Hành trình thoát chết kỳ diệu của “bệnh nhân số 0″ ở New York
Lawrence Garbuz, “ bệnh nhân số 0″ tại New York, chưa từng nghĩ mình bị mắc Covid-19 mà chỉ cho rằng đó là triệu chứng ho thông thường.
Lawrence Garbuz và vợ trong cuộc phỏng vấn với NBC News. (Ảnh: NBC)
Luật sư Lawrence Garbuz đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới vào ngày 2/3 ở New Rochelle, một thị trấn ở quận Westchester, bang New York.
Garbuz, 50 tuổi, bắt đầu bị ốm từ hồi tháng 2, trước khi chính bản thân ông và nhiều người Mỹ biết đến Covid-19. Nhiều tuần sau đó, New York mới bắt đầu thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Với Garbuz, đó là “một hành trình” dài trước khi ông may mắn thoát khỏi cái chết.
“Tôi cảm thấy biết ơn vì tôi vẫn còn sống. Ban đầu tôi chỉ nghĩ đó là cơn ho. Một cơn ho mùa đông và thẳng thắn mà nói, tôi không chắc nhân viên y tế khi đó đã biết (về Covid-19) khi họ khám cho tôi”, Garbuz chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với NBC News cùng người vợ của mình.
“Tôi là một luật sư. Tôi ngồi làm việc cả ngày. Tôi nghĩ vào thời điểm đó chúng ta mới chỉ tập trung vào những người đi lại qua các nước, trong khi tôi không như vậy. Tôi chắc chắn chưa tới Trung Quốc”, Garbuz cho biết.
Đối với Garbuz, một trong những người đầu tiên tại New York được chẩn đoán mắc Covid-19, triệu chứng ban đầu của ông chỉ là sốt. New York cũng là một trong những điểm nóng Covid-19 đầu tiên của Mỹ.
“Tôi tới gặp bác sĩ và ông ấy khám cho tôi. Rồi ông ấy nói tôi cần vào phòng cấp cứu ngay lập tức”, Garbuz nhớ lại.
Cho tới khi gia đình Garbuz biết được kết quả chẩn đoán của ông, luật sư này đã ở trong tình trạng hôn mê. Cho đến bây giờ, Garbuz vẫn không biết ông đã bị nhiễm virus như thế nào.
“Chúng tôi tới bệnh viện. Sau khi vào phòng cấp cứu, tôi hoàn toàn không nhớ bất kỳ điều gì xảy ra cho tới khi tôi tỉnh dậy sau hôn mê. Cứ như thể cuộc đời tôi hoàn toàn biến mất trong 3 tuần và tôi ngủ trong suốt khoảng thời gian đó”, Garbuz chia sẻ.
Vợ của Garbuz, Adina Garbuz, ban đầu cũng không nghĩ rằng chồng bà bị mắc Covid-19.
“Chúng tôi chỉ nghĩ rằng anh ấy bị viêm phổi. Chúng tôi sẽ nhận thuốc và có thể về nhà. Nhưng tới cuối tuần, mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Anh ấy không thể thở được. Tôi cố gắng giúp anh ấy bình tĩnh. Bạn có thể cảm thấy điều đó thật khủng khiếp, rất đáng sợ”, Adina cho biết.
Video đang HOT
“Từ một người khỏe mạnh, năng động, chỉ sau một đêm bị ốm nhanh như vậy. Vào thời điểm đó, chuyện đó thật sốc”, Adina kể lại.
Sau khi nhận kết quả chẩn đoán và biết chồng bị mắc Covid-19, Adina đã dành cả đêm để gọi điện cho các quan chức y tế địa phương để hỏi xem nên làm gì, đồng thời trình báo về tất cả những nơi mà hai vợ chồng bà đã đi.
“Tôi không muốn bất kỳ ai khác bị nhiễm như vậy”, Adina nói.
Sống sót kỳ diệu
Binh sĩ Mỹ phát thực phẩm cho người dân ở New Rochelle, nơi Garbuz được cho là đã phát tán virus cho những người ông từng tiếp xúc. (Ảnh: AFP)
Adina đã quyết định chuyển chồng bà tới bệnh viện New York-Presbyterian ở Manhattan và đề nghị đặt nội khí quản trên xe cấp cứu.
“Anh ấy đau đớn, tôi không thể đứng nhìn được. Tôi không nghĩ rằng anh ấy sẽ phải lên xe cấp cứu trong tình trạng như vậy”, Adina kể lại.
“Vợ tôi đã cứu sống tôi. Cô ấy là người giải quyết mọi vấn đề rất nhanh, với nụ cười thường trực”, Garbuz nói.
Trong thời gian Garbuz nhập viện, nỗi sợ lớn nhất của Adina là chồng bà sẽ thức dậy một mình vì quy định của bệnh viện không cho phép người nhà tới thăm để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Garbuz cũng cảm ơn những nỗ lực của bác sĩ và y tá, giúp ông hồi phục sau thời gian điều trị.
“Họ đã làm một công việc tuyệt vời. Nhiều y tá tới phòng tôi và họ rất thương cảm. Đặc biệt có một người, cô ấy nói: “Lawrence, tôi cầu nguyện cho ông”", Garbuz nhớ lại.
Trong suốt những tuần điều trị, Garbuz chỉ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và không chú ý tới những ồn ào trên truyền thông về việc ông là một trong những người đầu tiên mắc Covid-19.
“Đây giống như một điều kỳ diệu với tất cả chúng tôi. Chuyện này rất đáng sợ và chúng tôi từng không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Việc bố có mặt ở nhà là điều vĩ đại với chúng tôi rồi”, Ella, con gái ông Garbuz, nói.
Garbuz là người đầu tiên tại quận Westchester và là người thứ hai tại bang New York được xác nhận dương tính với virus corona chủng mới. Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 2/3 thông báo “một người ở Weschester” là ca nhiễm đầu tiên tại New Rochelle.
Sau vụ việc của Garbuz, một đợt bùng phát dịch đã xảy ra tại thị trấn nơi ông sinh sống, buộc thống đốc New York phải thiết lập “vùng kiềm tỏa”, đóng cửa các trường học và nơi cầu nguyện trước khi áp lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà trên toàn bang.
Lực lượng vệ binh quốc gia cũng được huy động để hỗ trợ khử trùng các khu vực công cộng và chuyển thực phẩm cho những gia đình có người bị cách ly.
Theo Dailymail, trước khi Garbuz chính thức được xác nhận mắc Covid-19, ông đã tiếp xúc với hàng chục bác sĩ cũng như các bệnh nhân khác. Giới chức y tế ngay lập tức truy vết mọi hành trình của Garbuz và xét nghiệm những người từng tiếp xúc với ông.
Ngoài các nhân viên tại bệnh viện, Garbuz cũng tiếp xúc với các thành viên trong nhóm tín đồ tôn giáo của ông, các nhân viên và đồng nghiệp tại hãng luật nơi ông làm việc và một số người bạn.
Gia đình Garbuz, gồm vợ, con trai 20 tuổi và con gái 14 tuổi, đều dương tính với virus corona. Người hàng xóm lái xe đưa ông tới bệnh viện cũng bị mắc Covid-19. 5 thành viên trong gia đình 1 người bạn của Garbuz, gồm 3 trẻ em, có kết quả xét nghiệm dương tính. Ngoài ra, một số nhân viên y tế tại bệnh viện, các đồng nghiệp tại hãng luật cũng được xác nhận mắc Covid-19.
Tới cuối tháng 3, Thống đốc New York thông báo Garbuz đã được ra viện và hồi phục tại nhà.
“Bệnh nhân số 0, chúng tôi gọi là bệnh nhân số 0 tại Westchester, New Rochelle, người bị ốm suốt thời gian dài, đã thực sự về nhà”, Thống đốc Cuomo xác nhận.
Theo Fox News, New York trở thành bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Mỹ với gần 340.000 ca nhiễm trong tổng số hơn 1,3 triệu ca nhiễm trên cả nước, trong đó có hơn 27.000 người thiệt mạng.
Tính đến ngày 11/5, ít nhất 1.341 người tại Westchester đã tử vong sau khi nhiễm virus corona. Vào thời kỳ đỉnh cao của dịch, quận này ghi nhận kỷ lục từ 30-40 người chết mỗi ngày. Hiện có hơn 31.000 ca mắc Covid-19 tại khu vực này.
Chết gục trên tàu điện ngầm New York
Hai người vô gia cư chết trên tàu điện ngầm ở New York, thành phố tâm dịch Covid-19 của Mỹ, làm dấy lên nhiều lo ngại.
"Tình hình người vô gia cư đang vượt khỏi tầm kiểm soát", Eddie, một người điều khiển tàu phát hiện thi thể cuối tuần trước, nói. "Chúng tôi còn không rõ phải chăng người này chết vì nCoV".
Thi thể đầu tiên là Dwayne Hill, một người đàn ông 56 tuổi, được nhân viên công ty vận hành tàu bang New York (MTA) phát hiện lúc 21h30 ngày 1/5 trên chuyến tàu C ở ga phố 168. Sau đó, người qua đường tìm thấy Robert Mangual, 61 tuổi, bất tỉnh và không có phản ứng trên chuyến tàu số 4 ở ga Đại lộ Utica tại Brooklyn lúc 8h20 ngày 2/5. Cảnh sát xác nhận cả hai đều là người vô gia cư. Sở Dịch vụ Xã hội New York hôm 4/5 xác nhận một người âm tính nCoV.
Thi thể đầu tiên được phát hiện tối 30/4. Ảnh: New York Post.
Cái chết của hai người làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của tàu điện ngầm, khi ngày càng nhiều người vô gia cư lên tàu còn người bình thường tránh trong nhà vì lệnh hạn chế.
"Hai xác trong vòng 24 giờ khiến chúng tôi lo lắng", Yann Hicks, một người điều hành tàu kiêm đại diện công đoàn, nói. "Đã có hai sự cố xảy ra trong vài ngày qua, có thể sẽ còn nhiều hơn nữa".
"Sẽ còn thêm chuyện gì nữa xảy ra với chúng tôi, vì sao họ chết? Vì nCoV hay sốc thuốc?" Hicks nói.
Tình hình còn tệ hơn vì nhân viên công ty vận hành tàu thậm chí không muốn đi làm.
"Tôi không muốn bắt tàu miễn phí nữa vì rất sợ", ông giải thích. "Tàu toàn người vô gia cư và không lường trước được chuyện gì sẽ tới. Tôi phải đi xuống 7 - 10 toa tàu mới tìm được một toa trống và cách biệt với những người lang thang đang ngồi đầy trên ghế".
Ít nhất 98 nhân viên MTA, đa số đến cơ quan bằng xe buýt và tàu điện ngầm, đã chết vì nCoV, trong khi nhiều người khác đổ bệnh.
Tuần trước, Thống đốc New York Andrew Cuomo tuyên bố mọi dịch vụ đường sắt sẽ dừng hoạt động từ 1h đến 5h bắt đầu từ 6/5 để dọn dẹp và khử trùng hàng ngày. Mọi người đi tàu sẽ phải rời khỏi ga khi tới giờ ngừng hoạt động.
Từ tháng 1 đến cuối tháng 4, đã có 26 ca tử vong trên hệ thống tàu điện ngầm của MTA, trong đó 11 ca do nguyên nhân tự nhiên. Con số này tăng 19 ca so với cùng kỳ năm ngoái, với 9 ca tử vong tự nhiên.
"Đây là những bi kịch đau lòng, chúng tôi đang hợp tác với cảnh sát New York để điều tra", phát ngôn viên MTA Ken Lovett nói hôm 3/5. "Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh tàu điện ngầm không phải nơi thay thế cho chỗ tá túc. Nếu hai người này thật sự là người vô gia cư, chính quyền cần hành động nhiều hơn để đảm bảo mọi người New York đều được quyền tiếp cận dịch vụ và chỗ tá túc cần thiết".
New York là tâm dịch nCoV ở Mỹ với 313.000 ca nhiễm và hơn 18.000 ca tử vong. Hệ thống y tế thành phố quá tải, nhà xác cũng quá tải, buộc chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp từ giữa tháng 3.
Hơn 68.000 người chết do nCoV ở Mỹ Mỹ ghi nhận thêm hơn 1.100 người chết do nCoV, nâng tổng số ca tử vong toàn quốc lên hơn 68.000 trong hơn 1,1 triệu ca nhiễm. Thêm 1.115 người chết do nCoV tại Mỹ trong 24 giờ qua, giảm nhẹ so với mức 1.540 trường hợp một ngày trước đó, khiến số ca tử vong ở nước này tăng lên 68.559. Mỹ...