Hành trình ‘lận đận’ với tàu sân bay duy nhất, soái hạm của hải quân Nga
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã không thể hoạt động trong hơn ba năm qua sau khi ụ nổi mà nó đang ở bên trong để sữa chữa ngờ chìm xuống đáy biển.
Con tàu vừa được đưa vào ụ nổi mới để tiếp tục cuộc đại tu dang dở.
Đám cháy xảy ra trên tàu Đô đốc Kuznetsov khi đang đậu ở cảng Murmansk, ngày 12/12/2019. Ảnh: TASS /Getty Images
Theo trang War Zone, các bức ảnh mới xuất hiện cho thấy tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov của Nga cuối cùng đã được chuyển đến một ụ tàu mới tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Sevmorput, còn được gọi là Nhà máy đóng tàu số 35 ở vùng Murmansk phía tây bắc nước này. Con tàu đã nằm mòn mỏi ở cảng đó hơn ba năm qua sau khi ụ nổi khổng lồ PD-50 bất ngờ chìm xuống đáy biển vào năm 2018 khi tàu đang trải qua một cuộc đại tu. Tàu Đô đốc Kuznetsov được chuyển đến một bến tàu sau sự cố, và sau đó lại bị hỏa hoạn nghiêm trọng chỉ hơn một năm sau đó.
Ụ nổi (Floating dock) là cấu trúc nổi trên mặt nước dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển. Cấu trúc này được bơm nước vào cho chìm xuống một phần để tàu chạy vào, trước khi sửa chữa, bảo dưỡng. Sau đó nước được bơm ra, cấu trúc nổi lên, cho phép tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng tàu. Khi sửa chữa, bảo dưỡng xong, nước lại được bơm vào, làm cho ụ chìm xuống một phần để tàu đi ra.
Tàu Kuznetsov trong một ụ nổi tại Nhà máy đóng tàu số 82, Murmansk, ngày 7/8/2010. Ảnh: TASS/Getty Images
Tuần trước, hãng tin TASS cho biết việc chuyển tàu Kuznestov vào một ụ nổi mới tại Sevmorput sắp được tiến hành. Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng được TASS trích dẫn nói rằng mục tiêu hiện tại là việc đại tu tàu sân bay này sẽ hoàn thành không muộn hơn tháng 9.
Hơn một năm trước, việc xây dựng một ụ mới đã bắt đầu tại Nhà máy Đóng tàu số 35 nhằm tạo ra một bể nước đủ lớn để chứa tàu Kuznetsov. Như có thể thấy trong các hình ảnh vệ tinh bên dưới, hoạt động thi công đòi hỏi sự kết hợp của hai ụ nổi nhỏ hơn với nhau và sau đó là xây dựng một lưu vực mở rộng bao quanh ở phía trước chúng.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy quá trình xây dựng ụ nổi ghép tại Xưởng đóng tàu thứ 35. Ảnh: Planet Labs
Sự cố chìm ụ nổi PD-50 đã cho thấy những khiếm khuyết đáng kể về cơ sở hạ tầng của nhà máy đóng tàu hải quân Nga và không có ụ tàu nào còn lại của Hải quân Nga đủ lớn để phục vụ sửa chữa tàu sân bay duy nhất của nước này – vốn được đóng ở Ukraine.
Việc chuyển tàu Kuznetsov vào ụ nổi mới của Nhà máy đóng tàu số 35 nhấn mạnh chính phủ Nga tiếp tục mong muốn đưa con tàu trở lại hoạt động. Tuy nhiên, những câu chuyện về hành trình nhiều “đen đủi” của con tàu này có lẽ còn lâu mới kết thúc. Tàu Đô đốc Kuznetsov từng xảy ra tai nạn cháy do điện gây chết người, máy bay rơi xuống biển khi hạ cánh, ụ nổi chìm khi đang sửa chữa và nhiều sự cố khác. Bất chấp những rủi ro đó, con tàu vẫn là soái hạm của Hải quân Nga.
Nhiều các sự cố, con tàu đã được trang bị lại và được kỳ vọng sẽ sẵn sàng để thử nghiệm trên biển trong năm nay, nếu như mốc thời gian không bị trì hoãn thêm.
Video đang HOT
Tàu Đô đốc Kuznetsov có một lịch sử thú vị. Ban đầu nó được đặt tên là “Riga”, nhưng đã hạ thủy vào năm 1985 với tên gọi “Leonid Brezhnev”, rồi lại bắt đầu thử nghiệm trên biển với tên khác là “Tbilisi”. Cuối cùng tàu được đưa vào biên chế với tên gọi “Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov”, hay “Đô đốc Kuznetsov” vào năm 1991 và đi vào hoạt động đầy đủ từ năm 1995. Nó không chạy bằng năng lượng hạt nhân mà bằng một loại nhiên liệu nặng, chua là dầu Mazut, toả ra khói đen có mùi khó chịu vào không khí.
Chiếc Su-33 (trái) và MiG-29K (phải) trên tàu Đô đốc Kuznetsov ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria ngày 8/1/2017. Ảnh: TASS/Getty Images
Người Nga đã có kế hoạch lớn cho Đô đốc Kuznetsov. Nó được cho là tàu sân bay thực sự đầu tiên của Liên Xô. Các lớp tàu trước chỉ có thể chở trực thăng Ka-27 hoặc Ka-31 hoặc máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38. Kuznetsov có thể phục vụ một phi đội không quân gồm các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-33 mới và chiến đấu Su-25 cũ hơn, bên cạnh các trực thăng.
Các tiêm kích và cường kích sẽ cất cánh từ một đường băng dốc kiểu trượt tuyết. Tàu Đô đốc Kuznetsov mang theo lượng vũ khí khổng lồ, gồm 12 tên lửa hành trình chống hạm P-700 Granit dẫn đường bằng radar và 190 tên lửa phòng không.
Con tàu “chị em” của nó, tàu Varyag, được bán cho một doanh nhân Trung Quốc vào năm 1998, rồi được cải tiến, trang bị để trở thành Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Máy bay Su-33 cất cánh khỏi tàu Kuznetsov trên Địa Trung Hải, vào 10/1/2017. Ảnh TASS/Getty Images
Kể từ khi gia nhập Hạm đội Phương Bắc vào năm 1991, tàu Đô đốc Kuznetsov đã trở nên nổi tiếng với những sự cố và trục trặc. Khi ở ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1/2009, hoả hoạn trên tàu đã khiến một thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Một tháng sau, tàu gặp sự cố ngoài khơi bờ biển Ireland, làm rò rỉ khoảng 300 tấn dầu vào đại dương.
Đô đốc Kuznetsov đã trải qua thời gian sửa chữa kéo dài tại cảng nhiều lần. Sự cố và tai nạn xảy ra thường xuyên đến nỗi con tàu thường phải được một tàu chở dầu đi kèm theo sau để sửa chữa. Bất cứ khi nào lên đường, Đô đốc Kuznetsov lại phải nhờ tới một tàu lai dắt mới ra khỏi cảng được.
Hoạt động triển khai chiến đấu duy nhất của tàu tới Syria trong năm 2016 đã diễn ra không suôn sẻ. Hai máy bay chiến đấu gồm một chiếc Su-33 và một chiếc MiG-29K đã lao xuống nước do dây hãm của tàu bị đứt trong quá trình hạ cánh. Vụ việc đã buộc số máy bay còn lại của phi đội trên tàu sân bay phải chuyển đến Căn cứ Không quân Khmeimim ở Syria.
Dàn chiến đấu cơ Sukhoi Su-33 trên tàu Đô đốc Kuznetsov vào 14/10/2016. Ảnh: TASS/Getty Images
Sau khi trở về từ Syria, tàu Đô đốc Kuznetsov đã bắt đầu được đại tu và hiện đại hóa để kéo dài thời gian hoạt động. Nhưng ngay cả khi ở cảng, những rắc rối của Đô đốc Kuznetsov vẫn tiếp diễn. Năm 2018, ụ nổi khổng lồ nơi tàu đang được đại tù bị chìm khiến cần cẩu 70 tấn đổ sập, làm hư hỏng sàn đáp. Sự cố khiến một công nhân thiệt mạng và 4 người khác bị thương.
Hai công nhân khác thiệt mạng vào năm 2019 do hỏa hoạn trong phòng máy của tàu sau một tai nạn hàn. 11 người khác bị thương trong vụ đó.
Gần đây hơn, giám đốc nhà máy đóng tàu giám sát việc tái trang bị tàu đã bị bắt và bị buộc tội tham ô khoảng 45 triệu rúp được phân bổ cho việc sửa chữa tàu Đô đốc Kuznetsov.
Nga là quốc gia đang liên tục cập nhật vũ khí hiện đại cho quân đội. Nhưng bất chấp tất cả những tiến bộ này, người Nga dường như vẫn mắc kẹt với tàu sân bay duy nhất gặp nhiều “lận đận”.
Vấn đề chính là Nga phụ thuộc vào các quốc gia khác để cung cấp linh kiện cho tàu chiến của mình. Cho đến khi Điện Kremlin giải quyết được vấn đề công nghiệp quốc phòng trong nước này, hải quân Nga có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Số phận "long đong" của Su-33 trong vai trò tiêm kích trên tàu sân bay Nga
Đầu những năm 2000, Su-33 nổi bật vào với vai trò máy bay chiến đấu trên tàu sân bay uy lực nhất của Nga. Tuy nhiên sau đó, Su-33 bị lu mờ bởi một đối thủ nhỏ hơn và linh hoạt hơn.
Một chiếc Su-33 cất cánh từ tàu Đô đốc Kuznetsov ở biển Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria, ngày 10/1/2017 (Ảnh: TASS/Getty Images).
Trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia Liên Xô đã lên kế hoạch về một nền tảng uy lực mới để bảo vệ biên giới Á-Âu rộng lớn của Liên Xô, đồng thời cạnh tranh với các nhóm tấn công tàu sân bay của NATO: "tàu tuần dương hàng không hạng nặng", hoặc sự lai tạo giữa tàu sân bay và thiết giáp hạm được trang bị vũ khí hạng nặng.
Ban đầu, các tàu tuần dương hạng nặng này mang theo máy bay chiến đấu Yak-38 VTOL (cất cánh thẳng đứng). Tuy nhiên, Yak-38 đã được cho "nghỉ hưu" ngay lập tức vì hiệu suất kém và có nhiều vấn đề kỹ thuật.
Hải quân Liên Xô đã tìm kiếm một giải pháp mới, có khả năng hoạt động hiệu quả hơn trên tàu sân bay, với tầm hoạt động xa hơn và khả năng chịu tải lớn hơn cho các nhiệm vụ cường độ cao.
Từ bảo bối trở thành kẻ thất thế
Vào cuối những năm 1970, Liên Xô quyết định phát triển một loại biến thể khác của Su-27 Flanker. Ban đầu được đặt tên là Su-27K, biến thể mới này sau đó được đổi tên thành Su-33 khi chính thức ra mắt vào mùa hè năm 1998.
Mặc dù bề ngoài có những điểm giống nhau, nhưng trên thực tế Su-33 có nhiều thay đổi so với Su-27: gầm được gia cố, thiết bị hạ cánh chắc chắn, cánh gập, sải cánh lớn hơn đáng kể và động cơ AL-31F3 mạnh hơn một chút.
Những đặc điểm thiết kế này phù hợp với không gian và đường băng nhỏ hơn trên tàu sân bay. Dù kho vũ khí cũng khá giống với Su-27, nhưng Su-33 nổi bật hơn ở khả năng tương thích với tên lửa chống hạm Kh-41/Kh-31.
Mặt khác, Su-33 có vẻ hơi lớn để có thể hoạt động linh hoạt trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Dù được trang bị tên lửa chống hạm, nhưng không ai có thể phủ nhận Su-33 vẫn là một tiêm kích chủ yếu tấn công trên không.
Cũng giống như "người anh em" Su-27, việc không thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tấn công mặt đất đã làm giảm đáng kể giá trị hoạt động của Su-33 trong vai trò là máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Năm 2009, hải quân Nga quyết định thay thế 30-35 chiếc Su-33 hiện đang biên chế bằng MiG-29K cạnh tranh hơn và giá rẻ hơn. Về mặt nào đó, việc chuyển đổi từ Su-33 sang MiG-29K được xem là "hạ cấp", nhất là vì Su-33 có phạm vi hoạt động và khả năng cơ động cao hơn đáng kể so với MiG-29K.
Tuy nhiên, MiG-29K lại hiệu quả hơn trong khả năng cường kích (tấn công mặt đất) và đa nhiệm với khả năng mang cả tên lửa phòng không và bom dẫn đường.
Su-33 (trái) và MiG 29K (phải) trên tàu Đô đốc Kuznetsov ở biển Địa Trung Hải, ngày 8/1/2017 (Ảnh: TASS/Getty Images).
Ngoài ra, MiG-29K được trang bị hệ thống đối kháng điện tử (ECM), công nghệ quan sát thấp và radar đa chức năng Zhuk-M tương đối tinh vi để có khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ hơn đáng kể.
Su-33 có trở lại?
Một số máy bay chiến đấu Su-33 được cho là đang trong quá trình nâng cấp để biến nó trở thành máy bay chiến đấu đa năng hiệu quả hơn.
Hiện vẫn chưa rõ phạm vi và thời hạn của gói nâng cấp này. Tuy nhiên tương lai của Su-33 vẫn gắn bó chặt chẽ với tàu sân bay duy nhất của Nga, tàu Đô đốc Kuznetsov hiện đang được đại tu và tái trang bị sau 2 vụ tai nạn thảm khốc trong vài năm qua.
Theo Business Insider, quá trình tân trang tàu Đô đốc Kuznetsov bao gồm cải tiến sàn đáp hiệu quả và đáng tin cậy hơn, có khả năng triển khai cả các biến thể Su-33 và MiG-29K mới nhất.
Những cái chết liên tiếp trên tàu sân bay Mỹ USS George Washington Trong vòng 1 năm, thuỷ thủ đoàn tàu sân bay USS George Washington xảy ra 7 trường hợp tử vong, bao gồm 3 người tự sát trong hơn 1 tuần, và Hải quân Mỹ đang đối mặt sức ép phải giải trình. Tàu USS George Washington đi qua biển Hoa Đông hồi tháng 12.2010. Ảnh HẢI QUÂN MỸ USS George Washington, tàu sân...