Hành trình “săn mây” trên đỉnh Chư Yang Lak
Khám phá, trải nghiệm và chinh phục thiên nhiên hoang sơ là một loại hình du lịch kén khách nhưng lại có sức hút đặc biệt với du khách.
Đơn cử như tour trekking Chư Yang Lak ở huyện Lắk. Với phương tiện di chuyển duy nhất chính là đôi chân của mình, du khách trải qua hành trình 2 ngày 1 đêm vượt suối băng rừng nhằm chinh phục đỉnh núi cao thứ hai trên dãy Chư Yang Sin hùng vĩ.
Hành trình trải nghiệm nhiều dạng địa hình và thảm thực vật phong phú của cánh rừng nguyên sinh mang đến nhiều cung bậc cảm xúc, đặc biệt với những con dốc hiểm trở trập trùng, với vách đá cheo leo và biển mây bồng bềnh trong ban mai thanh khiết nhẹ bẫng sương khói huyền ảo trên đỉnh núi cao gần 1.700 mét. Xin chia sẻ một thoáng cung bậc trải nghiệm với bạn đọc.
Sau khi băng qua con suối cạn bìa rừng là bắt đầu trập trùng những con dốc
Dốc đá ngược từ suối lên…
…dốc xuyên qua nương rẫy của bà con ở buôn làng ven núi…
…dốc men theo khe nước mùa lũ từ núi đổ về xẻ băng đồi.
Dốc tăng dần độ cao và độ hiểm trở, nhiều đoạn len lỏi qua những tảng đá to chồng chất chênh vênh.
Video đang HOT
Nhiều đọan dốc đất pha sét trơn nhẫy bạc phếch như sống lưng con trăn khổng lồ trườn qua những triền cỏ lau hun hút, phải bám vào từng gốc cây, búi cỏ để nhích lên dần.
Chìm trong bóng mát rừng nguyên sinh, dốc trập trùng đá sống trâu thử thách mọi bước chân.
Những con dốc cứ xuyên rừng ngược lên mãi, cho đến khi chạm vách đá thẳng đứng sừng sững như bức tường thành chắn lối mòn độc đạo lên đỉnh núi.
Cách duy nhất để vượt qua là đu dây, nương theo từng gờ đá để có điểm tựa.
Quà tặng vô giá của thiên nhiên là khoảnh rừng như tranh vẽ trên đỉnh núi.
Lắng đọng trong bản “giao hưởng” rừng nguyên sinh.
Đặc biệt là bắt trọn khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với biển mây bồng bềnh lưng trời.
Vỡ òa cảm xúc trên đỉnh mù sương.
Tràn đầy niềm hứng khởi đón bình minh trên đỉnh núi.
Du lịch Đắk Lắk khai thác những giá trị "riêng có"
Không còn tổ chức những tour, tuyến chung chung, du lịch Đắk Lắk đang xây dựng những chương trình, điểm đến hấp dẫn, với các sản phẩm trải nghiệm sâu sắc hơn, dựa vào các lợi thế "riêng có" của vùng cao nguyên.
Tầm nhìn du lịch địa phương theo đó đã mở rộng rất nhiều.
Hành trình "săn mây" trên đỉnh Chư Yang Lak
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk thông tin, chỉ tính riêng tháng 7/2023, tại địa phương đã diễn ra một loạt chương trình thi đấu thể thao khu vực và quốc gia, như vòng chung kết Giải bóng chuyền hạng A toàn quốc, vòng chung kết Bóng đá U11 toàn quốc... Tỉnh cũng lần lượt tổ chức các giải đua xe đạp địa hình, giải đua ô tô địa hình "Vượt đại ngàn Buôn Đôn"... trong tháng 8/2023. Tất cả đánh dấu hướng thay đổi quan trọng của các lĩnh vực văn hóa, thể thao cộng đồng, mà ẩn tàng phía sau chính là bóng dáng du lịch.
Khách du lịch trải nghiệm trekking đỉnh Chư Yang Lắk. Ảnh: Duy Tiến
Điểm hẹn khám phá mới
Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk chia sẻ, câu chuyện bao năm qua du khách đến địa phương một lần "rồi đi luôn" đã đến lúc phải thay đổi.
Phải nghiêm túc nhìn lại, quá khứ gây dựng hình ảnh du lịch Đắk Lắk dựa trên những giá trị lịch sử, văn hóa... bản địa đều chỉ để thỏa trí tò mò, hiếu kỳ của du khách là chính. Những điểm đến "xem voi" ở Buôn Đôn; ngắm thác, rừng... gây hứng thú cho du khách vài lần, sau đó, họ tự xem mình đã trải nghiệm đủ sắc màu Tây Nguyên, không muốn quay lại.
"Chúng ta phải thay đổi, phải trở thành những điểm hẹn khám phá mới, đưa ra những trải nghiệm xác thực hơn về các giá trị cảm xúc cho cộng đồng, mới có thể làm du khách bị thuyết phục quay lại", ông Hà nhấn mạnh. Suy nghĩ này của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk thực tế "ăn khớp" vấn đề "cải tổ du lịch" mà Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cảnh báo từ sau đại dịch. Những thông tin dè dặt của du khách, nhất là du khách nước ngoài về du lịch "đám đông", những yêu cầu mới về chất lượng các tour tuyến, định vị cho du khách tìm hiểu đúng những giá trị sâu sắc hơn không chỉ là những "cuộc dạo chơi" hời hợt, thiếu chất liệu văn hóa đời thường với du khách... đang đòi hỏi ngành du lịch các tỉnh thành phải thay đổi. Kể cả một số hoạt động lễ hội văn hóa các địa phương, nếu cứ đi theo kịch bản dàn trải, na ná nhau từ khai mạc đến bế mạc, chỉ khiến du khách nhận thấy những hình thức lòe loẹt, ồn ào bên ngoài mà không đọng lại gì, cũng không thể chấp nhận được nữa. Theo đó, các sản phẩm du lịch cần phải "đóng đinh" giá trị trải nghiệm, phải là những điểm hẹn khám phá thực thụ mang lại cảm xúc, hứng khởi và công nhận được thỏa mãn, để du khách chấp nhận quay lại lần sau.
Du lịch Đắk Lắk, vì thế nên chuyển dịch vào chiều sâu những giá trị khai thác, những chất liệu "riêng có" của vùng đất này. Phác thảo sơ lược từ ông Hà cho thấy, đó chính là nền tảng văn hóa truyền thống lâu đời, tính địa hình độc đáo, và những điểm nhấn sinh thái môi trường bền vững của đại ngàn hùng vĩ.
Thiếu nữ Êđê bên bến nước. Ảnh: Hữu Hùng
Đưa du khách vào những khát vọng!
Có thể, đây là một dạng slogan mới của Tây Nguyên: cần để du khách tận hưởng đúng những khát vọng đại ngàn. Đó là cơ hội được tìm hiểu, tiếp cận, và cả trực tiếp tham gia vào những hoạt động văn hóa đậm chất Tây Nguyên, từ âm thanh cồng chiêng đến những lời ru kể mặn mà của người dân tộc, từ sắc màu thổ cẩm đến cảnh tượng chan hòa sinh hoạt "người và voi", "người đã khuất và bếp lửa đang cháy sáng"... Du khách sẽ được nếm trải trọn vẹn những cảm xúc tâm hồn, giai điệu núi rừng, mới cảm thấu được hương vị những món ăn rừng núi, màu hoa cà phê, sắc bột ca cao, mùi vị sầu riêng... rồi ao ước và hài lòng khi đến với mảnh đất này.
Không dừng ở đó, Tây Nguyên phải khai thác được những mỏm núi cheo leo, những con đường khúc khuỷu, những dốc đá ẩn dưới tán rừng xanh ngát... Đó là cơ hội cho những cuộc đua xe thể thao địa hình, những tour trải nghiệm xuyên đại ngàn, những hành trình vượt thác... Theo ông Hà, bao lâu nay, những gì bí ẩn và hiểm trở của Tây Nguyên vẫn chưa được khai phá, giờ phải đến lúc đánh thức các giác quan mạnh mẽ cho du khách. Du lịch Đắk Lắk cần nắm bắt đúng ý tứ này, để huy động tốt những cơ hội từ du lịch mạo hiểm qua thể thao, phối hợp nghiên cứu những tour tuyến mới, đồng hành những giải đua, giải đấu, những kịch bản sáng tạo về nét đẹp hoang sơ núi rừng... Tại sao không có những giải thưởng chụp ảnh khai thác cảnh sắc lạ lùng nơi phố núi, những giải marathon ngang qua những buôn làng Tây Nguyên, những chiếc xe đạp, môtô địa hình trượt trên những đồi cà phê hay khoảnh vườn sầu riêng? Khai thác những khung cảnh, thực tiễn độc lạ này chẳng phải là tận dụng tốt những nét "riêng có" của Tây Nguyên, mà tạo nên những giá trị du lịch mới, cuốn hút cộng đồng hay sao?
Du khách chèo thuyền chinh phục thác Dray Nur. Ảnh: Minh Thông
Cuối cùng, khi đã lắng nghe được tiếng chiêng đại ngàn, thấy được những cung đường vượt thác, du khách sẽ có thể quay về cảm nhận cuộc sống đời thường ở người dân Tây Nguyên, qua những tour du lịch canh nông, du lịch vườn trồng... Những trang trại nông sản với quy trình chăm sóc thời vụ, những quy trình thu hoạch, chế biến, ra sản phẩm đặc thù, những nhà máy công nghiệp chuyên sâu... đều rất có thể trở thành điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách.
Tất cả sẽ là những không gian khám phá mới, những cảm xúc độc đáo, làm giàu kiến thức cho chính du khách gần xa, và chắc chắn trở thành điểm hẹn hấp dẫn, ấn tượng, mỗi ngày một lan tỏa, phát triển và để du lịch Đắk Lắk tỏa sáng!
5 địa điểm cắm trại ở Gia Lai lý tưởng dành cho team đam mê du lịch dã ngoại Danh sách các địa điểm cắm trại ở Gia Lai được giới thiệu ngay sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn và hội cạ cứng tìm được điểm dừng trải nghiệm các hoạt động du lịch dã ngoại lý tưởng nhất. Cắm trại dã ngoại tại phố núi là hoạt động du lịch được rất nhiều bạn trẻ yêu thích trải nghiệm. Tham...