Hành trình nghìn tỷ của vải thiều Lục Ngạn: Chinh phục Nhật Bản
Lựa chọn quả vải tươi để xuất khẩu sang Nhật Bản, ngay từ đầu Việt Nam đã chọn con đường khó bởi việc bảo quản vải không hề dễ dàng, trong khi các tiêu chuẩn, quy định của Nhật Bản vô cùng khắt khe.
Nhưng cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, trái vải thiều của Việt Nam cũng đã được phía Nhật Bản cho phép vào nước này.
Hành trình gian nan
Những ngày này, điện thoại của các cán bộ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) liên tục nhận được các cuộc gọi từ phía doanh nghiệp về thông tin xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng muốn nhập khẩu loại quả tiến vua đặc sắc của Việt Nam.
Trước đó, để có được cái gật đầu đồng ý của phía Nhật Bản, phía Việt Nam đã phải trải qua một hành trình chuẩn bị khá dài. Từ tháng 2/2017, hai bên thống nhất sẽ bắt đầu đàm phán xuất khẩu vải từ Việt Nam sang Nhật Bản.
Giai đoạn 2017 – 2018 là giai đoạn tính toán lý thuyết, xây dựng phương pháp và cách bố trí thí nghiệm, chuẩn bị vật liệu và thiết bị phục vụ thí nghiệm. Đến tháng 8/2018 thì hoàn thành xử lý số liệu và báo cáo thí nghiệm.
Tháng 12/2018, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) cử chuyên gia đến Việt Nam để thực hiện chất vấn kỹ thuật về quá trình thực hiện và kết quả thử nghiệm của Cục Bảo vệ thực vật.
Tiếp đó, tháng 5-6/2019 MAFF cử chuyên gia đến Việt Nam giám sát quá trình thí nghiệm lần 2, đồng thời thảo luận các điều kiện nhập khẩu. Tháng 12/2019, phía Nhật chính thức công bố điều kiện nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam.
“Ngay sau khi phía Nhật Bản đồng ý, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với Hải Dương và Bắc Giang về việc triển khai chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải đi Nhật trong mùa vải 2020, đồng thời kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia vào chương trình; hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp về quy trình trồng, chăm sóc, xử lý kiểm dịch thực vật và đóng gói theo quy định của Nhật Bản” – ông Nguyễn Quang Hiếu – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết.
Vườn vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP của anh Trịnh Đình Hãnh (bên trái) ở thôn Lâm, xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn). Ảnh Nguyễn Chương
Để đáp ứng yêu cầu kiểm dịch của phía Nhật Bản, từ tháng 2/2020, Việt Nam bắt đầu xây dựng cùng lúc 3 hệ thống xử lý xông hơi khử trùng quy mô thương mại đầu tiên tại Việt Nam tại Trung tâm sau nhập khẩu 1 (Hà Nội); tại nhà máy của Công ty Toàn Cầu (Bắc Giang) và tại nhà máy của Công ty Hưng Việt (Hải Dương).
Video đang HOT
Trong bối cảnh của dịch Covid-19, ngày 13/3/2020, phía Nhật Bản thông báo việc ủy quyền kiểm tra và đăng ký các hệ thống xử lý vải cho Cục Bảo vệ thực vật, mà không cần sự có mặt của chuyên gia Nhật Bản.
Cũng theo ông Hiếu, qua khảo sát của các doanh nghiệp, thị trường Nhật Bản cũng rất hứng thú với trái vải thiều Việt Nam, trong điều kiện xuất khẩu bình thường, không bị tác động bởi dịch Covid-19 thì sản lượng xuất khẩu có thể đạt 300 tấn.
Hy vọng sớm có lô vải thiều sang Nhật
Theo ông Dương Văn Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đến nay Bắc Giang đã sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản. Có 3 đơn vị gồm các công ty: Ameii, Chánh Thu, Toàn Cầu tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
“Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo duy trì 149 mã số vùng trồng vải tại 4 huyện (Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn) với diện tích hơn 15.800ha, sản lượng ước đạt 94.400 tấn (chiếm gần 60% tổng lượng sản lượng vải) để phục vụ xuất khẩu tới những thị trường khó tính” – ông Thái nói.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103ha.
Anh Trịnh Đình Hãnh (ở thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) có vườn vải hơn 1ha đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện, vải đã sắp được thu hoạch với chất lượng tốt nhờ được chăm sóc theo quy trình GlobalGAP.
“Các doanh nghiệp đã đến đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 30.000 đồng/kg nên dù dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp thì chúng tôi vẫn rất yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Vải thiều Lục Ngạn tự tin chinh phục những thị trường khó tính” – anh Hãnh nói.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, hiện Bộ NNPTNT Việt Nam, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản và Đại sứ quán hai nước đã và đang có sự phối hợp rất chặt chẽ để chuẩn bị mọi điều kiện để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.
Tại 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, các vườn vải trồng để xuất khẩu sang Nhật đã được quy hoạch vùng sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản và dưới sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.
Lãnh đạo cũng đi chợ bán, vải thiều Lục Ngạn thoát cảnh "được mùa mất giá"
Sự năng động, nhạy bén trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Giang đã giúp vải thiều Lục Ngạn phá vỡ được quy luật "được mùa mất giá, được giá mất mùa" của nông sản Việt.
Được mùa, được cả giá
Anh Trịnh Đình Hãnh-trưởng mã số vùng trồng vải xuất khẩu đi Nhật Bản ở xóm Lâm, xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn) cho biết, nông dân trồng vải Lục Ngạn mấy năm nay không mấy khi lo lắng về đầu ra của sản phẩm, kể cả khi vải được mùa, nhất là với những hộ trồng vải đã "có nghề" như nhóm của anh Hãnh.
Anh Hoàng Ngọc Thanh ở xã Nam Dương (Lục Ngạn) tin tưởng sẽ có vụ vải thiều thắng lợi. Ảnh: N.C
Sản phẩm quà tặng vải thiều cao cấp trị giá 200.000 đồng/hộp (12 quả). Ảnh: N.C
Điều kiện để các thương nhân Trung Quốc được đến Lục Ngạn mua vải thiều là phải có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19 trong vòng 3 ngày gần nhất do cơ quan y tế có thẩm quyền tại Trung Quốc xác nhận. Đồng thời, các thương nhân sẽ phải áp dụng biện pháp cách ly 14 ngày theo đúng quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Riêng với các thương nhân là người Trung Quốc, UBND tỉnh Bắc Giang đã đề xuất với Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập cảnh vào Bắc Giang. Huyện Lục Ngạn cũng đã khảo sát và bố trí 20 nhà nghỉ trên địa bàn để phục vụ cách ly.
"Với những vườn vải đạt chất lượng, có mã số vùng trồng cụ thể, nói cách khác đã được truy xuất nguồn gốc như vườn của chúng tôi thì không chỉ thương nhân Trung Quốc mà cả các doanh nghiệp trong nước cũng rất "ưng cái bụng". Họ thường đến tận vườn đặt vấn đề bao tiêu ngay từ đầu vụ" - anh Hãnh chia sẻ.
Trong khi đó, ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn khẳng định, việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đã giúp vải thiều Lục Ngạn không còn gặp cảnh "được mùa mất giá" và ngược lại.
Đơn cử như năm 2018, năm sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang lập kỷ lục cao chưa từng có, tới 215.800 tấn. Ngay khi vụ vải chưa bắt đầu, đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cung vượt cầu, thậm chí khi mới bắt đầu vụ vải đã từng xuất hiện những clip trên mạng xã hội ghi hình ảnh một người đàn ông thẳng tay ném từng chùm vải xuống sông do không thể tiêu thụ được.
Ngay lập tức, UBND tỉnh Bắc Giang vào cuộc, cung cấp kịp thời tình hình thu hoạch, tiêu thụ vải thiều của tỉnh tới các cơ quan thông tấn, từ đó phản ánh rõ tình hình thực tế tiêu thụ ở "thủ phủ vải".
Ngoài việc tạo điều kiện cho hàng trăm thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua vải, tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn còn tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại các địa phương của Trung Quốc, ở các cặp chợ biên giới, tổ chức giới thiệu sản phẩm vải thiều tới nhiều địa phương trong cả nước.
Với một loạt các giải pháp, hoạt động xúc tiến thương mại, năm 2018, vải thiều mang lại cho tỉnh Bắc Giang 5.900 tỷ đồng, vải được tiêu thụ thông suốt, dễ dàng dù sản lượng tăng đột biến.
"50% sản lượng vải thiều của Lục Ngạn phục vụ xuất khẩu, còn lại tiêu thụ nội địa, trong số sản lượng vải thiều xuất khẩu thì có tới 95% tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Do vậy, chúng tôi xác định, Trung Quốc vẫn là thị trường chính và quan trọng nhất nên trực tiếp mang những trái vải tươi ngon nhất đến chào bán ngay trên đất nước bạn, vận động nông dân đáp ứng ngay các yêu cầu của nước bạn để việc thông quan thuận lợi, đồng thời tổ chức tiêu thụ ở thị trường trong nước, kết nối với các tập đoàn bán lẻ đưa vải thiều vào hệ thống siêu thị. Nhờ đó, dù sản lượng có tăng chúng tôi cũng không gặp bị động" - ông Nam nói.
Món quà thượng hạng
Năm 2019, lần đầu tiên trên thị trường xuất hiện loại vải thiều cao cấp, được đóng trong hộp giấy sang trọng, bắt mắt với giá lên đến 200.000 đồng/hộp (12 quả). Đáng chú ý, dù giá của loại vải này không hề rẻ, nhưng vừa tung ra thị trường sản phẩm đã được đón nhận, trở thành một món quà tặng hấp dẫn, độc đáo.
Ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2019, Bắc Giang đã có một vụ vải thiều thắng lợi, được giá nhất từ trước tới nay. Đến hết vụ, toàn tỉnh thu được 150.000 tấn vải (ít hơn năm 2018) nhưng doanh thu lại cao hơn, đạt trên 6.300 tỷ đồng (năm 2018 đạt gần 5.900 tỷ đồng).
Điều đáng ghi nhận là, các doanh nghiệp và người dân ngày càng nhanh nhạy trong sản xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường nên quá trình xuất khẩu vô cùng thuận lợi.
"Bên cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của Bắc Giang còn được xuất khẩu sang Nhật Bản với giá cực kỳ cao" - ông Thái thông tin.
Mô hình trồng vải hữu cơ được thực hiện tại hai xã Quý Sơn và Giáp Sơn với những vườn vải được chọn lựa kỹ lưỡng, chủ vườn là người có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc. Đặc biệt, vườn vải còn được lắp đặt camera giám sát toàn bộ quy trình chăm sóc cũng như thu hái.
Trong năm đầu tiên trồng thí điểm, sản lượng vải thiều hữu cơ đạt khoảng 200 tấn, nhờ chất lượng vượt trội nên giá bán tại vườn đã lên tới 80.000 đồng/kg. Đối với loại được chọn lựa kỹ lưỡng, đóng vào hộp giấy đẹp có giá lên đến 200.000 đồng/12 quả.
"Những xu hướng này cho thấy, nhiều người dân, doanh nghiệp của tỉnh Bắc Giang đã chủ động đổi mới sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất để đón nhận cơ hội vàng từ các hiệp định thương mại tự do mang lại" - ông Thái nói.
Ông Trần Văn Hành ở thôn Chão, xã Giáp Sơn (huyện Lục Ngạn) - người trồng loại vải thiều hữu cơ được bán với giá 17.000 đồng/quả cho biết, canh tác theo quy trình hữu cơ, ông phải tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định và đảm bảo thời gian cách ly nên chi phí đầu tư cao hơn các loại vải thông thường.
"Trong vườn nhà tôi còn lắp camera giám sát quy trình canh tác, chăm sóc, nhật ký sản xuất phải ghi chép đầy đủ. Sản phẩm được cấp tem nhãn, có mã QR code để khi khách hàng cần kiểm tra có thể dùng điện thoại thông minh để kiểm chứng, khi đó tên vườn cây, địa chỉ được hiện lên nên không làm ăn gian dối được. Mà không phải quả vải nào trong vườn cũng được lựa chọn đóng hộp bán với giá này. Trái vải được lựa chọn phải to, đồng đều, vỏ mỏng và căng mọng, hồng rực. Hộp giấy để đóng loại vải này cũng được đặt từ Nhật Bản, quả vải được đặt nổi lên trên nền vải lụa vàng, giá xuất bán tại vườn là 200.000 đồng/hộp 12 quả, tương đương 17.000 đồng/quả" - ông Hành cho biết.
Được biết, mùa vải năm 2019, gia đình ông Hành cung cấp cho doanh nghiệp 3 tấn vải cao cấp nhất để đóng gói thành những món quà có giá trị, năm nay, doanh nghiệp cũng đã đặt mua tầm 4 tấn.
Ông La Văn Nam khẳng định, tuy sản lượng vải xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản còn hạn chế nhưng việc đa dạng hóa, mở rộng thị trường cũng sẽ phá vỡ thế phụ thuộc vào một thị trường chính, đối tác thu mua không thể ép giá vải xuống nếu còn độc quyền.
Quả vải thiều tươi xuất khẩu đi Nhật Bản có gì đặc biệt? Muốn xuất khẩu quả vải thiều tươi vào thị trường Nhật Bản, ngoài việc phải đảm các tiêu chuẩn khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện khử trùng trước khi xuất khẩu, quả vải tươi phải đáp ứng hai điều kiện, đó là 1kg có từ 25-30 quả vải và độ ngọt trên 18 độ. Đến thời...