Hành trình kỳ diệu đến với ngôi trường đại học danh giá nhất Việt Nam của cô gái từng bị tai nạn giao thông kinh hoàng
8 năm qua, Nhi (SN 2001) gắn liền với hàng chục ca mổ sau ca tai nạn kinh hoàng, những cuộc hội chẩn xuyên biên giới.
Máu nhuộm đỏ áo trắng đồng phục sau buổi tan trường
Cuối giờ chiều ngày cuối năm 2011, anh Nguyễn Anh Tuấn (Ngọc Lặc, Thanh Hoá) bàng hoàng nhận tin cô con gái 10 tuổi Nguyễn Anh Nhi bị tai nạn giao thông sau khi tan trường.
8 năm qua, chưa bao giờ anh Tuấn quên cảm giác hãi hùng lúc ấy. Người ở đầu dây bên kia báo con gái anh va chạm với xe chở cát, máu bê bết trên tấm áo đồng phục.
Anh phi như bay đến hiện trường. Con gái anh còn thở, còn cử động rất khẽ. Mọi người cấp tốc đưa em đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương sau đó chuyển thẳng ra Bệnh viện Việt Đức trong đêm.
Đến viện, bé Nhi được đưa ngay lập tức vào phòng phẫu thuật. Bé được xác định bị đụng dập và mất toàn bộ tổ chức thành bụng, đại tràng, ruột non tổn thương trên nhiều đoạn, mất rất nhiều máu trong ổ bụng. Sự sống của cô bé 10 tuổi xinh xắn đó rất mong manh.
Những tờ giấy ra viện và chứng nhận phẫu thuật của bệnh nhân Nguyễn Anh Nhi.
Ca mổ tiến hành xuyên đêm đến tận sáng hôm sau. Anh Tuấn còn nhớ rất rõ, biên bản phẫu thuật ghi con gái anh phải cắt toàn bộ đại tràng, toàn bộ tử cung, buồng trứng 2 bên, một phần bàng quang và niệu quản. Quan trọng nhất là mất hầu hết thành bụng nên sau mổ bệnh nhân được đặt miếng gạc che tạm các nội tạng bên trong để chăm sóc.
Chiến đấu bằng mọi giá
Con bị một loạt chấn thương nghiêm trọng nhưng vợ chồng anh Tuấn chưa bao giờ ngừng hi vọng. Điều kì diệu đã xảy ra. Sau ca mổ cấp cứu, bé Nhi dần tỉnh lại, nhận ra mọi người. Con đường chiến đấu với bệnh tật, chiến thắng số phận của bé bắt đầu.
Video đang HOT
Trong cuộc chiến đó, bé Nhi không đơn độc. Bé “có thêm” ngôi nhà thứ 2 là Bệnh viện Việt Đức và khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn.
“8 năm, con gái tôi trải qua 23 cuộc phẫu thuật với các chuyên gia đầu ngành, thậm chí có những lần tôi biết còn hội chẩn xuyên biên giới với các chuyên gia nước ngoài” – anh Tuấn nhớ lại.
PGS.TS Nguyễn Đức Chính, người đã điều trị bé Nhi khẳng định ca bệnh này không phải là ca cực kỳ nguy hiểm nhưng rất phức tạp: Quá nhiều tổn thương phải can thiệp cùng lúc, trong khi bệnh nhi quá nhỏ. “Mất toàn bộ thành bụng, việc chăm sóc và sửa chữa là điều không tưởng” – TS Chính nói.
Nhưng Nhi là cô bé may mắn. Cuộc chiến với bệnh tật của em không chỉ có sự đồng hành tận tâm của các bác sĩ ở khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn mà còn của nhiều đơn vị khác: Khoa phẫu thuật Nhi và Tiết niệu, Khoa Phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Khoa Hồi sức tích cực… của Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh nhi nghị lực, gia đình quyết tâm, các bác sĩ không có lý do gì để “bỏ cuộc”. Mỗi khi có chuyên gia nước ngoài đến bệnh viện và khoa, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn lại tận dụng cơ hội để tham khảo ý kiến chuyên môn.
“Thời gian đầu điều trị cho bé Nhi, các bác sĩ Mỹ cho rằng khả năng cứu sống, phục hồi chức năng là quá khó khăn vì khi đó bệnh nhân còn quá nhỏ” – BS Chính nhớ lại.
“Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyên chúng tôi và gia đình hãy cứ chờ đợi sự tiến bộ của y học, theo dõi chặt chẽ bệnh nhân”, BS Trần Tuấn Anh – một trong những người tham gia phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân Nhi cho biết.
Sau điều trị 3 tháng đã hình thành sẹo và có tổ chức che thành bụng.
Điều quan trọng nhất là dù bệnh nhân mất toàn bộ thành bụng, các bác sĩ đã dùng miếng lưới (mesh) che phủ nội tạng và đã có hiệu quả. Qua nhiều quá trình chăm sóc tổ chức hạt mọc và tạo thành thành bụng mới như hiện nay. Tuy nhiên thành bụng này không hề có cơ, gân… và những thành phần giữ như cấu tạo thành bụng bình thường.
“Điều kỳ diệu là bệnh nhân sau đó đã phát triển, hòa nhập cuộc sống và học tập như bao nhiêu các bạn khác để đến hôm nay thành một sinh viên y khoa” – BS Tuấn Anh chia sẻ.
Tương lai tươi sáng nơi giảng đường y khoa
8 năm qua đi, hàng chục ca mổ lớn nhỏ, không ai tin nổi cô bé có đôi mắt sáng trong ngày đó thoi thóp sự sống trước những cái lắc đầu của chuyên gia nước ngoài nay đã trở thành tân sinh viên
Đại học Y Hà Nội – một trong những trường đại học tốp đầu của Việt Nam với chất lượng đầu vào rất cao. 8 năm ra vào viện thường xuyên, Nhi nói em đã “phải lòng” màu áo blouse nên cô gái quê Thanh Hoá cố gắng học tập và mơ ước một ngày nào đó sẽ được khoác lên mình chiếc áo của sự thân thương, chia sẻ và thấu hiểu.
Nhi (áo kẻ) và các y bác sĩ trước ngày nhập học Đại học Y Hà Nội.
Thoả nguyện thành nhân viên y tế để sau này phục vụ bệnh nhân, Nhi biết, con đường phía trước của em còn nhiều vất vả và thử thách. Đó cũng là những thử thách đối với các bác sĩ khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn để hoàn thiện cơ thể cho Nhi. Hiện nay Nhi vẫn còn mang hậu môn giả và được theo dõi đánh giá sẽ đóng lại sớm khi điều kiện cho phép.
Không chỉ bệnh nhân Nhi, nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh, thương tổn bệnh lý như vậy đã được Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn cứu sống và trở lại với cuộc sống bình thường, được lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cũng như các đồng nghiệp đánh giá cao.
Võ Thu
Theo giadinh.net
Hà Nội: Bệnh nhân 38 tuổi bị thủng ruột thừa do nuốt tăm xỉa răng
Theo các bác sỹ chuyên ngành phẫu thuật tiêu hóa, khi bệnh nhân vô tình nuốt phải dị vật sắc nhọn, thông thường dị vật di chuyển trong lòng ống tiêu hóa, có thể gây thủng ruột non, đại tràng, dạ dày.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa phẫu thuật ca nội soi cắt ruột thừa điều trị bệnh lý viêm ruột thừa cấp cho nam thanh niên 38 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội.
Đáng lưu ý, bệnh nhân trên bị viêm và thủng ruột thừa là vì một que tăm do bệnh nhân vô tình nuốt phải.
Ngày 5/8, bệnh nhân N.P.M nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng dưới, sốt nhẹ, buồn nôn.
Sau khi thăm khám, bệnh nhân đã được các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và tiến hành phẫu thuật nội soi.
Theo các bác sỹ chuyên ngành phẫu thuật tiêu hóa, khi bệnh nhân vô tình nuốt phải dị vật sắc nhọn, thông thường dị vật di chuyển trong lòng ống tiêu hóa, có thể gây thủng ruột non, đại tràng hoặc dạ dày.
Với bệnh nhân M., dị vật là que tăm chui vào lòng ruột thừa và gây thủng ruột thừa, là trường hợp vô cùng hiếm gặp.
Theo các bác sỹ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, nguyên nhân viêm ruột thừa là do các yếu tố gây bít tắc ruột thừa như sỏi phân, vi khuẩn, virus, nấm... Trong trường hợp này, là do bệnh nhân vô tình nuốt phải dị vật là chiếc tăm. Dị vật này đã có một quá trình di chuyển vô cùng phức tạp. Sau khi đi qua miệng vào, dị vật đi xuống thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non sang manh tràng và chui qua gốc ruột thừa có đường kính rất nhỏ khoảng (2-4mm) nằm trong lòng ruột thừa và chọc thủng ruột thừa chui một nửa ra khoang bụng.
Sau phẫu thuật một ngày, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không sốt, không đau bụng, đã ăn nhẹ. Dự kiến bệnh nhân có thể ra viện sau vài ngày tới./.
Thuỳ Giang
Theo Vietnamplus
Cứu sống du khách nước ngoài nguy kịch do tai nạn giao thông Bệnh nhân Fung Siu M. (SN 1978), quốc tịch Hong Kong đã được Bệnh viện đa khoa (BVDK) Khánh Hòa cứu sông sau khi lâm vào tình trạng nguy kịch do tai nạn giao thông. Lúc10h ngày 12/7 khi di chuyển bằng ô tô tại khu vực vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận, bà Fung Siu M. bị tai...