lượng vây bắt. Với tinh thần kiên quyết trấn áp tội phạm, các trinh sát đã dũng cảm khống chế, bắt giữ nhóm Thanh cùng 50 bánh heroin, 5kg ma túy đá, 1 khẩu súng, 6 viên đạn cùng nhiều tang vật khác có liên quan.
Video đang HOT
Tại cơ quan Công an, các đối tượng bước đầu khai nhận số ma túy trên do Võ Chí Thanh được một đối tượng đang sinh sống ở Campuchia thuê vận chuyển về TP Hồ Chí Minh tiêu thụ với tiền công là 50 triệu đồng. Sau khi nhận ma túy từ đối tượng bên kia biên giới, Thanh thuê đàn em vận chuyển ma túy qua biên giới vào Tây Ninh, rồi tiếp tục vận chuyển về TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Thanh còn khai nhận, trước đó đã nhận chuyển trót lọt 4 vụ, 30kg ma túy với số tiền công mỗi lượt lên đến 50 triệu đồng (lần ít nhất là 10kg, lần nhiều nhất là 30kg).
Hiện, Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an Tây Ninh tiếp tục mở rộng điều tra vụ án và bắt giữ các đối tượng có liên quan.
Ôm mộng 'việc nhẹ, lương cao' ở Campuchia, có người bỏ mạng khi tìm đường về
Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Tây Ninh, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận 21 đơn đề nghị giải cứu, có người thân bị lừa sang Campuchia bị bóc lột, cưỡng bức lao động và phải chuộc tiền nếu muốn về nước.
Một nhóm người nhập cảnh trái phép bị giữ tại Đồn biên phòng cửa khẩu Mộc Bài - Ảnh: CHÂU TUẤN
Bằng các thủ đoạn dụ dỗ sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", nhiều người dân bị các đối tượng buôn bán người "dụ" bóc lột sức lao động, đánh đập, thậm chí có người đã bỏ mạng khi cố gắng tìm đường về nhà.
Vỡ mộng đổi đời
P.K. (19 tuổi) là một trong số người tìm cách trốn sang Campuchia để kiếm được "việc nhẹ lương cao" vì hoàn cảnh khó khăn. "Thông qua mạng xã hội, tôi thấy thông tin tuyển nhân sự sang Campuchia với mức lương hậu hĩnh. Sau khi liên hệ, tôi được môi giới hẹn ra bìa rừng sát biên giới hai nước và đi bộ khoảng 15 phút thì đến nơi.
Qua đó, họ cấp cho tôi sim điện thoại để lập các tài khoản mạng xã hội rồi bắt đi dụ dỗ những người chơi game, đánh bạc trên mạng để nạp tiền... Khi không đủ chỉ tiêu thì họ hành hạ hoặc bán mình qua công ty khác" - K. Kể lại.
K. tìm cách trốn về nhà nhưng bất thành, bị nhân viên công ty đánh thừa sống thiếu chết và cuối cùng may mắn được Đại sứ quán Việt Nam giải cứu.
Anh P. - một nạn nhân khác sau khi được lực lượng biên phòng phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam giải cứu - kể lại, khác với quảng cáo ban đầu là "việc nhẹ, lương cao, chỉ ngồi văn phòng làm máy tính".
"Khi sang đến nơi, tôi bị bắt làm việc mỗi ngày hơn 12 tiếng. Nơi đây luôn có hàng chục bảo vệ trang bị súng ống canh phòng. Người nào làm sai quy định sẽ bị đưa tới khu vực nhà đày (chuyên chích điện và đánh người). Không ít người cố gắng tìm cách bỏ trốn đã nhảy lầu hoặc bị bắt lại và hành hạ đến chết" - anh P. kinh hoàng nhớ lại.
Những ngày ấy, P. bảo liên tục bị "công ty ma" gây áp lực, người nào không làm được sẽ bán sang công ty khác với giá 4.000 - 6.000 USD mỗi người. "Họ xem con người giống như món hàng hóa. Ai không chịu nổi thì tìm cách bỏ trốn hoặc gọi gia đình gửi tiền chuộc" - anh P. buồn rầu nói.
Lực lượng biên phòng tỉnh Tây Ninh tuần tra trên đường biên giới - Ảnh: CHÂU TUẤN
Bị bóc lột, cưỡng bức lao động ở xứ người
Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Tây Ninh, từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận 21 đơn đề nghị giải cứu từ người thân các nạn nhân bị lừa sang Campuchia bị bóc lột, cưỡng bức lao động và phải chuộc tiền nếu muốn về.
Thực trạng này cho thấy vẫn còn rất nhiều người cả tin, ôm mộng "việc nhẹ, lương cao". Đơn cử chỉ trong ngày 7-7, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) đã bắt giữ 12 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Biên giới Việt Nam - Campuchia cách nhau chỉ vài bước chân trên cánh đồng - Ảnh: CHÂU TUẤN
Đại diện Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cho biết khi người dân đến Campuchia sẽ được giao việc làm với chỉ tiêu rất cao, kể cả về thời gian và năng suất lao động (1 tháng phải kiếm được 100 người đánh bạc), đa số không thể đáp ứng.
Người nào tìm cách chống lại, các đối tượng đưa ra các quy định ngặt nghèo, giam giữ bất hợp pháp, bắt đưa tiền chuộc, đặc biệt một số công dân nữ bị bắt làm những nghề nhạy cảm. Từ đó dẫn đến việc chạy trốn bằng cách nhảy lầu....
"Đa số người bị dụ dỗ sang Campuchia làm việc là các bạn tuổi còn rất trẻ, nhiều trường hợp chưa tới 18 tuổi muốn va chạm, tích lũy kinh nghiệm cuộc đời để trưởng thành. Họ nghĩ đơn giản rằng chuyện 6 tháng, 1 năm là bình thường, vẫn còn thời gian để rút kinh nghiệm. Điều này hoàn toàn sai lầm" - vị này cho hay.
Bộ đội biên phòng Tây Ninh khuyến cáo người dân cảnh giác trước lời mời qua Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", không mất chi phí đi lại của các đối tượng trên mạng xã hội.
Giải cứu 400 người, hỗ trợ 1.500 người Việt ở Campuchia
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trước tình trạng người Việt bị lừa sang Campuchia và bị cưỡng bức lao động, cơ quan chức năng Việt Nam đã vào cuộc và thường xuyên trao đổi, phối hợp với phía Campuchia thực hiện nhiều biện pháp để bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam tại Campuchia gặp khó khăn, hoạn nạn để đưa về nước.
Cho đến nay, các cơ quan hai bên đã đưa về Việt Nam được khoảng 400 trường hợp, đồng thời hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng 1.500 trường hợp gặp khó khăn trong xuất cảnh, đi lại, gia hạn cư trú hoặc vi phạm luật pháp sở tại.
Những chiếc bẫy "đổi đời" ở bên kia biên giới Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có nhiều trường hợp là công dân Việt Nam, thông qua mạng xã hội bị các đối tượng dụ dỗ xuất cảnh trái phép qua Campuchia để lao động. Sự thật là đa số những người này khi qua đến Campuchia đều bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động, buộc phải làm việc...