Hành trình khám phá mùa thu miền Non nước Cao Bằng
Mùa thu “dạm ngõ” miền Non nước Cao Bằng khiến bao du khách đam mê khám phá thiên nhiên phải bâng khuâng, xao xuyến.
Mảnh đất vùng cao đẹp mộng mơ với những vạt nắng xuyên mây, phủ sắc vàng lấp lánh trên cánh đồng lúa chín ngát hương đã làm nao lòng bao du khách gần xa.
Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) – điểm đến lý tưởng trên hành trình khám phá mùa thu Non nước Cao Bằng
Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có hệ thống sông, hồ, thác, núi vừa kỳ vĩ, hiểm trở, vừa thơ mộng, trữ tình. Tạo hóa ban tặng cho nơi đây những kiệt tác thiên nhiên hiếm có, đó là thác Bản Giốc đẹp tựa như chốn bồng lai tiên cảnh; thung lũng núi Mắt Thần đầy hoang sơ, bí ẩn, hay dòng suối Lê-nin trong veo, mát lành – viên ngọc xanh của núi rừng Pác Bó… Đến với mảnh đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc Cao Bằng, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, gặp gỡ những người dân bản địa thuần hậu, mến khách và khám phá nhiều làng nghề độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. Cao Bằng mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng chứa đựng bao điều thú vị làm say lòng lữ khách phương xa. Thế nhưng, có lẽ vẻ lãng mạn, bình yên khi đất trời vào thu lại khơi gợi cho người ta nhiều cảm xúc nhớ thương, bồi hồi hơn cả.
Khoảng trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 hằng năm, khi mùa thu đến, tiết trời dịu mát là thời điểm những cánh đồng lúa trĩu bông ở Trùng Khánh lần lượt rực rỡ sắc vàng. Đây cũng là dịp lý tưởng để khám phá thác Bản Giốc vì làn nước trong xanh, yên ả, hòa quyện với mùa lúa chín dưới chân thác tạo thành bức họa miền biên viễn đẹp đến nao lòng. Từng đợt sóng nước tung bọt trắng xóa giữa một vùng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
“Biển vàng” mênh mông lúa chín thu hút đông đảo du khách và các nhiếp ảnh gia đến chiêm ngưỡng, săn tìm khoảnh khắc mùa thu miền biên viễn
Du khách ghé chơi thung lũng Phong Nặm, Ngọc Côn (Trùng Khánh) sẽ choáng ngợp trước “biển vàng” mênh mông. Sắc thu phủ lên ruộng đồng thứ ánh sáng dịu dàng, ấm áp, nhất là trong khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn. Buổi ban mai, trong không gian vẫn còn đẫm hơi sương, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh huyền ảo của những tia nắng xuyên qua làn mây bồng bềnh, chiếu rọi bừng sáng cả một vùng rộng lớn. Dòng sông Quây Sơn uốn lượn như dải lụa mềm, ôm lấy sóng lúa dập dờn được nắng vàng rót mật. Bức tranh làng quê tràn đầy sức sống với núi non trập trùng hết lớp này đến lớp khác, những mảng màu của ruộng lúa, rặng tre, nếp nhà đan xen vào nhau. Khi chiều tà, không gian lảng bảng sương khói, sắc đỏ hồng ma mị trên nền trời. Xa xa vang vọng tiếng lá cây xào xạc, tiếng trẻ con nô đùa, tiếng người gọi nhau đưa trâu về chuồng. Hoàng hôn chính là khoảnh khắc được nhiều nhiếp ảnh gia săn đón khi đến với nơi đây.
Thêm một địa điểm chiêm ngưỡng mùa vàng Cao Bằng không kém phần thơ mộng chính là những thửa ruộng bậc thang ở xóm Hoài Khao, Lũng Mười, xã Quang Thành (Nguyên Bình). Cánh đồng lúa sở hữu vị trí tọa lạc “treo” trên những sườn núi chênh vênh, chồng lên nhau như những nấc thang kéo dài lên tận đỉnh núi. Đâu đó, thấp thoáng bên thửa ruộng chờ ngày gặt là hình ảnh bà mẹ người Dao Tiền địu con thăm đồng hay đám trẻ hồn nhiên rủ nhau bắt châu chấu, cào cào.
Video đang HOT
Hạt dẻ – đặc sản thơm ngon nổi tiếng của “xứ sở thần tiên”
Du lịch Cao Bằng mùa thu, ngoài việc tham quan vãn cảnh tại các địa điểm nổi tiếng, du khách còn có cơ hội trải nghiệm hoạt động thu hoạch hoạt dẻ cùng người dân địa phương. Vườn dẻ tập trung nhiều ở các xã: Chí Viễn, Đình Phong, Phong Châu, Khâm Thành, Đàm Thủy, Ngọc Khê (Trùng Khánh)… Những gốc dẻ cổ thụ to vài người ôm mới xuể, tán lá xanh đung đưa trong làn gió heo may. Lúc còn xanh, quả dẻ có lớp vỏ ngoài xù xì như quả chôm chôm, khi chín vỏ sẽ ngả màu vàng cháy. Không trèo lên cây hái như những loại quả khác, cách thu hoạch dẻ khá thú vị. Cây dẻ cao, quả nhiều gai, muốn thu hoạch phải chờ quả dẻ chín tự rụng xuống đất hoặc dùng sào tre móc cành rung cho quả dẻ chín rụng, để lộ những hạt nâu sậm căng tròn. Thưởng thức món hạt dẻ nướng ngọt bùi, nóng hổi ngay tại vườn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trên hành trình khám phá “xứ sở thần tiên” của du khách.
Một món quà mùa thu không thể bỏ qua là cốm Cao Bằng, sản vật chắt lọc từ tinh túy của đất trời cùng với sự mộc mạc thô sơ của đồng bào dân tộc Tày. Cốm được gói bởi lá chuối xanh nõn, buộc cọng rơm vàng còn thơm mùi lúa nếp. Hạt cốm dẹp, mỏng, dẻo ngọt, xanh nguyên màu lúa non; hương thơm dìu dịu, man mác đem đến cảm giác thật thư thái, bình yên. Trong cái se lạnh mùa thu, ăn món cốm hạt dẻ thơm ngon, độc đáo, lắng nghe điệu Then, đàn tính thấy cuộc sống thêm vui tươi, thanh nhã.
Thu sang, khắp những vùng trồng hồng đều rực màu quả chín. Những vườn hồng sai trĩu quả, căng mọng, lúc lỉu như chiếc đèn lồng bám vào cành lá, tạo thành góc checkin lung linh thu hút nhiều bạn trẻ tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Quả hồng mềm mọng nước, hồng ngâm ngon ngọt, giòn tan là thức quà dung dị miền sơn cước gửi tới du khách.
Hành trình 3N2Đ chinh phục Cao Bằng hoang sơ của chàng trai mang nón lá vi vu khắp thế gian
Chàng trai TinTin Advs với chiếc nón lá quen thuộc đã có một chuyến đi khám phá vùng biên cương Tổ quốc 3N2Đ với chi phí chưa tới 2 triệu đồng.
Hội "mê xê dịch" chắc chắn cũng đã từng nghe đến cái tên TinTin - chàng travel blogger có ước mơ chinh phục mọi vùng đất, đã mang chiếc nón lá "vi vu" 8 quốc gia. Vì vậy, người ta còn gọi TinTin (tên thật là Tiến) với cái tên là "anh chàng nón lá".
Và lần này, chàng travel blogger chẳng đi đâu xa xôi mà chọn khám phá chính vùng đất quê hương, mảnh đất chữ S với một chuyến đi lên Cao Bằng. Trải nghiệm của anh chàng không phải là những chuyến nghỉ dưỡng, những tấm hình "sống ảo" mà thực sự là trải nghiệm những điều hoang sơ nhất.
Anh chàng chia sẻ mình là 1 người đặc biệt yêu những con thác và đã chinh phục hầu hết các con thác lớn và hùng vĩ bậc nhất Việt Nam như: Pongour ở Đức Trọng - Lâm Đồng (lớn thứ 2 Việt Nam), thác K50 ở Gia Lai (hiểm trở và đáng chinh phục nhất), thác Yangly - Khánh Hoà, thác Đỗ Quyên - Huế (cao hơn 100m). Vì vậy, thác Bản Giốc - con thác lớn nhất Việt Nam của Cao Bàng là 1 trong những địa danh được anh đưa vào danh sách mơ ước lâu nay. Hãy cùng khám phá chuyến hành trình thú vị của TinTin nhé!
Di chuyển
- Thủ đô HN cách thành phố Cao Bằng tầm 290km và quãng đường đi chuyển tầm 6 tiếng đồng hồ. Tớ đặt xe giường nằm Limousine của nhà xe Thanh Ly giá vé 220.000/vé - giường phòng.
Sdt: 0944.266.266
Chuyến muộn nhất và hợp lý nhất là 9:30pm - đến bến 4am. Xe mới đẹp, chăn ấm, có sạc điện thoại và cho khách ngủ thêm 2-3h khi đến bến xe (vì đến tầm 4-5h sáng).
Lịch trình
Ngày 1:
- 7am mình rời bến xe thuê xe máy ở xe Phương Hải với giá 150k/ngày/ xe số, cần số điện thoại các bạn cứ hỏi chị Google. Sau đó mình đi ăn sáng ở quán phở trong thành phố và uống cà phê ở quán được đánh giá ổn nhất thành phố Cao Bằng - cafe Tộc. Quán trang trí khá xinh xắn và chất lượng nước ổn.
- Tầm 12h, mình bắt đầu chạy lên huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng tầm 86km. Dọc đường cảnh quan rất đẹp, mộc mạc và bình dị. Mình đến homestay Quang Thuận nhận phòng, homestay này cách thác Bản Giốc 2km và động Ngườm Ngao 1km, nằm giữa làng đá cổ hơn mấy trăm năm nên nhà kiểu truyền thống rất xinh. Anh chị chủ nhà rất vui tính và nhiệt tình.
Một homestay vô cùng thân thiện và đồ ăn ngon nữa
Phòng có giá 180k/phòng đơn, phòng tập thể 100k/ng. Ăn tối tầm 100 - 150k/ng (tuỳ món gọi). Ăn trưa 80k/ng
Có thể nói homestay này là điểm nhấn sáng nhất của chuyến đi, là trải nghiệm tuyệt nhất vì các món anh chị nấu rất ngon (tất cả nguyên vật liệu như rau, gà, vịt là từ vườn nhà) và cách cư xử, đối đãi khách của anh chị. Đây là 1 nơi bạn nên ở nhất ở Trùng Khánh - Cao Bằng.
Sdt: 0375814059 (Chị Mac Khon)
Ngày 2:
- 7h sáng anh chị đã chuẩn bị cà phê và ăn sáng rồi gọi mình dậy. Anh xào mì rau ngon tuyệt vời.
- 10h anh dẫn mình đi theo đường người bản địa khám phá thác Bản Giốc ở tầng thác 2 - 3, tầng này không có khách du lịch mà chỉ có người địa phương câu cá. Sau đó leo xuống tầng nhất mà các bạn hay thấy. Thác Bản Giốc vô cùng hùng vĩ và xinh đẹp.
Trong chuyến đi này, anh chàng không quên mang theo chiếc nón lá quen thuộc
Nơi đây đẹp tựa chốn tiên cảnh
- 1:30pm thì về lại nhà, chị đã dọn cơm. Ăn cùng gia đình rồi nghỉ ngơi tới 3h chiều thì anh dẫn khám phá động Ngườm Ngao với hơn 2km tối tăm không dành cho khách du lịch, đi bộ tầm 6-7km.
Động Ngườm Ngao tối tăm nên ít khách du lịch biết đến
Sau 1 ngày dài trải nghiệm, anh chị chuẩn bị bữa cơm ngon lành, nóng và rượu người đồng bào hết chê đâu được. Ấm áp lắm.
Gà nướng anh chị chủ homestay làm siêu ngon
Ngày 3:
- Sáng thức dậy ăn cơm lam do anh chị và Bà ngoại làm cả đêm hôm qua. 10h ra chợ quê mua quà và lấy cái áo ấm tặng cho cháu nhỏ con anh chị.
- Chạy về lại Tp Cao Bằng - ăn uống - check in - cà phê và lên xe về HN lúc 9:30pm. Các bạn có thể ghé núi Mắt Thần cùng cung đường lên Bản Giốc, khám phá suối Lê Nin, hang Pác Pó nhé.
Cao Bằng còn rất nhiều địa điểm thú vị để khám phá
Một chuyến đi vô cùng mãn nguyện với anh chàng Tin Tin
Tổng chi phi phí chuyến đi chỉ tầm 2 tr iệu và 1 trải nghiệm rất lý thú - hạnh phúc. Mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi của anh chàng Tin Tin, hội "mê đi" đã nắm được lịch trình cho chuyến phượt về với Cao Bằng hoang sơ - nơi biên cương Tổ quốc xinh đẹp!
Hoa đỗ quyên bung nở trên đỉnh Phia Oắc, Cao Bằng Cứ vào mùa xuân hằng năm, hoa đỗ quyên lại bung nở trên đỉnh Phia Oắc thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Từng cây đỗ quyên nở hoa trắng hồng lấp ló dưới thảm thực vật xanh ngát, góp phần tạo nên điểm nhấn cho du khách trên hành trình khám phá Tuyến du lịch trải nghiệm "Khám phá...