Hành trình tạo ra 6.600 triệu phú và 6.000 tỷ đồng ở thủ phủ vải thiều Lục Ngạn
Nếu tính số hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên nhờ trồng vải thiều thì huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 6.600 hộ.
Hành trình vươn xa của quả vải thiều đất Lục Ngạn đến nhiều thị trường cũng là hành trình thay đổi tư duy sản xuất của nông dân để những trái vải thêm nhiều hương sắc.
Trải qua nhiều thăng trầm, những nông dân Lục Ngạn vẫn tin, không có loại cây nào hợp với đất này như vải thiều.
Chính vì vậy, dù có lúc cam, bưởi có phần lấn át vải thiều nhưng họ vẫn chung thủy với loại cây đã có mặt trên Lục Ngạn từ nhiều năm trước, nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất để trái vải đi xa hơn.
Niềm tin vào trái vải
Sơ chế đóng gói vải thiều xuất khẩu ở một cơ sở tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Ảnh: Trọng Đạt – TTX
Ông Trần Văn Lân (thôn Lâm, xã Nam Dương, Lục Ngạn) chăm sóc vải thiều. Ảnh: N.C
Hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng vải, ông Trần Văn Lân (ở thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) không nghĩ có ngày trái vải đỏ mọng từ vườn của ông sẽ đến được với Nhật Bản, một thị trường khó tính mà nông sản nào cũng muốn được đặt chân vào.
Còn nhớ hơn 20 năm trước, khi ông Lân đặt chân lên quả đồi xóm Núi, nơi đây chỉ toàn cỏ tranh, sim, mua mọc um tùm. Vậy mà cùng sức người, những cây vải cứ thế vươn mình, chiến thắng cây dại, phủ xanh những quả đồi.
Hiện, gia đình ông Lân có khoảng 650 cây vải thiều đang trong giai đoạn thu hoạch, sản lượng khoảng 35 – 40 tấn/năm.
Khi được hỏi: “Có những lúc cây cam, bưởi lấn át vải thiều trên đất Lục Ngạn nhờ thu nhập rất lớn, ông có ý định chặt bớt diện tích vải để chuyển sang trồng cây có múi không” – ông Lân quả quyết trả lời: “Không, tôi khẳng định ở đất Lục Ngạn này không cây gì phù hợp bằng vải thiều”.
Ông Lân cho biết, trong suốt nhiều năm trồng vải thiều, chưa bao giờ ông gặp phải cảnh giá rớt thê thảm phải đổ bỏ. Tùy năm được mùa hay mất mùa, giá cả có biến động, nhưng dù thế nào, vải vẫn giúp nhiều nông dân Lục Ngạn có cuộc sống ấm no.
Video đang HOT
“Như vụ năm nay, tôi cầm chắc sản lượng 35 – 40 tấn, đã có doanh nghiệp vào tận vườn đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ với giá 30.000 đồng/kg nhưng tôi còn đang xem xét” – ông Lân khoe.
Theo thống kê của UBND huyện Lục Ngạn, trong số 6.600 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên từ trồng vải, có 3.753 hộ thu nhập từ 100 đến dưới 200 triệu đồng; 1.676 hộ thu từ 200 đến dưới 300 triệu đồng; 375 hộ thu từ 300 đến dưới 400 triệu đồng; 101 hộ thu từ 400 đến dưới 500 triệu đồng; 81 hộ đạt từ 500 triệu đồng trở lên.
Anh Hoàng Ngọc Thanh (ở thôn Lâm, xã Nam Dương) – trưởng nhóm quản lý mã số vùng trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản cho biết, nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên nhiều năm qua vải Nam Dương luôn được thương lái Trung Quốc đến tận vườn đặt mua.
“Chúng tôi không gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ” – anh Thanh khẳng định.
Được biết, gia đình anh Thanh có 1,5ha vải thiều đang được canh tác theo quy trình GlobalGAP, là vùng trồng được Nhật Bản đồng ý cho phép xuất khẩu sang Nhật.
Ông Thân Văn Thi – cán bộ khuyến nông xã Nam Dương cho biết, toàn xã hiện có 470ha vải thiều, trong đó có 70ha vải chín sớm và 15ha được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Nhật.
Mong đường sang Nhật thuận lợi
Được biết, vụ vải thiều năm 2020 là năm đầu tiên gia đình ông Lân tham gia trồng vải theo quy trình GlobalGAP để đáp ứng đủ các điều kiện khắt khe giúp trái vải có thể sang được thị trường Nhật Bản. Áp dụng một quy trình canh tác hoàn toàn khác, ông Lân không khỏi bỡ ngỡ.
“So với canh tác theo phương pháp cũ, trồng vải theo quy trình GlobalGAP nhọc công hơn nhiều, việc sản xuất phải được ghi chép nhật ký đầy đủ, vườn luôn được dọn rác, cành lá cẩn thận, bao bì thuốc bảo vệ thực vật để đúng nơi quy định, chỉ được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật do phía Nhật Bản khuyến cáo sử dụng” – ông Lân cho biết.
Dù đã có nhiều năm trồng vải nhưng khi áp dụng phương pháp canh tác mới có lúc ông Lân cảm thấy sốt ruột. Ấy là khi đám bọ xít khiến mẫu mã trái vải có thể bị ảnh hưởng, sử dụng thuốc theo khuyến cáo của chuyên gia Nhật Bản và cán bộ bảo vệ thực vật nhưng hiệu quả chưa thấy ngay tức thì.
“Có lúc tôi đã định mua loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn dùng như mọi năm để phun trừ nhưng đã cam kết với chính quyền xã, với Cục Bảo vệ thực vật là tuân thủ nghiêm túc quy trình nên tôi lại kiên nhẫn đợi. Giờ thì vườn vải đã sắp được hái trái ngọt rồi” – ông Lân khoe.
Vặt một trái vải u hồng chín sớm trong vườn, đưa lên miệng ăn ngon lành, ông Lân cười vui: “Vải vườn nhà tôi đảm bảo an toàn, không lo tồn dư thuốc trừ sâu vì theo quy định, chúng tôi phải dừng việc phun thuốc đảm bảo đủ thời gian cách ly và chỉ được sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục”.
Thời điểm này, khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia nhưng ông Lân vẫn tin trái vải từ vườn nhà vẫn có thể vi vu đến nhiều vùng đất.
“Chỉ mong trái vải sang Nhật Bản thuận lợi là tôi hạnh phúc lắm rồi” – lão nông cả đời gắn bó với cây vải bày tỏ.
Trong khi đó, anh Hoàng Ngọc Thanh cũng không tỏ ra lo lắng trước thông tin dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến việc đưa lô vải đầu tiên sang Nhật Bản.
“Mã số vùng trồng của thôn Lâm có 12 hộ tham gia với diện tích trồng vải 15ha. Trồng vải theo quy trình GlobalGAP chúng tôi phải tuân thủ theo đúng quy trình Phòng NNPTNT huyện khuyến cáo, vườn phải được dọn sạch đẹp, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại đã được khuyến cáo.
Chúng tôi cũng không lo việc bà con nông dân tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục vì trước khi thu hoạch trái vải đều được kiểm tra kỹ, nếu phát hiện còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị loại ngay lập tức” – anh Thanh cho biết.
Lên kịch bản tiêu thụ vải thiều
Hiện, mọi công tác chuẩn bị đưa vải thiều sang Nhật Bản vẫn được tiến hành bình thường, trong điều kiện bị tác động bởi dịch Covid-19 -anh Thanh nói, cũng không quá lo lắng bởi với chất lượng trái vải thiều như thế này, lại canh tác theo quy trình nghiêm ngặt thì ngay cả thương nhân Trung Quốc cũng thích mê, sẵn sàng mua với giá cao.
“Kể cả khi vải được mùa, nhiều người than khó tiêu thụ thì nhóm chúng tôi vẫn không quá lo lắng vì đầu ra, thương nhân Trung Quốc họ luôn ưu tiên chọn những trái vải có mẫu mã đẹp, độ đồng đều cao nên những vườn vải như của chúng tôi luôn trong tầm ngắm, họ thường đến tận vườn đặt mua” – anh Thanh khoe.
Cũng theo anh Thanh, hiện huyện Lục Ngạn đã chuẩn bị đủ các kịch bản để tiêu thụ hết sản lượng vải thiều cho dân.
Theo đó, huyện đã có kế hoạch đón hơn 200 thương nhân Trung Quốc sang cách ly đủ 14 ngày để phòng tránh Covid-19 sau đó cùng các doanh nhân trong nước thu mua vải thiều.
Ông Thân Văn Thi cho rằng, dù sản lượng vải thiều xuất khẩu sang Mỹ, EU… còn khiêm tốn, chủ yếu vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng việc có thêm nhiều thị trường khó tính chấp nhận trái vải thiều đã giúp nâng cao giá trị trái vải.
Lạng Sơn: Đáng ngại, "phá núi, xẻ rừng" lùng sục đào cây dại làm cây cảnh tràn lan
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện tình trạng người dân lùng sục khắp các cánh rừng, đồi núi đá, săn tìm, đào bới các loại cây dại cổ thụ bán làm cây cảnh. Việc khai thác tràn lan này đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng và là một tình trạng đáng ngại.
Khai thác cây cảnh trái phép
Những năm gần đây, phong trào mang các loài cây dại cổ thụ rừng về trồng làm cây cảnh khá phổ biến trên phạm vi cả nước, trong đó có tỉnh Lạng Sơn.
Cây rừng cổ thụ làm cây cảnh được đưa vào kinh doanh, mua bán, trao đổi tùy theo thế, dáng của cây, với giá từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
Cây càng to, kiểu dáng đẹp, thế độc, lạ thì giá càng cao. Bởi vậy, hiện nay xuất hiện tình trạng người dân "phá núi, xẻ rừng" săn lùng, đào bới cây rừng làm cây cảnh để bán.
Một cây hoa ngũ sắc đào trong rừng được thương lái thu mua với giá từ vài chục nghìn đến 200.000 đồng/gốc.
Từ tháng 3 - 4/2020, tại một số xã thuộc các huyện Văn Quan, Chi Lăng, Bình Gia... (tỉnh Lạng Sơn) xuất hiện tình trạng người dân địa phương vào rừng đào bới tràn lan các loại cây rừng như: Gỗ sang, cây túc, cây mề gà, cây trâm ổi, xây si xanh, cây si đỏ, cây ngũ sắc; cây hoa hồng dại, cây sim rừng...
Trong số đó, các gốc cây trâm ổi được người dân săn lùng, khai thác rất nhiều...
Đa số những gốc cây này đều có bộ rễ bám chắc vào những tảng đá hoặc bám sâu vào lòng đất để chống xói mòn, sạt lở đất, đá. Những gốc cây rừng được khai thác đa số đều có đường kính từ 30 - 50cm trở lên, thậm chí có những gốc cây to 2 người ôm mới xuể.
Anh H.V.T (xã Yên Phúc, huyện Văn Quan) cho biết, thời gian gần đây có người về tìm và thu mua cây rừng cổ thụ làm cây cảnh nên có nhờ anh em trong xóm đi tìm. Họ nói tìm các loại cây như mề gà, trâm ổi, si xanh,... có gốc to, dáng đẹp. Tùy theo dáng và kích thước sẽ được trả giá từ vài chục ngàn đồng, một vài trăm ngàn động đến vài triệu đồng.
"Mấy năm trước cũng nhiều người thu mua, dân ở đây cũng đi tìm, đào bới nhiều rồi nên cây khan hiếm dần, làm ăn ngày càng khó khăn lắm. Có hôm đi cả ngày được có mấy gốc cây ngũ sắc, mà nhỏ quá chỉ bán được có vài chục ngàn đồng một gốc", anh T cho biết.
Tùy vào loại cây, dáng cây và kích thước, sau khi đào từ rừng về, những loại cây dại ở rừng này sẽ được bán với giá khác nhau.
Để khai thác được những gốc cây to, có dáng đẹp, thế độc, lạ mỗi nhóm 3-5 người cùng vào rừng, dùng xà beng, kích hơi, dao, máy xẻ, búa... để đập đá, chặt cành, cắt rễ và chặt hạ các cây xung quanh, dọn đường thoáng, đưa cây dại cổ thụ xuống núi tránh bị va đập, làm trầy xước vỏ, thân cây.
Mất đa dạng sinh thái
Ông L.V.K (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), một thương lái thu mua cây cảnh cho biết: "Cây ngũ sắc có hoa nhiều màu sắc khác nhau, thân già thường có các bìu to sần sùi, tạo thành loại cây cảnh đẹp, độc và lạ. Tôi thu mua cây này về để làm cây cảnh. Sau một thời gian trồng, chăm sóc và ghép hoa, tôi sẽ có những cây hoa nhiều màu sắc bán vào thị trường miền Nam...".
Tùy vào từng gốc to nhỏ và dáng cây mà ông K thu mua của bà con với giá khác nhau, nhưng trung bình từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm nghìn đồng/gốc. Còn đối với những loại cây khác, tùy vào dáng, thế cây, loại cây và kích thước cây mà có giá khác nhau, có cây đẹp có thể có giá từ 10 - 15 triệu đồng.
Những cánh rừng cạn kiệt dần các loại cây dại cổ thụ, sẽ làm mất đa dạng hệ sinh thái và hủy hoại tài nguyên rừng. Trong ảnh: Một người dân đào và gánh những gốc cây dại cổ thụ từ rừng ra để bán cho thương lái làm cây cảnh.
Những năm trước đây, tình trạng khai thác gốc cây rừng làm cây cảnh về bán cho thương lái cũng đã diễn ra. Đến nay, tình trạng này lại tái diễn, khiến những vạt rừng cạn kiệt dần các loại cây dại, mất đa dạng hệ sinh thái và hủy hoại tài nguyên rừng.
Để ngăn chặn triệt để việc khai thác cây rừng làm cây cảnh, cán bộ kiểm lâm địa bàn cần phối hợp với chính quyền địa phương, nhắc nhở, tuyên truyền người dân cùng tham gia bảo vệ rừng. Nếu người dân không chấp hành, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh với những hành vi vi phạm.
Đồng thời, các cấp chính quyền, ngành chức năng, đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được việc khai thác cây rừng làm cây cảnh là hành vi vi phạm; nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ màu xanh của rừng là bảo vệ sự sống của con người.
Làng đẹp như cổ tích nơi gà gáy dân 2 tỉnh cùng nghe rõ mồn một Tiếng gà gáy ở thôn Bắc Hoa, thuộc xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn nghe thấy. Đến nơi ấy đường xa nhưng dễ đi. Nơi ấy cảnh đẹp, người hiền... Một góc bản Bắc Hoa. Nơi có những ngôi nhà cổ trình tường tuổi đời hàng trăm năm thấp thoáng bên cây đào, cây mận; những...