Hành trình tới lò mổ của những chú chó sống tại Việt Nam
Từ một vật nuôi gần gũi, trung thành với con người, những chú chó bị bắt trộm, giết thịt và trở thành món mồi ngon trên bàn nhậu.
Dù mỗi ý kiến tranh luận cho quan điểm nên hay không nên đều có lý lẽ riêng của mình, nhưng có những con số và hình ảnh đang gợi lên rất nhiều suy nghĩ.
Theo thống kê của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) thì có tới 5 triệu cá thể chó bị giết thịt mỗi năm ở Việt Nam. Con số khổng lồ này không chỉ làm giật mình với những người yêu động vật mà còn cả với những người thích ăn thịt chó.
Cũng theo ACPA, nguồn cung cho thị trường thịt chó chủ yếu từ việc buôn bán chó nuôi và chó bị bắt trộm. Các chú chó bị bắt bằng kìm sắt kẹp quanh cổ hoặc chân, sau đó bị kéo lê rồi nhấc lên xe tải.
Tình trạng này đã trở nên cực kì nghiêm trọng, khiến rất nhiều gia đình trong cả nước phải làm hàng rào để bảo vệ chó của mình. Cả xã hội phải gánh chịu các chi phí và sự bất tiện này trong khi nạn buôn bán chó trái phép vẫn tiếp diễn hàng ngày.
Những sạp hàng bán thịt chó rất phổ biến ở Việt Nam
Những chú chó thường bị giết hại bằng cách dùng gậy sắt hoặc sống dao đập vào đầu (Ảnh: Animal Asia)
Video đang HOT
Sau đó xác của những cá thể chó này thường được xẻ thịt và chế biến
Giá của mỗi một kg thịt chó trung bình khoảng 100.000 VNĐ, và là món ăn nhậu khoái khẩu của đàn ông Việt Nam
Tuy nhiên, thịt chó không rõ nguồn gốc xuất xứ lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe con người
Mỗi phi vụ trộm chó thành công có thể lãi tới hàng triệu đồng là nguyên nhân chính dẫn đến việc “cẩu tặc” ngày càng lộng hành. Có tới hàng trăm vụ ẩu đả mỗi năm được ghi nhận nguyên nhân từ trộm chó. “Cẩu tặc”ngày càng hung bạo khi sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng như súng bắn đạn hoa cải, súng điện tự chế để chống trả khi bị truy đuổi.
Gần đây nhất, vụ việc xảy ra sáng 16/3 tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang, một tên “cẩu tặc” bị người dân phát hiện và đánh trọng thương khi câu trộm chó.
Sau khi bị bắt, những chú chó thường bị vận chuyển qua các chặng đường dài, đôi khi kéo dài tới vài ngày. Chúng thường bị nhồi chặt trong các lồng, cũi mà không được ăn uống và thường phải chịu đựng bệnh tật cũng như các vết thương do bị đối xử thô bạo. Rất nhiều chú chó đã bị chết vì nghẹt thở và mất nước hoặc sốc nhiệt trước khi chúng đến được điểm cuối cùng.
Hành trình của những chú chó kết thúc tại một lò mổ, chợ, hay quán thịt chó. Cách thức giết mổ chó ở các nước, các tỉnh thành, lò mổ hay nhà hàng khác nhau, nhưng đều có điểm chung là chó bị đập vào đầu bằng vật cứng cho bất tỉnh, bị cắt cổ, hay bị mổ bụng bằng một con dao lớn. Hành động này thường diễn ra trước mặt những chú chó khác.
Được cho là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và ngon miệng, tuy nhiên việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó với số lượng lớn lên tới hàng triệu cá thể chó mỗi năm lại gây ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người mà điển hình là bệnh dại, dịch tả và các bệnh dịch nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó còn một nguồn cung cấp thịt chó khác khiến những người thích ăn thịt chó nhất cũng phải rùng mình. Đó là nguồn thịt chó từ các bãi rác thải.
Theo tìm hiểu của PV, đã có không ít trường hợp những người bới rác ở bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) bới được xác vật nuôi như chó, mèo… đang trong quá trình phân hủy được nhà hàng thu mua với giá từ 15.000 tới 20.000 đồng/con.
Nguồn thịt này chủ yếu được chế biến thành món “rựa mận”. Do thịt được ninh nhừ cùng xả, riềng, mẻ, mắm tôm, rượu khiến thực khách khó có thể phát hiện được thịt đã thiu, thối.
Nguyễn Thành An (Tổng Hợp)
Theo NTD
Thực hư tục kiêng thịt chó 'tránh họa' của dòng họ Quách xứ Thanh
Từ bao đời này, dòng họ Quách Công ở thôn Vọng Thủy, xã Thành Trực, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) cho rằng ăn thịt chó là &'chết người'.
Dòng họ Quách xứ Thanh không ăn thịt chó (Ảnh minh họa)
Ăn thịt chó là "chết người"
Thịt chó là một món ăn của người Việt có từ ngày xưa, thời phong kiến chỉ có người lớn mới được ăn thịt chó chứ trẻ con tuyệt đối không được đụng đũa. Ngày nay thịt chó là món ăn bình dân và ai cũng có thể thưởng thức. Vào những ngày cuối tháng, quán thịt chó trở nên đắt khách, bởi lúc nào cũng đông nghịt người.
Tuy nhiên lại có một dòng họ Mường kiêng kỵ món ăn này vì cho rằng, ăn thịt chó là "chết người". Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi đã gặp cụ Quách Công Tâm (80 tuổi) để hỏi chuyện. Khi nhắc đến tục kiêng thịt chó, cụ Tâm cao giọng bảo: "Ăn thịt chó là "báng bổ" đấy các chú à. Bởi các cụ ngày xưa đã thề độc với nhau rồi, thập chí có người mới ăn vào đã sủi bọt mép".
Theo câu chuyện của cụ Tâm, nguồn gốc của dòng họ Quách là ở Mường Khênh, (Hòa Bình). Xưa kia, khi lũ giặc phương Bắc kéo sang thì chúng sát hại người dân vô tội ở trong Mường. Không khí thảm thương, chết chóc bao trùm cả vùng. Một số người còn sống quay trở về thì nghe thấy tiếng khóc ở trong bếp. Tiếng khóc ấy chính là đứa trẻ duy nhất của dòng họ Quách còn sống sót lại. Điều kỳ lạ là đứa trẻ ấy lại được một mẹ chó nuôi sống bằng chính dòng sữa của mình.
Cụ Quách Công Tâm kể chuyện chó cứu sống đứa trẻ.
Cảm kích trước tình thương giữa người và chó, về sau những đứa con ở trong họ đã thề độc với nhau rằng: nếu ai ăn thịt chó thì sẽ bị tổ tiên quở phạt... Cũng vì chuyện ấy cho nên ai cũng coi chó là con vật quý ở trong nhà. Cụ Tâm bảo: "Không riêng gì dòng họ chúng tôi có tục lạ này, mà ngay như một số dòng họ khác ở đất Mường cũng không ăn thịt chó. Bởi họ cho rằng chó là linh vật để đuổi thú giữ, trừ "tà ma", "tà khí"...
Việc thề độc không ăn thịt chó ở trong dòng họ đã diễn ra cách đây hằng mấy trăm năm, cho đến bây giờ lời thề ấy vẫn còn linh ứng. Vì đã có người ở trong dòng họ mạo phạm thịt chó đến nỗi ốm liệt giường, thậm chí còn dẫn đến "chết người".
Bác Tân (58 tuổi) góp chuyện: "Chính tôi ăn thịt chó cũng bị ảnh hưởng, không biết đó có phải là do tâm linh hay không?". Anh Quách Công Tài (em bác Tân) nói xen vào: "Bác Tiền cũng không ăn, chú Đăng cũng thế, cứ ăn vào là bị ốm, thậm chí còn nôn thốc nôn tháo". Chị Quách Thị Luận khẳng định: "Đấy là do các cụ đã thề độc với nhau rồi, ngay như chú Phương ở cạnh nhà cũng không dám ăn".
Cụ Tâm kể thêm: "Trước đây cụ Quách Công Cốc không hề kiêng khem gì cả, về sau ông Cốc bị tổ tiên quở phạt đến nỗi không há được mồm để ăn cơm. Gia đình tôi đã phải mời thầy lang giỏi ở trong Mường về chữa trị nhưng vẫn không khỏi. Lúc đó nhiều người còn nghĩ ông Cốc bị dính "bùa ngải". Sau đó tôi phải sắm lễ, đưa ông Cốc ra khu mộ tổ tạ lỗi thì mới lành bệnh".
Bác Tân nói: "Tôi thì không mê tín điều gì, tuy nhiên vì đã chứng kiến sự việc xảy ra ngay trong gia đình, cho nên không tin cũng phải tin". Bác Tân kể lại: "Hôm đó cả nhà đang ăn cơm thì đột nhiên đứa cháu sủi bọt mép, nước dãi cứ chảy ra tuồn tuột vì ăn nhầm phải một miếng thịt chó. Ngay lập tức tôi phải đốt nhang cầu khấn tổ tiên, cũng may là chỉ sau một tuần hương thì cháu nó khỏi ngay".
Tuy đã 10 đời người kiêng ăn thịt chó, nhưng ở trong dòng họ vẫn có người tin vào sự linh ứng của lời thề. Anh Quách Công Nam (là cháu 9 đời trong dòng họ) cho rằng: "Chuyện dòng họ kiêng ăn thịt chó thì tôi cũng chỉ nghe các cụ nói lại. Tuy nhiên nhiều người cho rằng việc ăn thịt chó là ốm đau bệnh tật, thậm chí còn "chết người" thì tôi không tin. Chẳng qua mọi người tự suy diễn linh tinh, thậm chí còn hiểu lệch lạc về món ăn dân tộc này".
Bác sỹ Quách Thị Khiếu, (bệnh viện huyện Thạch Thành) thì cho rằng: "Do thịt chó có tính nóng, không phải là món ăn thích hợp cho những người kém chịu nóng, táo bón, khó ngủ. Cũng có người vì ít hiểu biết nên họ ăn vào sẽ có hiện tượng bị dị ứng rồi nôn mửa. Theo tôi, ở một số dòng họ Mường vẫn còn quan niệm tâm linh do tổ tiên truyền lại. Tuy nhiên, ngày nay chỗ nào cũng có quán thịt chó và ai cũng có thể mua được. Hằng tuần chúng ta nếu ăn một đến hai bữa thịt chó thì cũng tốt cho sức khỏe, không hề ảnh hưởng đến tâm linh".
Theo Dân Việt
Cảnh giác: Ăn thịt chó cũng có thể bị bệnh dại Nhiều trường hợp phát bệnh dại chỉ vì ănthịt chó. Do không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được kiểm dịch nên thịt chó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người ăn. Chó giá rẻ nghi là chó Trung Quốc Những con chó được giết mổ, cắt bỏ đầu và xẻ làm đôi ngang bụng... Đó là cảnh...