Hành trình “tiêu hóa khỏe” vì cộng đồng
Hơn 1 năm có mặt ở nhiều thành phố lớn trên cả nước, chuỗi chương trình “Tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” do các chuyên gia Nhi khoa giàu kinh nghiệm đảm nhiệm đã mang đến những kiến thức quý báu cho các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ.
Từ năm 2012, chuỗi ngày hội tư vấn “Tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” đã được tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bắt đầu từ Hải phòng, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh và ngày 7/4/2013 mới đây là tại TP Cần Thơ, chương trình “Tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” với mục đích vì sức khỏe cộng đồng đã thu hút hàng vạn bà mẹ và trẻ em tham dự.
Chương trình “Tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” đã thu hút hàng vạn bà mẹ và trẻ em tham gia.
Với sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung Ương, cùng các chuyên gia, bác sỹ Nhi khoa giàu kinh nghiệm, nhiều bà mẹ đã học được những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc trẻ đúng cách trong hàng trăm tình huống cụ thể.
Đáng chú ý như là những biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, nôn trớ, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng…. đã được các chuyên gia hướng dẫn xử trí tận tình.
Video đang HOT
TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn – Thư ký Chi hội Tiêu hoá Gan mật Nhi Việt Nam đang tư vấn cho một bà mẹ
Theo các bác sỹ, đối với trẻ nhỏ, do chức năng ống tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, trẻ có thể gặp nhiều rối loạn chức năng như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, nôn trớ, biếng ăn. Nếu các bậc cha mẹ không biết cách chăm sóc, xử trí hay bổ sung men vi sinh khi cần thiết, rối loạn tiêu hoá có thể sẽ trở lên trầm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Với những đóng góp thiết thực cho sức khỏe cộng đồng, BS.TS Lê Hoàng Sơn – GĐ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ hi vọng: “Chương trình sẽ đến với nhiều địa phương hơn nữa, đặc biệt là những địa phương vùng sâu, nơi các cơ sở y tế còn ít và thiếu thốn. Trang bị cho phụ huynh những kiến thức hữu ích để họ có thể chủ động xử trí kịp thời khi trẻ bị bệnh”.
Chương trình “Tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” do Hội nhi khoa Việt Nam kết hợp với nhãn hàng cốm vi sinh Bioacimin New tổ chức.
Theo Dantri
"Tôi chưa thấy nước nào có Nhà khoa học nhân dân"
"Không nên đặt thêm danh hiệu Nhà khoa học nhân dân và Nhà khoa học ưu tú. Đã là Nhà khoa học thì vinh danh thành tựu sáng tạo của họ, bằng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Tôi chưa thấy nước nào trên thế giới có "Nhà khoa học nhân dân"!".
Sáng 21/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, dự thảo luật tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng. Ngoài ra có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành, hình thức thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung Luật này là nhằm khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan, trùng lắp.
Theo quan điểm đó, việc danh hiệu "Chiên sĩ thi đua toàn quôc" dự kiến được "nới" định kỳ 5 năm một lần thay cho xét hàng năm như hiện nay, tạo điều kiện tôn vinh vào dịp Đại hội Thi đua yêu nước các cấp và phù hợp với việc tổng kết, đánh giá kế hoạch phát triên kinh tế, xã hội 5 năm của đât nước.
Các hình thức Huân chương (từ Điều 34 đến Điều 48) cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng: nâng cao tiêu chuẩn, chặt chẽ hơn, không lấy danh hiệu thi đua làm điều kiện, tiêu chuẩn để xét các hình thức khen thưởng, mà lây các hình thức khen thưởng câp thâp đê khen thưởng câp cao hơn; tránh khen thưởng tràn lan, trùng lắp, "tích lũy thành tích" và dồn khen thưởng lên cấp trên.
Thời gian xét khen thưởng từ Huân chương Lao động lên Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng là 10 năm thay cho 5 năm như hiện nay. Đồng thời, quy định tiêu chuẩn cụ thể để những người lao động có thành tích, dù không phải là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cũng sẽ được khen thưởng. Dự luật cũng bổ sung quy định về tặng Huân chương Sao vàng cho nguyên thủ nước bạn.
Dự thảo luật cũng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu "danh nhân". Theo Ban soạn thảo, danh hiệu "danh nhân" nhằm tôn vinh những người có đóng góp đặc biệt cho đất nước (Quốc Tổ Hùng Vương, Anh hùng dân tộc...).
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi thẳng thắn góp ý: "Không nên đặt ra thêm danh hiệu Nhà khoa học nhân dân và Nhà khoa học ưu tú. Đã là Nhà khoa học thì vinh danh thành tựu sáng tạo của họ, bằng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn vinh danh đóng góp cho cộng đồng đối với một số nghề đặc biệt như thầy thuốc, nhà giáo thì đã có Thầy thuốc nhân dân, Nhà giáo nhân dân... Tôi chưa thấy nước nào trên thế giới có "Nhà khoa học nhân dân"! Ngoài ra, "Danh nhân" cũng không phải là danh hiệu thi đua khen thưởng".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng, cần hết sức tránh tính hình thức, đảm bảo các danh hiệu vinh dự được trao cho những đối tượng thực sự xứng đáng; đảm bảo ý nghĩa thực sự của công tác thi đua, khen thưởng.
Một nội dung cũng gây nhiều tranh luận là dự thảo luật đề xuất nhiều quy định nhằm hạn chế khen thưởng đối với quan chức cấp vụ trở lên. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, thực tế thời gian qua, việc khen thưởng lãnh đạo thì nhiều, cán bộ thì ít, khen ở khu vực nhà nước nhiều, ngoài xã hội ít. Để tránh việc khen thưởng tràn lan, chủ trương tới đây sẽ hạn chế tối đa, từ cấp vụ trở lên, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc.
Theo Dantri
Nhiều nguy hiểm rình rập các bé trong ca sinh 5 Dù mang thai tự nhiên hay mang thai nhờ sự can thiệp của khoa học thì việc có nhiều thai cùng lúc sẽ rất nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Hậu quả của sự "liều lĩnh" để đánh đổi lấy hạnh phúc được làm cha mẹ có thể sẽ phải trả giá rất đắt. Thêm một trường hợp mang đa thai cho...