Hành trình phủ xanh Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
Nhân Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ngày 22/5 đã chính thức giới thiệu dự án “Đại sứ quán xanh”, trong đó hướng đến mục tiêu “phủ xanh” khuôn viên đại sứ quán, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nếp sống “xanh” cho các nhân viên của cơ quan ngoại giao Pháp tại nước ngoài.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary phát biểu tại buổi giới thiệu dự án “Đại sứ quán xanh” (Ảnh: Thành Đạt)
Nhằm hưởng ứng Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ngày 22/5 đã chính thức giới thiệu dự án “Đại sứ quán Xanh” – một chiến dịch được toàn thể Bộ Ngoại giao Pháp và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) phối hợp tiến hành nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ môi trường cũng như tạo không gian sinh thái cho mạng lưới các cơ quan ngoại giao của Pháp tại nước ngoài.
Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Rémi Genevey phát biểu tại buổi giới thiệu dự án “Đại sứ quán xanh” (Ảnh: Thành Đạt)
Phát biểu trong buổi lễ giới thiệu dự án tại trụ sở Đại sứ quán Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary và Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Rémi Geneveycho biết tình hình đa dạng sinh học tại Việt Nam đang chịu nhiều sức ép và phải đối mặt với những mối đe dọa rõ rệt. Xuất phát từ thực tế đó, Pháp rất mong muốn hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam trong việc bảo dạng đa dạng sinh học. Ngoài ra, Đại sứ quán Pháp cũng mong muốn triển khai những hoạt động thiết thực ngay trong khuôn viên đại sứ quán để góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Đại sứ Lortholary giới thiệu dự án “Đại sứ quán xanh” trong khuôn viên Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội (Ảnh: Thành Đạt)
Theo Đại sứ Bertrand Lortholary, dự án “Đại sứ quán xanh” của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam gồm 3 phần chính là đa dạng sinh học, tiết kiệm năng lượng và nâng cao nhận thức.
“Phủ xanh” Đại sứ quán
Video đang HOT
Về đa dạng sinh học, Đại sứ quán chủ trương xây dựng thảm thực vật với đa dạng các loại cây trong toàn bộ khuôn viên của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. Để triển khai ý tưởng này trên thực tế, Đại sứ quán đã xây dựng tường thực vật, biến những bức tường khô cứng thành nơi được phủ kín bằng cây xanh. Mục đích của tường thực vật là chống hiện tượng đảo nhiệt, tăng mảng xanh, tạo không gian thoáng mát và gần gũi thiên nhiên cho Đại sứ quán. Đại sứ Lortholary cho biết Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã sử dụng chính nguyên liệu từ tre để làm giàn cho tường thực vật, góp phần phủ xanh toàn bộ các bức tường trong khuôn viên Đại sứ quán.
Đại sứ Lortholary giới thiệu bức tường thực vật làm từ tre với mục tiêu phủ xanh khuôn viên Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội (Ảnh: Thành Đạt)
Ý tưởng thứ hai của việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khuôn viên tại Đại sứ quán Pháp là các tổ dụ côn trùng. Mục đích của việc làm này là nhằm tạo điều kiện sống thuận lợi cho côn trùng, vốn là những loài đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của các loài cây, đặc biệt là các loài cây trong khuôn viên của Đại sứ quán Pháp. Theo Đại sứ Lortholary, điều kiện sống tại các thành phố lớn thường không thuận lợi cho các loài côn trùng phát triển, từ đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn của các loài cây và tác động xấu tới đa dạng sinh học. Đó là lý do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam muốn tạo ra các tổ dụ côn trùng ngay trong khuôn viên Đại sứ quán.
Mô hình bằng gỗ phía sau Đại sứ Lortholary là tổ dụ côn trùng trong khuôn viên Đại sứ quán (Ảnh: Thành Đạt)
Ngoài ra, Đại sứ quán Pháp cũng xây dựng khu ủ phân vi sinh. Tại đây, các rác thải có thể tái chế, rác thải hữu cơ phát sinh trong quá trình vận hành Đại sứ quán sẽ được tập trung lại và đem đi ủ. Số phân vi sinh sau đó sẽ được đem đi bón rau tại vườn rau của Đại sứ quán. Đại sứ Lortholary chia sẻ rằng, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã dành 50 m2 khuôn viên để tạo khu vườn rau xanh. Vườn rau của Đại sứ quán sẽ được trồng hoàn toàn tự nhiên, với từng loại rau theo từng mùa và đặc biệt không sử dụng chất hóa học. Vườn rau này không chỉ cung cấp rau cho gia đình Đại sứ cũng như các nhân viên trong Đại sứ quán Pháp mà trong tương lai có thể được sử dụng cho chính các bữa tiệc được tổ chức tại Đại sứ quán, Đại sứ Lortholary cho biết thêm.
Bảng chỉ dẫn khu ủ phân xanh, nơi tập trung các loại rác thải hữu cơ của Đại sứ quán nhằm cung cấp phân bón cho vườn rau (Ảnh: Thành Đạt)
Với mong muốn phát triển thế mạnh về các loại cây dược liệu của Việt Nam, Đại sứ quán Pháp cũng xây dựng vườn dược liệu ngay trong khuôn viên Đại sứ quán với khoảng 500 cây. Dự kiến có khoảng 13 loại cây dược liệu khác nhau được trồng trong khu vườn này. Ý tưởng của Đại sứ Lortholary là trồng thêm nhiều cây sả của Việt Nam, vì đây vừa là cây dược liệu quý, vừa có tác dụng xua đuổi những côn trùng không có lợi như muỗi.
Đại sứ Lortholary giới thiệu vườn rau với diện tích khoảng 50m2 trong khuôn viên Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (Ảnh: Thành Đạt)
Nâng cao nhận thức bảo vệ đa dạng sinh học
Về vấn đề tiết kiệm năng lượng, Đại sứ Lortholary cho biết đây là một trong những mục tiêu lớn mà Đại sứ quán Pháp đặt ra ngay từ khi dự án “Đại sứ quán xanh” được khởi động. Các hình thức tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành Đại sứ quán như tắt bớt đèn hay giảm số giờ sử dụng điều hòa, nếu được triển khai từ sớm và đồng bộ, sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng như tiết kiệm chi phí hoạt động của Đại sứ quán.
Đại sứ Lortholary và khu vườn dược liệu với 13 loài dược liệu khác nhau được trồng trong khuôn viên Đại sứ quán Pháp (Ảnh: Thành Đạt)
Theo Đại sứ Lortholary, dự án “Đại sứ quán xanh” cũng nhấn mạnh vào mục tiêu nâng cao nhận thức và đẩy mạnh sự tham gia của các nhân viên trong Đại sứ quán vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Đại sứ Lortholary cho biết các nhân viên của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam rất hưởng ứng dự án này, đồng thời bày tỏ mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc “phủ xanh” Đại sứ quán.
Đại sứ Lortholary trả lời câu hỏi của các khách mời Việt Nam và quốc tế khi giới thiệu về dự án “Đại sứ quán xanh” (Ảnh: Thành Đạt)
Nhân dịp này, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cũng khai trương triển lãm ảnh “34 Kỳ quan Thế giới”. Các bức ảnh sẽ được treo trên tường bao quanh Đại sứ quán Pháp từ ngày 22/5 – 30/6. Triển lãm “34 Kỳ quan Thế giới” liên quan tới các điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới, vốn là những nơi có số lượng lớn các loài động thực vật đặc hữu bị đe dọa nghiêm trọng. Mục tiêu của triển lãm nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng về những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học cũng như các hoạt động được tiến hành trên phạm vi quốc tế nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.
Thành Đạt
Theo Dantri
Trung Quốc lập quỹ triệu đô mang danh 'bảo vệ môi trường' Biển Đông
Quỹ mang danh bảo vệ môi trường ở Biển Đông mà Trung Quốc công bố có số vốn hơn 2,2 triệu USD.
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo phi pháp đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Theo Reuters, Trung Quốc hôm nay ngang nhiên tuyên bố quỹ bảo vệ môi trường ở Biển Đông sẽ được sử dụng trong ba năm tới, phần đầu tiên là để thám hiểm hố sâu nhất thế giới tại Hoàng Sa của Việt Nam. Quan chức bảo vệ môi trường Shi Guoning nói quỹ cũng được dùng vào việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học, phát triển phương pháp và thiết bị mới bảo vệ môi trường.
Trung Quốc nói trong 4 năm qua nước này đã chi hơn 30 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,5 triệu USD) để "bảo vệ các rặng san hô" ở Biển Đông. Hãng tin nhà nước Trung Quốc Xinhua còn nói Bắc Kinh đã nhiều lần thả các loài cá, rùa biển quay lại môi trường tự nhiên, "trấn áp các hoạt động săn bắn chim biển bất hợp pháp".
Trung Quốc đưa ra thông tin "bảo vệ môi trường" trong bối cảnh Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh đơn phương vạch ra, đòi chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông. Phán quyết của tòa nêu rõ Trung Quốc gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về môi trường khi bồi lấp trái phép các đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam.
Bất chấp phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố "không dừng lại giữa chừng" với các công trình trái phép tại Trường Sa. Bắc Kinh đã cho xây đường băng, trạm radar, hải đăng và phủ sóng 4G cho toàn bộ 7 cấu trúc cưỡng chiếm của Việt Nam ở Trường Sa.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hành động của các nước khác tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc: Quấn chăn bông, ăn cả chùm ớt trong nắng nóng 38 độ Một nhóm sinh viên Trung Quốc gây sốt mạng khi khởi động chiến dịch quấn chăn bông, ăn cả chùm ớt trong điều kiện nắng nóng 38 độ C để thúc đẩy bảo vệ môi trường. Theo CCTV News, nhóm sinh viên ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc rủ nhau tới một khu rừng, quấn chăn bông và ăn cả chùm ớt cay...