Hành trình thoát khỏi họng súng cướp biển Somalia
“Nhận lệnh của thuyền trưởng, chúng tôi xông lên cướp súng rồi khống chế 4 tên hải tặc. Bị tấn công bất ngờ, chúng cuống cuồng nhảy xuống biển thoát thân”, thủy thủ Nguyễn Văn Tiến kể lại hành trình tự giải cứu khỏi hải tặc Somalia.
Ngày 30/11, sau khi thoát khỏi họng súng của cướp biển Somalia trở về quê nghèo xã Nghi Thiết (Nghi Lộc, Nghệ An), thủy thủ Nguyễn Văn Thủy (21 tuổi) ôm chầm lấy mẹ và các em. Còn anh Nguyễn Văn Tiến (29 tuổi) chạy ngay đến bên vợ và đứa con hơn một tuổi khóc nức nở. Câu chuyện đánh trả cướp biển Somalia của họ cứ râm ran khắp làng trên, xóm dưới khiến nhiều người khâm phục.
Tháng 7/2011, hai anh em con chú con bác Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Thủy cùng 3 thủy thủ ở Hà Tĩnh lên đường đi xuất khẩu sang Đài Loan. Cả mấy anh em đều làm việc trên tàu Đài Loan Chin Yi Wen trọng tải 290 tấn, chuyên đánh bắt cá ở vùng biển Ấn Độ Dương.
Hai anh em Tiến, Thủy. Ảnh: Nguyên Khoa.
Sau 3 tháng lênh đênh thả câu, đánh lưới trên khắp các vùng biển quốc tế, ngày 3/11, tàu của họ thả neo ở ngư trường cá ngừ giữa Ấn Độ Dương. 21h đêm, khi các thủy thủ đang thả câu cá ngừ thì bất ngờ có tiếng súng nổ rồi một nhóm 6 tên hải tặc đi trên các ca nô cao tốc xuất hiện. “Không nói không rằng, nhóm hải tặc liên tục nhả đạn vào mạn tàu và buồng lái. Thuyền trưởng lập tức ra lệnh cắt câu, nhổ neo để bỏ chạy”, thủy thủ Tiến nhớ lại.
Khi đang cắt câu thì một nhóm hải tặc dùng thang áp sát mạn tàu rồi leo lên, phía sau một nhóm khác đang nổ súng khống chế. Thấy vậy, tất cả thủy thủ trên tàu đều tìm nơi bỏ trốn, người trốn xuống khoang máy, người chui vào hầm cá để tránh đạn… Bước lên tàu, nhóm hải tặc dùng súng bắn chỉ thiên uy hiếp và khống chế thuyền trưởng, bắt ông này phải gọi các thuyền viên lên boong, đặt tay sau gáy và quỳ xuống nghe lệnh.
Lúc đầu một số thủy thủ Việt Nam có ý chống lệnh liền bị 6 tên hải tặc với 4 khẩu súng liên tục bắn chỉ thiên rồi dùng báng súng đánh đập. Sau đó tất cả 28 thủy thủ trên tàu đều bị khống chế và bắt giam trong một căn phòng nhỏ.
Video đang HOT
“Khi cướp được tàu, nhóm hải tặc liền quay tàu chạy về hướng Somalia. Toàn bộ thủy thủ bị giam trong phòng với 4 tên đứng gác, không ai được nói chuyện, phải ngồi một chỗ và chỉ sống bằng nước lã. Muốn đi vệ sinh cũng bị chúng dí súng sau lưng, cảnh tượng cứ y như trong phim vậy”, thủy thủ Nguyễn Văn Thủy kể lại.
Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, khi sắp đến hải phận Somalia, nhiều người đã lả đi vì đói, khát và sợ hãi, ai cũng nghĩ là mình sẽ chết, không có cơ hội sống sót trở về. Lúc này, thuyền trưởng người Đài Loan gợi ý chỉ có 2 con đường sống hoặc chết nên hỏi ý kiến mọi người có nên đánh lại cướp biển. “Dù phải nói thầm bí mật bằng tiếng Trung nhưng anh em ai cũng đồng ý và tỏ ra quyết tâm đánh lại. Nhiều người nói có chết cũng phải mang được xác về quê nên không sợ súng đạn nữa”, anh Tiến kể lại.
Từ khi có ý định đánh trả đến khi thực hiện chỉ trong khoảng 30 phút. Khoảng 14h chiều 6/11, nhận được lệnh từ thuyền trưởng, cả 5 thuyền viên người Việt Nam xông lên giằng co, cướp lại súng của hải tặc. Thấy vậy, tất cả thủy thủ còn lại xông lên tiếp ứng. Bị tấn công bất ngờ, 4 tên hải tặc cuống cuồng nổ súng.
“Vì súng AK mà chúng sử dụng chỉ bắn được 2 viên rồi phải lên đạn nên khi cướp được, chúng tôi đều khống chế để hải tặc chĩa họng súng lên trời. Sau 2 tiếng đạn nổ, anh em lao vào đánh đấm túi bụi và giật được súng. Có súng trong tay, chúng tôi lên đạn rồi hướng về phía hải tặc. Thấy vậy, cả 4 tên đều nhảy xuống biển. 2 tên khác đang nằm ngủ trong phòng bên cạnh cũng nhảy xuống vì sợ hãi”, Thủy kể lại giây phút gay cấn trên biển.
Hai thủy thủ cho biết, ngay khi hải tặc nhảy xuống biển, cả 28 người trên tàu vui sướng đến tột cùng. “Không ai nghĩ đến cảnh sẽ cướp súng và đánh lại hải tặc một cách mau lẹ và an toàn như vậy. Lúc đó các thủy thủ ôm chầm lấy nhau, reo lên rằng chúng ta sống rồi, hai anh em chúng tôi ôm nhau khóc nức nở”, Tiến nhớ lại.
Gia đình các thủy thủ vui mừng bên bữa cơm đoàn viên. Ảnh: Nguyên Khoa.
Sau một hồi vật lộn với nhóm hải tặc, anh Tiến và một số người bị thương ở tay nhưng mọi người đều quên hết cảm giác đau đớn vì quá sung sướng. Không ai bảo ai mọi người đều vào vị trí, một số sĩ quan máy chạy ngay xuống khoang để giúp thuyền trưởng quay tàu trở lại, đồng thời nối lại các tín hiệu liên lạc trên tàu để phát lệnh cấp cứu, một số bồng súng đứng ngoài cảnh giới. Khoảng 20 phút sau, từ màn hình ra đa, thuyền trưởng thông báo tàu của cướp biển đang đuổi theo và ra lệnh tăng tốc tối đa, phát lệnh SOS liên tục.
Chạy được một lúc, trên bầu trời xuất hiện 2 máy bay rồi một tàu chiến thuộc đội đặc nhiệm chống cướp biển của Anh đến hỗ trợ. Hai máy bay liên tục quần thảo trên trời vừa chỉ đường cho tàu cá vừa ngăn cản âm mưu quay trở lại của hải tặc. Khi chạy đến vùng biển quốc tế và chắc chắn thoát khỏi họng súng của nhóm cướp biển, các thủy thủ được lực lượng đặc nhiệm thăm hỏi, băng bó vết thương và giúp đỡ định vị tàu để trở về.
Ngày 27/11, sau hơn 20 ngày bị bắt rồi tự giải thoát khỏi họng súng của cướp biển, tàu cá Chin Yi Wen cập cảng Singapore. Tại đây, các thủy thủ được ông chủ người Đài Loan đến chúc mừng, được phát vé máy bay và cùng một số tư trang để trở về quê nhà, đồng thời hứa sẽ trọng thưởng một cách xứng đáng. “Lúc chia tay, không ai nói với ai nhưng nước mắt cứ tuôn trào. Mọi người lại ôm lấy nhau, khóc nức nở và hẹn ngày gặp lại”, hai thủy thủ nhớ lại.
5 thủy thủ người Việt thoát khỏi tay hải tặc Somalia gồm: Dương Văn Mãi, Nguyễn Giang San, Nguyễn Văn Tĩnh đều ở Hà Tĩnh và Nguyễn Văn Thủy, Nguyễn Văn Tiến (đều ở xã Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An). Họ đi làm trên tàu cá Chin Yi Wen từ tháng 7/2011 với hợp đồng 2 năm. Sau khi bị bắt cóc rồi tự giải thoát, các thủy thủ được ông chủ người Đài Loan đồng ý thanh lý hợp đồng. Ngày 1/12, cả 5 thuyền viên đã ra Hà Nội, tìm đến các công ty môi giới để làm các thủ tục theo yêu cầu.
Theo VNExpress
Nuốt tủi nhục, hai cô gái lập mưu thoát "động quỷ"
Ê chề vì đau đớn; day dứt vì nỗi nhớ quê, nhớ con; uất ức vì bị lừa gạt, hai chị em cô gái đã nuốt tủi nhục vào lòng để lập mưu tìm cách thoát thân trở về quê nhà...
Cuộc giải cứu thần tốc
Ngày 4/2/2009, tranh thủ được ra ngoài một lát, nhân lúc bọn ma cô không để ý, Mai đã điện thoại về cho một người bà con ở gần nhà nói rõ sự việc và cho số địa chỉ, số điện thoại chờ cầu cứu.
Nhận được tin các con đang gặp nạn, bà mẹ ở quê lập tức đến Công an tỉnh Hậu Giang trình báo và cung cấp số điện thoại. Ban Giám đốc Công an tỉnh xác định đây là vụ án có nhiều đối tượng, sinh sống ở nhiều địa bàn khác nhau, tổ chức lừa phụ nữ ra nước ngoài bán, tính chất vụ án đặc biệt nghiêm trọng.
Để có thể nhanh chóng phá án cần có sự cho phép và hợp tác của nước sở tại, công an tỉnh đã báo cáo lên Bộ Công an đề nghị cử cán bộ phối hợp điều tra. Cục C14 (nay là C45) đã chỉ đạo Ban giám đốc Công an các tỉnh Hậu Giang, Lai Châu, Lào Cai, Hưng Yên và Hà Nội phối hợp thành lập Ban Chuyên án mang bí số 209 - HC để phá vụ án này.
Chỉ 3 ngày sau khi thành lập Ban chuyên án, công an đã giải thoát cho hai chị em Mai vào ngày 7/2/2009. 11 ngày sau đó, công an phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hai chị em Mai và Ly trở về Việt Nam giao cho gia đình chăm sóc.
Các cán bộ chiến sĩ công an có người mắt đỏ hoe trong buổi bàn giao khi nhìn thấy hai cô gái ngày xưa nảy nở xinh tươi, nay trong tình cảnh "thân tàn ma dại", tinh thần hoảng loạn, dáng đi yếu ớt sau hơn 150 ngày bị hành hạ về tinh thần, đánh đập thể xác và cưỡng bức tình dục.
Ảnh minh họa.
Một thời gian dài trở về quê hương nhưng những tháng ngày cay đắng trên đất Trung Quốc vẫn còn ám ảnh trong tâm trí của hai cô gái. "Tụi em cứ tưởng mình sẽ chết nơi đất khách quê người hoặc nếu không cũng sẽ bị giam cầm suốt đời, không có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình, với con được nữa!", Mai nói trong nước mắt.
Ly xót xa tiếp lời chị: "Nhưng dù sao thì tụi em vẫn còn may mắn hơn rất nhiều chị em người Việt mình khác vẫn còn đang bị bọn buôn người giam giữ, bóc lột thân xác mà chẳng biết ngày nào được về quê cha đất tổ hay là họ sẽ phải bỏ xác ở đấy.
Đa phần các chị em trong số những người mà em đã từng gặp cũng đều có hoàn cảnh bi đát và bị dụ dỗ, lừa gạt giống như chị em tụi em". Vừa nói dứt câu, Ly ngoảnh mặt quay đi chỗ khác như sợ người dối diện nhìn thấy những giọt nước mắt trên khuôn mặt xanh xao, khắc khổ già trước tuổi 20.
"Cất lưới" phi vụ buôn người
Sau khi thu thập và củng cố đầy đủ các chứng cứ, ngày 28/3/2009 Công an tỉnh Hậu Giang đã ra quyết định khởi tố với Nguyễn Thị Hương (SN 1991, trú ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) và 3 ngày sau đó các trinh sát đã bắt Hương khi thị đang trốn tại xã Giai Phạm (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Từ lời khai của Hương, công an đã tiếp tục bắt giam các đồng phạm của Hương là Đào Văn Tuyến (tự là Cường, SN 1980, ngụ xóm 12, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Lê Quý Lượng (SN 1985, ngụ đội 2, thôn Vĩnh Bào, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Một ngày sau đó, cả ba đối tượng lập tức được di lý về Trại tạm giam Công an tỉnh Hậu Giang.
Sau một thời gian đấu tranh, hành trình tội ác của bọn buôn người đã được làm rõ. Đối tượng khởi xướng và cầm đầu băng buôn bán người này là Lê Quý Lượng. Hắn vốn đi làm nghề buôn bán ở tuyến biên giới Lào Cai - Trung Quốc nên đã quen với đối tượng Hùng ở tỉnh Mông Tự, Trung Quốc (không biết họ tên đầy đủ và địa chỉ cụ thể).
Khoảng tháng 8/2008, Lượng và Hùng bàn bạc với nhau về việc tìm phụ nữ người Việt đưa sang Trung Quốc bán làm gái bán dâm. Biết bạn mình là Tuyến đang sống chung với một cô gái từ miền Tây ra, hắn đã tìm gặp và bàn bạc tìm gái để bán lấy tiền tiêu xài.
Khi đó, Tuyến mới 28 tuổi, đang có vợ và hai con nhưng lại thuê nhà trọ sống chung như vợ chồng với Hương đang làm nhân viên mát-xa là cô gái vì ham chơi bời nên bỏ học sớm rồi "phiêu bạt" ra Bắc.
Thân gái dặm trường, thiếu bản lĩnh lại làm việc trong một môi trường nhạy cảm, dễ sa ngã nên chẳng bao lâu Hương đã chấp nhận sống chung như vợ chồng với Tuyến mặc dù biết rõ Tuyến đã có vợ con.
Đến khi nghe bạn trai đặt vấn đề xem ở quê có người phụ nữ trẻ nào nhẹ dạ, cả tin lừa đưa sang Trung Quốc bán làm gái mại dâm thì sẽ kiếm được một khỏan tiền lớn, nữ quái này lập tức "hưởng ứng nhiệt liệt".
Ả đã điện về cho mẹ của mình ở quê và khi được mẹ giới thiệu cho đứa em con cô con cậu của mình vốn đã gặp nhiều bất hạnh trong hôn nhân gia đình, nay đang phải nuôi hai đứa con nhỏ, ả cũng không mảy may thương xót. Ngược lại, Hương không những lừa dối gia đình cô ruột mà còn tích cực hối thúc hai đứa em họ "chui vào tròng" với hi vọng kiếm được những đồng tiền nhơ nhớp.
Ảnh minh họa.
Oái oăm ở chỗ, tưởng là phạm pháp thì sẽ kiếm nhiều tiền, thế nhưng trong "phi vụ" này ả nữ quái còn... lỗ chỏng vó. Cùng đồng bọn bán hai chị em nhưng ả cũng mới chỉ nhận được có hai triệu đồng, đủ tiền cho bọn chúng thuê nhà trọ ăn chơi trác táng trong một đêm.
Trong khi đó số tiền ả gửi về cho mẹ để đưa cho chị em Mai làm lộ phí đi đường là 2,5 triệu đồng (Đến đây, công an cũng mới làm rõ ra chuyện bà mẹ của Hương cũng đã "hớt tay trên" tiền đi đường của các cháu, chỉ đưa cho các nạn nhân số tiền 950 ngàn và đút túi 1,55 triệu đồng).
Khi còn chưa nhận được thêm đồng nào thì cả bọn đã bị bắt và phải trả giá về những tội ác mà bọn chúng đã gây ra. Hi hữu hơn nữa, trong thời gian tạm giam thì Hương được kết luận là đã có thai và đến lúc phải ra hầu tòa thì Hương cũng đã sinh được một đứa con cho dù vẫn chưa một lần được bước lên xe hoa.
Hình phạt thích đáng
Một tình tiết phức tạp khác trong vụ án xảy ra, đó là việc khi bị bán sang nước ngoài cô bé Ly có thể còn là trẻ vị thành niên. Cô bé không có giấy chứng sinh, giấy khai sinh nên công an phải làm thủ tục giám định.
Kết luận giám định pháp y của Phân viện khoa học hình sự tại Tp Hồ Chí Minh cho thấy, tại thời điểm bị bán ra nước ngoài thì em Ly có độ tuổi từ 14 năm 3 tháng - 14 năm 9 tháng, tức là trẻ em. Từ những kết luận này, mới đây TAND tỉnh Hậu Giang đã đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm.
HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, chỉ vì mục đích kiếm tiền bằng con đường bất chính, các bị cáo đã bàn bạc, lên kế hoạch rồi dụ dỗ, lừa gạt những người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin bán ra nước ngoài làm gái bán dâm để trục lợi.
Hành vi của các bị cáo không những đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của người phụ nữ mà còn làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại đia phương, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, nhẫn tâm xâm hại đến hai người phụ nữ trong một gia đình và còn có quan hệ bà con với một trong số các bị cáo.
Tòa đã lần lượt tuyên phạt đối tượng Lượng tổng cộng 19 năm tù, đối tượng Tuyến 16 năm tù và đối tượng Hương (lúc này đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi) 10 năm tù với hai tôi danh mua bán trẻ em và mua bán phụ nữ.
Riêng với bà bác của hai nạn nhân, qua quá trình điều tra công an xác định việc bà giới thiệu hai đứa cháu ra Hà Nội làm việc là do quá tin tưởng con gái mình chứ không biết âm mưu của nhóm Hương nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, việc bà "giúp sức" cho bọn buôn người thực hiện tội ác dù chỉ là gián tiếp có khiến lương tâm bà cắn rứt và đau khổ? Nghiệt ngã và xấu hổ hơn khi những người mà bà gián tiếp đẩy vào "tổ quỷ" lại chính là hai người cháu ruột của chồng.
Những người tham dự phiên tòa đã đồng tình với mức án mà Tòa đã tuyên. Tiếp xúc với chúng tôi sau phiên tòa, một cán bộ Hội Phụ nữ địa phương xúc động nói: "Vụ án là một lời cảnh tỉnh, một bài học sâu sắc cho tất cả chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em có hoàn cảnh khó khăn, gặp bất trắc trong cuộc sống gia đình.
Vì tiền, bọn buôn bán người sẵn sàng bất chấp tất cả, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, cách thức để lừa gạt, dụ dỗ chị em nhằm đạt được mục đích của mình, bọn chúng cũng không kiêng dè bất kì một ai, thậm chí là cả người thân...
Qua vụ án này, chúng tôi cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền tại các buổi họp tổ, nhóm phụ nữ, giúp chị em nhận thức và cảnh giác với nạn lừa gạt phụ nữ đưa ra nước ngoài bán của một số kẻ mất nhân tính để những vụ án này sẽ không còn xảy ra".
Ngay khi tiếp nhận hai chị em Mai và Ly trở về, Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn (cơ quan bảo vệ và chăm lo cho phụ nữ ở địa phương) đã có những hành động thiết thực trợ giúp cho hai cô gái là nạn nhân của bọn buôn bán người.
Mai đã được kết nạp vào Hội và được ưu tiên cho vay vốn để phát triển kinh tế, tự lao động để nuôi sống bản thân và chăm lo cho các con. Còn Ly cũng đã được đưa đi học nghề tại Hội Bảo trợ tại Cần Thơ.
Sau khi học nghề về, cô gái cũng đã được Hội Phụ nữ thị trấn tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển ngành nghề đã học. Chính quyền địa phương cũng đã có kế hoạch ưu tiên cất căn nhà tình thương cho gia đình hai chị em để họ ổn định cuộc sống, góp phần xoa dịu bớt nỗi đau cho các nạn nhân.
Một cán bộ địa phương cho biết: "Hi vọng rằng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và các đoàn thể cùng sự nỗ lực tự vươn lên, các cô sẽ quên đi nỗi đau, vượt qua mặc cảm để hòa nhập lại cuộc sống bình yên".
Theo ANTD
No đòn nếu "tiếp khách" không đủ... "chỉ tiêu" Sau một trận đòn "thừa sống thiếu chết" rồi bỏ đói, đến ngày thứ bảy, hai cô gái đã phải gật đầu chấp nhận... "tiếp khách" Những tháng ngày tủi nhục Được nghỉ hai ngày cho lại sức và "chuẩn bị tâm lý", đến ngày thứ ba "ông chủ" lệnh cho hai chị em phải đi "tiếp khách" nhưng hai chị em kiên...