Hành trình hiểm nguy của người Triều Tiên đào tẩu
Để đến được Hàn Quốc, người Triều Tiên đào tẩu phải giao phó số phận của mình cho những tay buôn người chuyên nghiệp với bao hiểm nguy rình rập.
Ngồi trong một chiếc taxi đậu bên cạnh dòng sông Áp Lục, biên giới giữa Trung Quốc với Triều Tiên, ông Lee lấy tay xoa cằm và kể lại câu chuyện đào tẩu của mình với một phóng viên CNN.
Một trạm kiểm soát biên phòng Triều Tiên bên bờ sông Áp Lục
Người đàn ông Triều Tiên này trốn được sang Trung Quốc nhờ một băng nhóm buôn người chuyên nghiệp có biệt danh là “xà thủ”, những kẻ đã cung cấp thức ăn và quần áo cho ông khi vượt biên.
Lee trò chuyện bằng những câu đứt quãng: “Tôi từng là một người lính. Tôi đã phạm phải một sai lầm trong doanh trại và tôi buộc phải ra đi”.
Ông Lee không nói rõ ông đã làm điều gì trong doanh trại đến mức phải bỏ xứ mà đi, và cái tên “Lee” cũng không phải là tên thật, bởi ông còn phải bảo vệ mạng sống cho vợ con đang ở Triều Tiên. Chỉ biết rằng, ông đã phải giao phó số phận của mình cho những kẻ buôn người chuyên nghiệp, giống như hàng ngàn người đã đi trước ông.
Các quan chức Liên hợp quốc và các tay buôn người cho hay những người Triều Tiên đào tẩu thường phải đối mặt với một hành trình trốn chạy tới Hàn Quốc tị nạn vô cùng gian nan và nguy hiểm. Tuy nhiên, vượt biên vào Trung Quốc lại là phần dễ nhất trong cả hành trình đó.
Lính biên phòng Triều Tiên
Lee nói: “Chúng tôi đều biết cách làm thế nào để thoát sang Trung Quốc. Rất nhiều người ở Triều Tiên biết điều đó”.
Mạng lưới ngầm dưới mặt đất
Video đang HOT
Trong nhiều năm trời, cả một mạng lưới ngầm dưới mặt đất đã được xây dựng để đưa những người như ông Lee vượt biên qua Trung Quốc.
Một số tổ chức hoạt động từ thiện Hàn Quốc từng vận hành một hệ thống đường ray ngầm để vận chuyển người Triều Tiên tới Đan Đông, thành phố biên giới của Trung Quốc nằm bên bờ sông Áp Lục. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã siết chặt quản lý biên giới và giải tán những tổ chức này.
Giờ đây, những người đào tẩu phải phó thác số mệnh của mình cho những tay “xà thủ”.
Ông Jeremy Douglas, đại diện Văn phòng Chống Ma túy và Tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) nói: “Họ phải hoạt động trong bí mật, vì nếu họ vượt biên ra khỏi Triều Tiên và bị phát hiện, họ sẽ bị trục xuất về nước”.
Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn thực hiện chính sách trục xuất người Triều Tiên vượt biên về nước, bởi họ coi những người này là các đối tượng “nhập cư kinh tế bất hợp pháp”.
Người Triều Tiên đào tẩu tưởng nhớ thân nhân đã khuất từ biên giới Hàn Quốc
Hồi tháng trước, 11 người Triều Tiên đào tẩu đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ khi đang tìm cách vào Myanmar, trong đó có một em bé mới chỉ 7 tuổi. Theo một báo cáo của Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền Triều Tiên, một khi những người này bị trục xuất về nước, họ có thể phải chịu những hình phạt khắc nghiệt như bắt giam, cải tạo lao động, thậm chí là tử hình.
Vì chính sách này của Trung Quốc nên con đường tới được Hàn Quốc của những người đào tẩu này gặp muôn vàn khó khăn, nguy hiểm.
Miền đất hứa
Ông Douglas nói: “Từ Triều Tiên, người ta phải dựa vào các đường dây buôn người để vượt biên bằng những tuyến đường đã được vạch sẵn. Một dòng người ổn định vẫn thường xuyên đào tẩu khỏi Triều Tiên bằng cách này”.
Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền, những người đào tẩu Triều Tiên thường đi thành từng nhóm nhỏ, thường xuyên đổi xe để đối phó với nhà chức trách Trung Quốc và sau đó tìm cách đến được biên giới với Lào. Việc đi lại bằng tàu hỏa hay máy bay là vô khả thi vì họ không có các giấy tờ thông hành cần thiết.
Một người Triều Tiên đào tẩu thành công đến Hàn Quốc
Sau khi đến được Lào, họ sẽ tìm đường qua Thái Lan, “miền đất hứa” đối với những người Triều Tiên đào tẩu, bởi Thái Lan cho phép trao trả họ cho Hàn Quốc, vì hiến pháp Hàn Quốc coi toàn bộ người Triều Tiên đều là công dân nước mình.
Nhưng mọi chuyện chưa phải đã hết sau khi họ đến được Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cấp cho họ một số vốn “khởi nghiệp” để giúp họ bắt đầu một cuộc sống mới. Thế nhưng nhiều người trong số họ đã phải trao hết số vốn này để trả công cho những “xà thủ” đã giúp họ đào tẩu, nếu không, họ sẽ trở thành nạn nhân của những băng đảng buôn người này.
Còn ông Lee mới chỉ ở giai đoạn đầu của hành trình dài đầy khó khăn này. Hiện ông đang được các “xà thủ” cung cấp thức ăn, quần áo trong khi chờ thời cơ trốn sang Lào, và ông hy vọng sẽ được đặt chân đến Seoul vào một ngày không xa, dù phải chịu bao hiểm nguy đi chăng nữa.
Theo Hồng Hà (Theo CNN) (Khám phá)
LHQ bỏ phiếu đưa Triều Tiên ra tòa án quốc tế
Đa số các nước trong Đại hội đồng Liên hợp quốc ủng hộ đưa Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ngày 18/11, Ủy ban Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét đưa tình hình vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Một cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc
Với đa số áp đảo, các quốc gia trong Đại hội đồng đã nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết gia tăng sức ép buộc lãnh đạo Triều Tiên phải nhận trách nhiệm trước tình trạng "vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" ở nước này.
Bản dự thảo nghị quyết do Liên minh châu Âu và Nhật Bản soạn thảo được đưa ra dựa trên kết quả điều tra của một báo cáo viên đặc biệt do Tổng Thư ký LHQ bổ nhiệm về tình hình nhân quyền của Triều Tiên cũng như báo cáo của Uỷ ban Điều tra.
Bản báo cáo với lời khai của hơn 80 nạn nhân và nhân chứng này đã mô tả tình hình vi phạm nhân quyền "phổ biến và có hệ thống" ở Triều Tiên như tra tấn, giam giữ tùy tiện, thủ tiêu, hành hình và đối xử vô nhân đạo.
Trước khi cuộc bỏ phiếu này diễn ra, Bình Nhưỡng đã tích cực vận động hành lang nhằm rút điều khoản đưa ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế trong bản dự thảo nghị quyết nhưng không thành công. Một điều khoản sửa đổi do Cuba đề xuất cắt bỏ đoạn đưa Triều Tiên ra trước ICC trong dự thảo nghị quyết cũng bị Ủy ban Nhân quyền LHQ bác bỏ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Ông Choe Myong-nam, Phó Tổng Thư ký phái bộ Triều Tiên tại LHQ cho rằng bản dự thảo nghị quyết trên là sản phẩm của một âm mưu chống lại chính phủ Triều Tiên. Theo ông Choe, bản báo cáo của Ủy ban Điều tra đầy những "lời khai dối tra" từ những kẻ đào tẩu "tội phạm".
Ông này cũng cáo buộc Mỹ và đồng minh đang đứng đằng sau chiến dịch chống lại Bình Nhưỡng, và có vẻ như ông đã lên giọng đe dọa rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục thử hạt nhân nếu bị cộng đồng quốc tế gây sức ép.
Quan chức Triều Tiên này phát biểu: "Chiến dịch nhân quyền phi lý và lố bịch do Mỹ và chư hầu dàn dựng chống lại hệ thống xã hội và nhà nước Triều Tiên khiến chúng tôi cảm thấy không cần phải kiềm chế trong hoạt động thử hạt nhân".
Dự thảo nghị quyết này đã nhận được sự ủng hộ của 111 quốc gia, tuy nhiên cũng có một số quốc gia bỏ phiếu trắng, trong đó gần một nửa là các nước châu Phi vốn không mấy tin tưởng vào ICC.
Chỉ có 19 quốc gia bỏ phiếu chống dự thảo nghị quyết đòi đưa Triều Tiên ra trước tòa án quốc tế này. Trung Quốc và Nga cũng bỏ phiếu phản đối bản dự thảo nghị quyết, và khi nó được trình ra trước Hội đồng Bảo an, nhiều khả năng biện pháp này sẽ bị hai nước trên phủ quyết.
Sau khi được Đại hội đồng thông qua, bản dự thảo nghị quyết này sẽ được đưa ra xem xét chính thức trước Hội đồng Bảo an vào tháng 12 tới đây.
Theo Hồng Hà (Theo AFP) (Khám phá)
Triều Tiên: Cựu cận vệ kể lại đòn tra tấn kinh hoàng Cựu cận vệ quốc gia Triều Tiên bị tra tấn dã man trong tù khi tìm đường đào tẩu sang Hàn Quốc. Trên bắp chân của Lee Young-guk chằng chịt hàng chục vết sẹo tím bầm. Ông cho biết đó là hậu quả của những trận đòn kinh hoàng mà ông phải hứng chịu trong nhà tù khét tiếng nhất của Triều Tiên....