Hành trình phá sản của OCZ và những hệ lụy
OCZ từng thành công với dòng sản phẩm đầu tiên, tuy nhiên, sau đó hàng loạt lỗi đã khiến công ty nhanh chóng mất thị phần nhanh chóng dẫn tới kết cục hôm nay.
OCZ – công ty chuyên về sản xuất ổ cứng thể rắn SSD và nguồn máy tính, vào hôm nay vừa nộp đơn tuyên bố phá sản sau một thời gian dài gặp khó khăn về tài chính. Song song với công bố này, hãng cho biết đang thỏa thuận với Toshiba nhằm bán lại tài sản của mình cho hãng công nghệ này.
Hành trình đi đến phá sản
OCZ nổi lên trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2010 nhờ những sản phẩm tốt, đặc biệt là các sản phẩm SSD dùng bộ điều khiển Indilinx và SandForce. Họ mua công ty sản xuất nguồn máy tính PC Power & Cooling, mua Indilinx để tự phát triển bộ điều khiển SSD, ra mắt những mẫu SSD đầu tiên dùng giao tiếp PCI-E tốc độ cao với giá bán cạnh tranh.
Tuy nhiên, tình hình của công ty ngày càng xấu đi bắt đầu từ dòng SSD Vertex III (dùng bộ điều khiển SandForce). Lỗi firmware đã khiến cho nhiều sản phẩm của hãng biến thành “cục gạch”. Dù OCZ không phải là cái tên duy nhất bị lỗi, nhưng với việc Vertex III là dòng SSD bán rất chạy và phổ biến trên thị trường, thì có thể nói OCZ là hãng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Video đang HOT
OCZ cũng thực hiện một vài thương vụ như mua lại Indilinx, đưa bộ điều khiển Indilinx vào các sản phẩm của họ, mua lại tài sản của Solid Data và Phòng nghiên cứu và phát triển của PLX Technology, mua SANRAD – hãng cung cấp công nghệ về ảo hóa ở Israel. Sau đó, Seagate có ý định thâu tóm OCZ năm ngoái tuy nhiên có thể do hai bên không đạt được các thỏa thuận nên vụ mua lại không thành công.
Ryan Petersen, nhà sáng lập và là CEO của công ty từ chức sau đó. Tình hình tồi tệ của OCZ chưa dừng lại ở đó. Công ty bị yêu cầu báo cáo lại tình hình kinh doanh trong nhiều năm trước do bị nghi ngờ các báo cáo trước đó là không chính xác.
Cuối năm 2012, không lâu sau khi ra mắt, dòng SSD Vector của OCZ tiếp tục gặp lỗi. Đến tháng Ba năm nay, hãng tung ra bản update firmware để sửa lỗi, tuy nhiên, tình hình vẫn không được cải thiện. Các sản phẩm của OCZ liên tiếp nhận được những đánh giá tiêu cực từ người dùng. Vertex 450, mẫu SSD mà OCZ ra mắt mùa hè năm ngoái, cũng bị tố gặp lỗi. Hồi đầu năm nay, OCZ cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng chip flah NAND. Doanh thu của hãng tụt giảm nhanh chóng, từ 88,6 triệu USD năm 2012 xuống còn 33,5 triệu USD trong Q2/2013. Điều này cho thấy có thể OCZ đã phải dùng tiền để “ứng trước” cho các nguồn cung ứng của họ.
Những dòng sản phẩm đầu tiên của OCZ được đánh giá cao, tuy nhiên sau đó công ty đã tụt dốc dần dần.
Đứng trước tình hình tài chính khó khăn, OCZ đi vay tiền. Họ vay của Hercules Capital Group 13 triệu USD với lãi suất 15% hồi đầu năm nay, với hi vọng có vốn để phát triển. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra và ngày hôm nay, Hercules đã tịch biên tài sản của OCZ khi công ty tuyên bố đóng cửa.
Cũng trong công bố phá sản, OCZ cho biết họ nhận được đề nghị từ Toshiba muốn mua lại tài sản của mình. Hãng tin rằng 2 bên đã đạt được các thỏa thuận về số tài sản hữu hình, tuy nhiên, vẫn còn những tài sản khác vẫn đang trong quá trình đàm phán. Và nếu như OCZ và Toshiba không đạt được thỏa thuận cuối cùng, OCZ vẫn sẽ nộp đơn xin phá sản và thanh lí tài sản của họ.
Hệ lụy cho người dùng
Đối với người dùng cuối, những người đã mua SSD và nguồn máy tính của OCZ, đây quả là một tin không hề vui vẻ gì. Khi một công ty (trong trường hợp này là Toshiba) mua lại tài sản một công ty khác khi công ty này công bố phá sản, điều đó có nghĩa là Toshiba chỉ mua lại các tài sản thuộc về sở hữu trí tuệ, trang thiết bị, hợp đồng với nhân viên của OCZ.
Thông thường dịch vụ bảo hành của khách hàng không nằm trong số các thỏa thuận, và có lẽ Toshiba cũng không có ý định tốn tiền để bảo hành cho khách hàng. Tuy nhiên cho tới nay khi mà hai bên chưa đưa ra công bố cuối cùng, người dùng sản phẩm của OCZ có thể tiếp tục hi vọng.
Theo Genk/Extreme Tech
Intel bị Lehman Brothers kiện trong vụ thu hồi 1 tỉ USD
Ngân hàng đầu tư bị phá sản - Lehman Brothers đã kiện Intel, cáo buộc việc hãng sản xuất chip thu giữ 1 tỷ USD có vai trò như tài sản thế chấp là vi phạm thỏa thuận hoán đổi đã kí trước đó.
Theo thỏa thuận hoán đổi, được thực hiện trước khi Lehman nộp đơn xin phá sản năm 2008, Intel đã đưa ra 1 tỷ USD cho Lehman Brothers để đổi lấy 50,5 triệu cổ phiếu Intel mà ngân hàng này đang nắm giữ, ngày chuyển giao thanh toán là Tháng Chín 2008.
Lehman Brothers đã đăng ký 1 tỷ USD như tài sản thế chấp bằng tiền mặt cho Intel. Thỏa thuận này quy định rằng Intel sẽ được bồi thường thiệt hại trong trường hợp thỏa thuận bị chấm dứt sớm.
Intel cho rằng Lehman phải cung cấp "1 tỷ USD cổ phiếu của Intel," nhưng Lehman cho rằng thỏa thuận này là cung cấp 50,5 triệu cổ phiếu Intel không phụ thuộc vào giá trị USD.
Theo Lehman, "Giá trị của 50 552 943 cổ phiếu của Intel ngày 29 tháng Chín, năm 2008 là khoảng 873 triệu USD, không phải 1 tỷ USD".
Trong hồ sơ của Lehman, Intel chấm dứt thỏa thuận hai tuần sau khi Lehman nộp đơn phá sản vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, và thu hồi toàn bộ 1 tỷ USD trong tài sản thế chấp và không trả lại. Bằng cách thu giữ toàn bộ tài sản thế chấp, theo Lehman: "Intel đã vi phạm các thỏa thuận hoán đổi."
Vụ phá sản của Lehman là lớn nhất chưa từng có ở Mỹ, với 639 tỉ USD trong tài sản. Trong đó phải trả khoảng 65 tỷ USD đi vay theo kế hoạch thanh lý đã được phê duyệt vào cuối năm 2011.
Theo GenK
Mạng xã hội mất dần sự quan tâm của người dùng trẻ Không có gì lạ cả khi giới trẻ vẫn yêu thích Facebook. Theo một báo cáo gần đây của Piper Jaffray, 33% trong 5200 thanh thiếu niên được khảo sát đã chọn Facebook là mạng xã hội quan trọng nhất của mình. Twitter đứng ở vị trí thứ 2 với 30% phiếu bầu, trong khi đó 17% chọn Instagram là mạng xã hội...