Hành trình “ngã ngựa” của trùm an ninh TQ Chu Vĩnh Khang
Việc ông Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, một trong những nhân vật cấp cao nhất trong chính phủ Trung Quốc bị bắt giữ và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản nước này là kết quả đã được dự báo từ lâu. Song đây vẫn là thông tin gây sốc với dư luận trong và ngoài nước, và người ta đặt câu hỏi về quá trình sa hố của nhân vật cấp cao này.
Rạng sáng ngày 6/12, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công anTrung Quốc, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương đã chính thức bị bắt giữ và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc với một loạt tội danh, trong đó nghiêm trọng nhất là tội nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia.
Ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị chính thức bị bắt và khai trừ khỏi Đảng
Lần cuối cùng ông Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng là tại một buổi họp lớp được tổ chức vào ngày Quốc khánh 1/10 năm ngoái tại Đại học Dầu khí Trung Quốc. Sau đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho hay ông này đã bị giam lỏng tại nhà từ tháng 12 đến nay.
Vào ngày 29/7, Trung Quốc công khai tuyên bố mở cuộc điều tra chính thức đối với cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, quan chức cao cấp nhất nước bị rơi vào vòng lao lý trong hàng chục năm trở lại đây.
Trước đó, dư luận Trung Quốc đã lờ mờ đoán ra điều gì sẽ đến với Chu Vĩnh Khang sau khi một loạt thông tin về những vụ “chặt vây cánh” của ông trùm an ninh này xuất hiện trên báo chí.
Chiến dịch hạ bệ Chu Vĩnh Khang được thực hiện dần dần bằng cách bóc từng lớp một những quan chức thân tín. Đầu tiên là những quan chức ở Tứ Xuyên, sau đó là những trợ thủ của ông Chu trong ngành dầu khí. Tiếp đến, cơ quan an ninh bắt giữ con trai và con rể của ông này, và cuối cùng là những cố vấn cấp cao, trợ lý riêng của ông Chu.
Kết quả là hơn 480 quan chức trên khắp Trung Quốc đã trở thành những “con ruồi” bị vướng vào tấm lưới công lý do cơ quan điều tra chống tham nhũng giăng ra.
Video đang HOT
Trước đó, Chu Vĩnh Khang từng là một trong những nhân vật quyền lực nhất tại Trung Quốc, kiểm soát mọi lĩnh vực trong ngành an ninh nội địa và có quan hệ sâu rộng với các quan chức trong lĩnh vực dầu khí. Ông từng là Ủy viên Bộ chính trị cho tới năm 2012.
Chu Vĩnh Khang và cựu Bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai
Quyền lực đã mang tới cho Chu Vĩnh Khang cùng người thân những lợi ích to lớn, tuy nhiên đây cũng chính là bằng chứng chống lại ông trước cơ quan điều tra. Theo kết quả điều tra, ông Chu Vĩnh Khang đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo mật, tổ chức và chính trị của Đảng.
Không những thế ông này còn lợi dụng chức quyền để tư lợi các nhân, nhận những khoản tiền bất hợp pháp một cách trực tiếp hoặc thông qua các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, ông cũng bị cáo buộc sử dụng ảnh hưởng quyền lực của mình để giúp người thân, bạn bè kiếm lợi bất chính từ các hoạt động kinh doanh, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của nhà nước. Ông Chu Vĩnh Khang còn được cho là sử dụng quyền lực của mình để quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ.
Mặc dù tin đồn về số phận của cựu Ủy viên Bộ Chính trị này đã được đồn đoán trong thời gian qua, nhưng việc Chu Vĩnh Khang đầu tiên bị truy tố sau đó bị bắt và khai trừ khỏi Đảng đã đưa dư luận đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, bởi dù sao đây trước đây, chưa từng có tiền lệ rằng một ủy viên Bộ Chính trị cho dù đang đương chức hay đã về hưu bị đem ra soi xét trước công lý.
Chiến dịch điều tra nhằm vào ông Chu Vĩnh Khang được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt quan chức của Trung Quốc rơi vào bị điều tra và bắt giữ trong chiến dịch “đả hổ, bắt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi lên nắm quyền điều hành đất nước.
Theo Nguyễn Nhung (Dân Việt)
TQ bắt Chu Vĩnh Khang: Phép thử thượng tôn pháp luật
Các lãnh đạo đảng, nhà nước và cơ quan tư pháp TQ sẽ xử lý trường hợp cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang thế nào?
Tại phiên họp toàn thể hồi tháng 10, đảng cầm quyền TQ đã đặt ra mục tiêu thúc đẩy các nguyên tắc pháp trị.
Ảnh: EPA
Chu Chí Quân, giám đốc Viện TQ thuộc Đại học Bucknell cho rằng, trường hợp của Chu sẽ là một phép thử bởi nó là đối tượng của pháp luật, chứ không đơn giản là xử lý hay kỷ luật nội bộ. "Điều tra minh bạch thế nào, quá trình xét xử tiếp theo ra sao sẽ cho biết rất nhiều về việc TQ có coi trọng thực thi nguyên tắc pháp trị hay không", Chu nói.
Lý Tập Cân, giáo sư ngành truyền thông Đại học City (Hong Kong) cho biết, thông qua trường hợp của Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới hàng ngũ quan chức tại nhiệm hoặc về hưu rằng, vị thế và các mối quan hệ sẽ không bảo vệ họ khỏi bị xử lý nếu hành động sai trái.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu phán quyết về Chu sẽ là bước ngoặt trong trách nhiệm giải trình của chính phủ hay đơn thuần chỉ là lời cảnh báo tham nhũng.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, trước khi công bố điều tra chính thức, giới chức TQ đã gỡ bỏ dần nền tảng quyền lực của Chu Vĩnh Khang - trong công nghiệp dầu khí, tại tỉnh Tứ Xuyên (nơi Chu từng là bí thư tỉnh ủy), bộ Công an... Cách đây hơn 2 năm, Chu Vĩnh Khang từng được cho là quan chức quyền lực nhất, đáng sợ nhất trước lúc nghỉ hưu khỏi Thường vụ Bộ Chính trị TQ. Chu cũng là "con hổ" lớn nhất sa lưới tham nhũng.
Công khai, không khoan nhượng?
Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang - vị quan chức cấp cao nhất TQ bị điều tra vì tham nhũng, đã bị bắt giữ và khai trừ khỏi đảng.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết sẽ mở cuộc điều tra chính thức với Chu. Trước khi nghỉ hưu, Chu là người đứng đầu bộ máy an ninh đồ sộ của TQ. Rất nhiều trợ lý, người thân của Chu cũng đối mặt với điều tra tham nhũng.
Kể từ khi nắm quyền lực, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các quan chức cả cấp cao lẫn cấp thấp. Chu bị cáo buộc một số tội trạng trong đó có "vi phạm kỷ luật đảng", "nhận hối lộ với số lượng lớn", "tiết lộ bí mật đảng và nhà nước", "ngoại tình với một số phụ nữ"...
Chu chưa từng xuất hiện trước công chúng hơn 1 năm nay. Các nhà phân tích nói rằng, cuộc điều tra chống lại Chu sẽ tạo điều kiện để ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực, loại bỏ những người phản đối các biện pháp cải tổ của ông đồng thời cải thiện hình ảnh của đảng cầm quyền. Chu trước đây còn là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị TQ.
Chu đưa rất nhiều người thân thuộc, trung thành vào các vị trí quyền lực trong ngành an ninh và công nghiệp dầu mỏ. TQ mất hơn một năm điều tra vụ việc của Chu có thể do tính chất nhạy cảm của vụ việc. Thậm chí, một số người cho rằng, TQ sẽ "xử kín" trường hợp này do Chu biết quá nhiều thông tin.
Thực tế Chu bị các công tố viên nhà nước điều tra đồng nghĩa là nhà chức trách đã thu thập đủ bằng chứng. Câu hỏi đặt ra là liệu Chu sẽ bị xét xử và kết án công khai như vụ việc của Bạc Hy Lai hay không.
Một quan chức TQ trước đây cho biết, vụ điều tra Chu phải mất thời gian dài để hoàn tất. Chu có quan hệ công việc gần gũi với Bạc Hy Lai - người đã bị kết án tù chung thân năm ngoái với tội nhận hối lộ. Vợ Bạc Hy Lai bị kết án tử hình treo năm 2012 do giết doanh nhân người Anh Neil Heywood. Sự sụp đổ của Bạc Hy Lai đã làm rung chuyển đội ngũ "tinh hoa" TQ.
Thái An
Vietnamnet
Trung Quốc công bố tội trạng Chu Vĩnh Khang Không chỉ bị khai trừ đảng do vi phạm kỷ luật, ông Chu Vĩnh Khang còn bị bắt và khởi tố về những cáo buộc nghiêm trọng. Ông Chu Vĩnh Khang từng được xem là trùm an ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Tân Hoa xã hôm qua đưa tin trong cuộc họp ngày 5.12, Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung...