Hành trình trắc trở WHO truy nguồn gốc Covid-19

Theo dõi VGT trên

Cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO vấp nhiều trở ngại ngay từ khi bắt đầu và kết quả cuối cùng cũng chưa thể làm hài lòng dư luận.

Nhóm nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tháng trước họp cùng các đối tác Trung Quốc để thống nhất kết luận cho câu hỏi đại dịch Covid-19 bắt đầu như thế nào. Cuộc họp diễn ra sau cuộc điều tra chung kéo dài bốn tuần tại Vũ Hán, thành phố đầu tiên nCoV xuất hiện. Nhiều người đã hy vọng cuộc điều tra của WHO có thể mang tới những câu trả lời rõ ràng hơn cho thế giới về nguồn gốc đại dịch.

Cuộc họp đã rút ra kết luận: Virus có thể truyền sang người từ động vật, cần nghiên cứu thêm liệu nó có lây lan qua thực phẩm đông lạnh hay không, và khả năng nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm “cực kỳ khó xảy ra”.

Tuy nhiên, một tháng sau, khi nhóm của WHO hoàn thành báo cáo cuối cùng về sứ mệnh ở Vũ Hán, một cuộc điều tra của Wall Street Journal đã phát hiện những thông tin mới về cách thành lập đội điều tra cũng như quyền hạn hạn chế của các nhà khoa học, đồng thời dấy lên nghi vấn đề tính minh bạch của kết quả điều tra.

Cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 có một khởi đầu không suôn sẻ, khi giới chức Vũ Hán đã thuê công ty khử trùng chợ hải sản Hoa Nam, nơi liên quan tới những ca bệnh đầu tiên vào tháng 12/2019. Nhiều nhân chứng cho biết trong chợ có động vật sống, nhưng quan chức địa phương ban đầu nói họ chỉ tìm thấy các mẫu đông lạnh và không mẫu nào dương tính với nCoV.

Hành trình trắc trở WHO truy nguồn gốc Covid-19 - Hình 1

Nhân viên chuẩn bị khử trùng chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán hồi tháng 3/2020. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc đã chống lại áp lực điều tra quốc tế, khi cho rằng đây là nỗ lực đổ lỗi cho họ, đồng thời trì hoãn điều tra trong nhiều tháng. Trong khi đó, những khẳng định ban đầu của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump rằng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc đã cản trở nỗ lực ngoại giao để khiến Bắc Kinh cho phép tiến hành một cuộc điều tra cặn kẽ hơn.

Nhiều nhà khoa học khi đó cảnh báo thời gian càng trôi qua, cuộc điều tra sẽ càng khó khăn. Các chính phủ châu Âu đã soạn thảo nghị quyết kêu gọi điều tra độc lập để bỏ phiếu ở Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO. Nghị quyết được thông qua vào tháng 5, nhưng không chỉ định thời gian. Một số quốc gia muốn điều tra ngay lập tức, nhưng Trung Quốc phản đối, theo quan chức Mỹ.

10 ngày sau, Trump thông báo rút Mỹ khỏi WHO. Tuy nhiên, giới chức Mỹ vẫn muốn giúp định hình cuộc điều tra và vạch ra con đường để làm điều đó. Mỹ có một ghế trong hội đồng điều hành WHO cho tới năm 2021. Tuy nhiên, hội đồng gồm 34 thành viên đã không được tham vấn để đàm phán các điều khoản điều tra.

Thay vào đó, WHO trao đổi trực tiếp về chi tiết cuộc điều tra với Trung Quốc. Quan chức Mỹ đã thúc giục WHO tham vấn hội đồng nhưng không thành công. “Đây là tình huống có một không hai. Cách làm việc thông thường sẽ không còn phù hợp”, quan chức này nói.

Lawrence Gostin, người đứng đầu Viện O’Neil về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, từng là cố vấn cho WHO, cho biết việc tham vấn hội đồng đáng lẽ có thể giúp tăng cường đáng kể quyền lực chính trị của WHO.

WHO đã yêu cầu Mỹ giới thiệu chuyên gia cho nhóm điều tra, nhưng đã không liên hệ với ba người mà Washington đề xuất, theo nhiều quan chức Mỹ. Một nhà khoa học người Mỹ khác đã được lựa chọn tham gia sứ mệnh của WHO là Peter Daszak, nhà động vật học và chủ tịch EcoHealth Alliance, tổ chức phi lợi nhuận ở New York.

Daszak là người có kinh nghiệm “săn” nguồn gốc của virus gây bệnh cho người từ động vật, trong đó có 16 năm làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc. Ông từng là thành viên nhóm xác định dơi là nguồn gây bệnh SARS. Tuy nhiên, một số quan chức và nhà khoa học Mỹ lo ngại công việc của Daszak ở Trung Quốc sẽ tạo ra xung đột lợi ích với cuộc điều tra.

EcoHealth từng tài trợ cho Viện Virus học Vũ Hán (WIV) trong nhiều năm theo chương trình của Viện Y tế Quốc gia Mỹ. WIV là tâm điểm cáo buộc của chính quyền Trump về nguồn gốc Covid-19.

Ngày 5/1, một số thành viên bắt đầu chuyến đi, nhưng quan chức Trung Quốc ngày hôm đó nói chưa thống nhất với WHO. Ít nhất một thành viên trong đoàn đã phải quay về giữa chuyến đi.

Video đang HOT

“Tôi thật sự thất vọng với thông tin này”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại một cuộc họp báo sau đó. Sáu ngày sau, Bắc Kinh thông báo nhóm điều tra sẽ được phép tới Vũ Hán vào 14/1.

Khi 15 thành viên chuẩn bị bay từ Singapore hôm 14/1, giới chức Trung Quốc đã chặn hai người trong nhóm sau khi xét nghiệm dương tính với kháng thể Covid-19. Cả hai đều cho kết quả âm tính trong nhiều xét nghiệm PCR sau đó.

13 thành viên còn lại của nhóm tới Vũ Hán và trải qua hai tuần cách ly ở khách sạn trước khi bắt đầu cuộc điều tra. Ngày 28/1, một năm kể từ khi Tổng giám đốc WHO thảo luận về cuộc điều tra với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhóm điều tra mới bắt đầu các chuyến đi thực địa và làm việc trực tiếp với đối tác Trung Quốc.

Ngoài thời gian nghiên cứu theo lịch trình được sắp xếp, họ phần lớn phải ở khách sạn do quy định kiểm soát dịch và không được ăn chung với những đồng nghiệp Trung Quốc. Liên lạc của họ với người ngoài nhóm đều bị hạn chế.

Ngày đầu tiên nhóm tới thăm một bệnh viện, nơi họ gặp bác sĩ mà Bắc Kinh xem là người đầu tiên đưa cảnh báo về bệnh viêm phổi lạ trên các kênh chính thức. Ngày tiếp theo, nhóm tới thăm một triển lãm kỷ niệm “chiến thắng quyết định trong cuộc chiến chống Covid-19″, ca ngợi vai trò lãnh đạo của ông Tập. Ngày thứ ba, nhóm tới thăm chợ Hoa Nam và một chợ đầu mối khác để kiểm tra các cơ sở đông lạnh mà Bắc Kinh nói có thể lây lan virus.

“Mọi người nghĩ bạn có thể đi đến một quốc gia bất kỳ và nói rằng ‘tôi muốn xem cái này cái kia’. Tôi không nghĩ ngoại giao hoạt động theo cách đó”, Dominic Dwyer, nhà vi sinh vật người Australia và là thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Hành trình trắc trở WHO truy nguồn gốc Covid-19 - Hình 2

Thành viên nhóm điều tra WHO tới thăm Viện Virus học Vũ Hán hôm 3/2. Ảnh: AFP.

Giữa các chuyến thăm thực địa, nhóm điều tra cho biết họ tổ chức các cuộc họp trực tiếp với đối tác Trung Quốc. Nhóm cũng có thể tới thăm những địa điểm mà họ yêu cầu như ba phòng thí nghiệm và những dữ liệu mà Trung Quốc đã tổng hợp.

Tuy nhiên, khi nhóm yêu cầu truy cập dữ liệu thô về các bệnh nhân, đặc biệt là những ca nhiễm đầu tiên, phía Trung Quốc đã từ chối. Các thành viên Trung Quốc đã chỉ ra rằng virus có thể đã lây lan ở các nước khác từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2019, đồng thời đề nghị WHO nên xem xét liệu đại dịch có bắt nguồn từ bên ngoài nước này hay không. WHO hiện chưa thông báo kế hoạch điều tra nào ở các quốc gia khác.

“Không khí đôi lúc trở nên rất căng thẳng”, Thea Fischer, nhà dịch tễ học Đan Mạch trong nhóm điều tra, nói. “Tôi là nhà khoa học và tôi chỉ tin vào dữ liệu. Tôi không tin vào bất kỳ điều gì người khác nói với tôi”.

Căng thẳng gia tăng sau bài thuyết trình của đại diện ngân hàng máu Vũ Hán. Thành viên nhóm điều tra đã thúc ép họ cung cấp mẫu máu từ trước tháng 12/2019 mà họ xem là cách tốt nhất để xác định giả thuyết virus có thể lây lan ở Trung Quốc sớm hơn.

“Chúng tôi nói các ngài sẽ quay lại xem xét những mẫu máu cũ hơn chứ? Họ trả lời ‘có nhiều yêu cầu về quy trình cho điều đó’”, Dwyer nói. Ông nhớ lại đã tranh luận rằng các quốc gia có quyền bảo vệ quyền riêng tư của người hiến máu, nhưng cũng có cơ chế cho phép tiếp cận các mẫu máu trong trường hợp khẩn cấp. Nhóm điều tra cho biết phía Trung Quốc sau đó hứa hẹn sẽ cho phép kiểm tra những mẫu máu đông lạnh từ trước tháng 12/2019.

Trong chuyến thăm Viện Virus học Vũ Hán (WIV) hôm 3/2, tiến sĩ Daszak đã hỏi các nhà nghiên cứu của WIV lý do một cơ sở dữ liệu về virus của viện bị gỡ sau khi công bố. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Thạch Chính Lệ cho biết viện phải gỡ cơ sở dữ liệu này sau khoảng 3.000 vụ tấn công mạng.

Sau cuộc họp để thống nhất kết quả điều tra, nhóm của WHO rời Vũ Hán. Một số thành viên đã nói với báo giới rằng họ không có thẩm quyền, chuyên môn hoặc quyền truy cập để kiểm tra toàn bộ WIV hoặc bất kỳ cơ sở nghiên cứu nào khác. Một số nói rằng họ thậm chí không thể tiếp cận dữ liệu thô hoặc ghi chép về an toàn, nhân sự, thí nghiệm, những yếu tố được xem là cần thiết cho một cuộc điều tra đầy đủ.

“Chúng tôi không được xem dữ liệu thực tế ở đó. Sẽ thật tốt nếu được xem chúng, đặc biệt là về việc xét nghiệm nhân viên của họ. Nhưng điều đó đã không thành công”, Dwyer nói.

Trung Quốc nỗ lực 'đá bóng' nguồn gốc Covid-19 sang Mỹ

Khi nhóm điều tra WHO khép lại nỗ lực truy vết nguồn gốc Covid-19 tại Vũ Hán, giới chức Trung Quốc tuyên bố Mỹ là nơi tiếp theo họ nên xem xét.

"Chúng tôi hy vọng theo gương Trung Quốc, Mỹ sẽ hành động một cách tích cực, dựa trên cơ sở khoa học và hợp tác trong vấn đề điều tra nguồn gốc đại dịch, đồng thời mời các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tham gia", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói tuần trước.

Tằng Quang, trưởng nhóm dịch tễ học tại Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, thậm chí còn tuyên bố rằng Mỹ giờ đây nên được coi là "trọng tâm" trong nỗ lực truy vết nguồn gốc virus toàn cầu.

Việc các quan chức Trung Quốc "đá quả bóng" nguồn gốc nCoV sang Mỹ có thể khiến nhiều người bối rối, nhưng nhiều tháng qua, Bắc Kinh đã thúc đẩy nhiều giả thuyết về nơi khởi phát của đại dịch.

Trung Quốc nỗ lực đá bóng nguồn gốc Covid-19 sang Mỹ - Hình 1

Người đàn ông được nhân viên y tế phun khử trùng tại bệnh viện ở Vũ Hán tháng 2/2020. Ảnh: AFP.

Các giả thuyết này được giới chức Trung Quốc đưa ra từ giai đoạn đầu đại dịch, nhưng thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong vài tuần gần đây, khi nhóm điều tra WHO công bố phát hiện ban đầu về nguồn gốc Covid-19.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm khó có thể giải thích được việc nó xâm nhập vào cơ thể người. Do đó, chúng tôi sẽ không tập trung vào giả thuyết này trong các cuộc nghiên cứu về nguồn gốc nCoV sắp tới", Peter Ben Embarek, thành viên nhóm điều tra WHO, nói trong buổi họp báo trước khi rời Trung Quốc.

Cùng lúc đó, Tằng Quang, trưởng nhóm dịch tễ học của CDC Trung Quốc, lại đưa ra một giả thuyết khác về Fort Detrick, phòng thí nghiệm sinh hóa của quân đội Mỹ ở bang Maryland.

"Mỹ có phòng thí nghiệm sinh học ở khắp nơi trên thế giới", ông nói. "Tại sao Mỹ có nhiều phòng thí nghiệm như vậy? Mục đích của chúng là gì? Mỹ luôn yêu cầu nước khác phải công khai, minh bạch. Nhưng cuối cùng chính Mỹ lại là nước không rõ ràng nhất".

Ý tưởng về nCoV xuất hiện từ phòng thí nghiệm và Covid-19 là một đại dịch "nhân tạo" không chỉ xuất hiện ở riêng Trung Quốc. Nhiều chính trị gia và người theo thuyết âm mưu cũng thúc đẩy giả thuyết này. Một cuộc khảo sát do Pew thực hiện hồi tháng 4/2020 chỉ ra 30% người Mỹ tin virus được tạo ra từ phòng thí nghiệm và hầu hết tin đó là hành động có chủ đích.

Vào khoảng thời gian đó, các thành viên hàng đầu của chính quyền Donald Trump, trong đó có ngoại trưởng Mike Pompeo, đã thúc đẩy ý tưởng rằng nCoV bị "rò rỉ" từ Viện Virus học Vũ Hán.

Trung Quốc và các nhà khoa học hàng đầu về virus đã bác bỏ ý tưởng này. Tuy nhiên, sự chú ý ngày càng tăng của dư luận quốc tế nhắm vào phòng thí nghiệm trên và làn sóng chỉ trích cách xử lý đại dịch ban đầu của Trung Quốc được cho là "chất xúc tác" khiến Bắc Kinh thúc đẩy thuyết âm mưu về Fort Detrick.

Khi sự chú ý quay trở lại Vũ Hán vào đầu năm nay, nỗ lực thúc đẩy giả thuyết này càng tăng lên, khi nhiều tài khoản chính phủ, những người có tầm ảnh hưởng và truyền thông nhà nước Trung Quốc lan truyền mạnh mẽ thông tin trên.

Angela Xiao Wu, phó giáo sư tại Đại học New York, người nghiên cứu về nỗ lực định hình dư luận mạng ở Trung Quốc, nói rằng đây "chắc chắn là chiến thuật hiệu quả của Bắc Kinh để đánh lạc hướng" chú ý. Bà thêm rằng đây cũng là cách được nhiều chính phủ khác sử dụng, trong đó có chính quyền Trump.

Suốt tháng 3 và 4/2020, truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu tập trung thông tin về Fort Detrick. Nổi bật trong đó là bài báo trên People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi chính phủ Mỹ đưa ra "câu trả lời rõ ràng cho thế giới" về phòng thí nghiệm sinh hóa này.

Nguồn gốc của thuyết âm mưu bắt đầu từ sự cố năm 2019, khi CDC yêu cầu dừng nghiên cứu tại Fort Detrick vì lo ngại về an toàn. Lúc đó, phòng thí nghiệm đang nghiên cứu về các mầm bệnh như Ebola, Zika và dịch hạch.

Người phát ngôn của phòng thí nghiệm năm 2019 nói với Army Times rằng vấn đề bắt đầu khi họ chuyển từ hệ thống khử trùng bằng hơi nước sang hệ thống sử dụng hóa chất từ năm 2018.

"Hệ thống mới đòi hỏi nhiều thay đổi về cơ sở hạ tầng, quy trình làm việc nên làm gia tăng mức độ phức tạp trong hoạt động của các phòng thí nghiệm", Caree Vander Linden, người phụ trách quan hệ công chúng của Fort Detrick, nói. "Các vấn đề về cơ khí và sai sót của con người là những yếu tố khiến CDC dừng hoạt động của phòng thí nghiệm".

Nhiều cuộc điều tra công khai về sự cố năm 2019 do cả CDC và các hãng truyền thông thực hiện đều không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nguy hiểm nào hay khả năng liên quan tới nCoV. Tuy nhiên, cuộc điều tra công khai không thể khiến nhiều người ngừng hoài nghi về hoạt động của phòng thí nghiệm này.

Tháng 3/2020, một bản kiến nghị được đăng trên trang web "We the People" của Nhà Trắng, kêu gọi mở cuộc điều tra về phòng thí nghiệm. Thông tin này sau đó đã lập tức trở thành "mục tiêu" của truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc.

"Khi vấn đề này trở thành quan tâm hàng đầu của công chúng, chính phủ Mỹ sẽ phản ứng thế nào?", một bài viết trên People's Daily đặt câu hỏi.

Tới tháng 5, khi quan hệ Mỹ - Trung ngày càng lao dốc vì Covid-19, giả thuyết về Fort Detrick đã được chính các nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc chia sẻ.

Trong cuộc họp báo hôm 6/5, để trả lời câu hỏi về nguồn gốc virus từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đề cập tới thông tin về Fort Detrick và kêu gọi chính phủ Mỹ "chấp thuận cuộc điều tra và giải quyết các lo ngại này".

Khi Trung Quốc phần lớn phục hồi sau đại dịch và dần trở về cuộc sống bình thường trong nửa cuối năm 2020, giả thuyết Fort Detrick lắng xuống. Thay vào đó, một thuyết âm mưu khác được nêu ra rằng nCoV đã lây lan ở nhiều quốc gia khác trước khi xâm nhập vào Vũ Hán qua chuỗi cung ứng thực phẩm đông lạnh, điều mà nhóm chuyên gia WHO nói đáng điều tra thêm.

Tuy nhiên, cuộc điều tra của nhóm WHO ở Vũ Hán tháng trước đã khiến thuyết âm mưu về Fort Detrick được chú ý trở lại. Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 18/1 nói rằng Mỹ "nên mở cửa phòng thí nghiệm sinh học ở Fort Detrick, minh bạch hóa hoạt động của hơn 200 phòng thí nghiệm sinh học nước ngoài và mời chuyên gia WHO tới điều tra nguồn gốc nCoV".

Video về tuyên bố của bà Hoa được đăng trên Beijing News đã thu hút gần một triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Video sau đó tiếp tục được nhiều người nổi tiếng ở Trung Quốc chia sẻ. Video này hiện đã đạt hơn 74 triệu lượt xem, trong khi các bình luận trong bài đăng cũng nhận được hàng trăm nghìn lượt thích.

Theo một phân tích dữ liệu Weibo, trong thời gian video bà Hoa phát biểu được lan truyền, hashtag "Bộ Ngoại giao" đã thu hút hơn 210.000 bài đăng từ ngày 18 tới 25/1, với 790 triệu lượt xem. Cùng lúc đó, 229.000 bài đăng sử dụng hashtag "Fort Detrick" đạt hơn 1,48 tỷ lượt xem.

Trung Quốc nỗ lực đá bóng nguồn gốc Covid-19 sang Mỹ - Hình 2

Một nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm ở Fort Detrick, bang Maryland năm 2006. Ảnh: AP.

Theo một báo cáo của hãng tin AP và Phòng nghiên cứu pháp lý kỹ thuật số (DFRL) thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương, thuyết âm mưu về Fort Detrick bắt nguồn từ các trang web tiếng Trung, sau đó lan truyền khắp thế giới thông qua Facebook và nhiều nền tảng khác. Chúng còn được các chính trị gia ở Nga và Iran "để mắt tới".

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố họ "được minh oan" sau cuộc điều tra của WHO, đồng thời chỉ trích Washington và truyền thông phương Tây vì nghi ngờ kết quả điều tra.

"Nhóm chuyên gia của WHO gần như loại trừ khả năng Covid-19 bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán và để ngỏ giả thuyết virus xuất hiện bên ngoài Trung Quốc trước khi bùng phát ở Vũ Hán. Đó là cơ sở khoa học", một bài viết trên Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, có đoạn.

Bài viết này thêm rằng truyền thông Mỹ "là một trong những lực lượng tích cực nhất trong việc truyền bá thông tin thêu dệt của phương Tây chống lại Trung Quốc".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'
22:01:39 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024

Tin mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Tanzania: 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà ở Dar es Salaam

20:06:14 17/11/2024
Hàng trăm nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, khoan và búa để cố gắng giải cứu những người sống sót. Máy xúc cũng được điều động tới hiện trường.

Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm

20:02:52 17/11/2024
Trong bối cảnh năng lực sản xuất trong ngành nội địa Trung Quốc dư thừa, nhiều ý kiến cho rằng động thái này là nhằm thúc đẩy xuất khẩu, kích thích sản xuất trong nước phục hồi, đồng thời khuyến khích sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm...

Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập

19:58:17 17/11/2024
Về phía CH Séc có Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil, Phó Chủ tịch Hạ viện Karel Havlicek cùng lãnh đạo các bộ ban ngành của CH Séc.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Vụ tấn công bằng dao ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt được hung thủ ngay tại hiện trường

18:43:24 17/11/2024
Vụ tấn công kinh hoàng này đã làm 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Hiện các nhân viên y tế đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra vụ án.

Australia: Máy bay cỡ nhỏ lao xuống bãi chăn thả gia súc làm 3 người tử vong

18:07:58 17/11/2024
Cả ba người trên máy bay gồm phi công và hai hành khách đã tử vong ngay tại hiện trường. Các nạn nhân chưa được xác định danh tính chính thức.

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Hang động Lascaux tại Pháp, nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

17:33:31 17/11/2024
Hang nhân tạo này chỉ cách hang gốc hơn 200 m. Mọi chi tiết được tái tạo lại y hệt như nguyên bản và người Pháp đã phải mất mất 11 năm để tạo ra phiên bản II này. Thật là tuyệt vời!

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

16:38:47 17/11/2024
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 ...

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Có thể bạn quan tâm

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"

Tv show

22:18:01 17/11/2024
Trong công diễn đầu tiên của Chị đẹp đạp gió , tiết mục của đội Minh Hằng bất ngờ thua cuộc trước đội ca nương Kiều Anh.

Bị loại khỏi danh sách tuyển Anh, Rashford tìm niềm vui ở Mỹ

Sao thể thao

22:11:28 17/11/2024
Marcus Rashford bỏ lại nỗi thất vọng bị tuyển Anh hắt hủi bằng cách dự khán trận New York Knick và Brooklyn Nets thuộc giải NBA ở New York - Mỹ.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?

Sao việt

21:28:52 17/11/2024
Kết quả của Kỳ Duyên tại Miss Universe dù gây tiếc nuối, nhưng phần nào minh chứng những cố gắng âm thầm của nàng hậu suốt thời gian qua đã được đền đáp.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.