Hành trình giành giật sự sống cho người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn
Trong quá trình điều trị cho người đàn ông ở Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa cắn, có những lúc gần như bế tắc, tính mạng bệnh nhân như “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng với kinh nghiệm, sự quyết tâm và trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa bệnh nhân từ cửa tử trở về với gia đình một cách ngoạn mục.
Người đàn ông mang rắn hổ mang chúa vào bệnh viện sau khi bị cắn.
Ngày 11/9, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM cho biết, người đàn ông 38 tuổi ở Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa cắn đã hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân giao tiếp, ăn uống tốt và có thể xuất viện.
Nhìn lại hành trình cứu chữa cho bệnh nhân, các bác sĩ vẫn chưa hết hồi hộp khi có những lúc gần như bế tắc, sự sống của bệnh nhân bị uy hiếp bởi nọc độc của rắn hổ mang chúa quá mạnh.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, đã 16 năm từ khi thành lập khoa đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 15.000 trường hợp bị rắn cắn, trong đó chỉ 8 người bị rắn hổ mang chúa cắn và chỉ 2 người được cứu sống.
Bác sĩ Hùng chia sẻ về hành trình cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân đầu tiên được cứu sống cách đây khoảng 7 năm là nhờ chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy rất nhanh, chỉ khoảng 25 phút sau khi bị rắn cắn, nọc độc chưa kịp phát tán rộng. Còn trường hợp này, sau nhiều tiếng bị rắn cắn thì bệnh nhân mới được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, nọc độc đã lan rộng và tình trạng diễn biến xấu rất nhanh.
“Nọc rắn hổ mang chúa gần như độc nhất trong các loại rắn trên cạn. Tùy trạng thái con rắn khi cắn và nhiều yếu tố liên quan nên đôi khi sự sống cả con ngời sau khi bị cắn chỉ được tính bằng phút. Vì vậy, số lượng người về được Chợ Rẫy sau khi bị cắn rất hiếm”, bác sĩ Hùng nói.
Chính vì nọc độc của rắn hổ mang chúa quá mạnh phần lớn trường hợp diễn biến nặng nhanh khiến bác sĩ không kịp trở tay để cứ chữa nên kinh nghiệm điều trị phải chắt chiu qua từng ca bệnh.
Những ngày đầu tưởng chừng không thể cứu được bệnh nhân.
Trong trường hợp này, các bác sĩ đã có sự chủ động, tiến hành chuẩn đoán và can thiệp sớm, đi trước diễn tiến bệnh một bước. Dù vậy, sau khi nhập viện ngày thứ 2, tình trạng của bệnh nhân vẫn xấu đi. Các bác sĩ đã liên tục can thiệp nhiều biện pháp từ đặt máy thở, lọc máu, huyết tương.
“Trong đêm thứ 2 ngày thứ 3 sau khi nhập viện, tình trạng của bệnh nhân rất xấu, nhiều lúc chúng tôi cũng lo lắng không thể cứu chữa được. Tuy nhiên, với kinh nghiệm những ca trước đó, mọi thứ đều đi trước, đoán trước, xử lý trước kèm theo sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì mới cứu được bệnh nhân chứ nếu đi theo diễn biến bệnh thì khả năng cao là bệnh nhân sẽ tử vong”, bác sĩ Hùng chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Lý Minh Duy chia sẻ về những khó khăn trong thời gian chữa trị cho bệnh nhân.
Là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân từ khi nhập viện, bác sĩ Nguyễn Lý Minh Duy, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chở Rẫy, thấm thía sự gian nan và khó khăn trong hành trình giành giật sự sống cho bệnh nhân. “Các vùng da bị hoại tử nhanh, lan rộng trên cơ thể bệnh nhân. Chúng tôi phải thường xuyên cắt lọc mô hoại tử, giảm nhiễm độc, điều trị rối loạn nhịp tim, suy tạng, ghép da… Đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã vượt qua những nguy hiểm, có thể trở về cuộc sống bình thường là sự cố gắng và hợp sức của nhiều chuyên khoa”, bác sĩ Duy nói.
Hồi phục kỳ diệu sau gần 1 tháng điều trị tích cực, có thể nói chuyện, ăn uống bình thường, nam bệnh nhân bày tỏ lòng biết ơn đến các bác sĩ đã tận tình cứu chữa cho mình cũng như những nhà hảo tâm đã ủng hộ tiền để trang trải viện phí. “Không biết nói gì hơn, tôi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ, họ đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Xin cảm ơn các nhà hảo tâm đã quyên góp cho gia đình số tiền lớn để trang trải viện phí suốt thời gian qua”, người đàn ông chia sẻ.
Bệnh nhân đã hồi phục và có thể xuất viện.
Nhắc lại lúc bị rắn cắn, người này cho biết, thấy con rắn to quá nên đã nhảy vào dùng cả hai chân đè lên để bắt thì bất ngờ bị nó quay lại cắn vào đùi. “Lúc đó tôi mới biết là rắn độc nên cố gắng giữ bằng được con rắn mang vào bệnh viện. Đây là bài học cực kỳ lớn, từ nay tôi không dám bắt rắn nữa và cũng khuyên mọi người thấy rắn độc thì nên tránh xa, không nên liều mình bắt nó như tôi”, bệnh nhân nói.
Trước đó, ngày 19/9, người đàn ông 38 tuổi ở Tây Ninh thấy con rắn hổ mang chúa lớn nên vây bắt với ý định bán lấy tiền đóng học cho con. Tuy nhiên, trong lúc bắt, người này bị con rắn quay lại cắn vào đùi nên đem cả rắn đến bệnh viện địa phương, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Vợ người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin chân của chồng được giữ lại
Chị T. - vợ anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn cho biết, bác sĩ thông báo với chị rằng chân của anh T. (nơi bị rắn cắn) sẽ giữ lại được. Nghe đến đây, chị T. thực sự mừng rỡ và thở phào nhẹ nhõm.
Hiện tại, tình hình sức khỏe của anh P.V.T bị rắn hổ mang chúa cắn đã khá hơn, X-Quang phổi được cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc đã cải thiện, vết thương ở đùi không lan thêm. Bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ khá.
Những ngày chồng nhập viện vì bị rắn cắn, chị T. - vợ anh P.V.T phải liên tục túc trực tại bệnh viện. Trước đó chị vô cùng lo lắng vì bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe của chồng chị diễn biến khá phức tạp.
Thế nhưng, sáng nay, chị mừng rỡ hơn khi biết tin chân của chồng mình được giữ lại chứ không bị cắt bỏ đi.
Chia sẻ với báo Đất Việt, chị T. mừng rỡ thông báo chồng của chị đã tạm ổn: " Sáng nay bác sĩ phát loa gọi tên tôi, tôi lo sợ lắm, khi bác sĩ nói tình trạng ảnh đã ổn hơn thì tôi thở phào. Tôi được vào thăm chồng 2 lần, mỗi lần khoảng 2 phút.
Khi tôi hỏi bác sĩ là chân của ảnh (nơi bị rắn cắn) có giữ lại được không? Bác sĩ trả lời là có. Bác sĩ có giải thích là không bị tắc mạch máu, tôi nghe được đến đó chứ không hiểu nhiều lắm".
Chị T. - vợ anh P.V.T, người đàn ông bị rắn hổ mang cắn.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Lý Minh Duy (Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết: "Vết thương ở đùi của bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình phẫu thuật, cắt lọc phần mô chết. Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn thở máy, tổn thương thận, đang được lọc máu liên tục và phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Trong thời gian tới, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu và điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng vết thương ở đùi của bệnh nhân, có khả năng phải cắt lọc phần mô chết thêm nhiều lần nữa và sẽ tiến hành ghép da khi vết thương ổn định".
Anh T. đang được theo dõi, chưa trị
Trước đó, vào ngày 23/8, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nọc độc của rắn khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa cơ quan gồm suy thận cấp, suy gan, viêm cơ tim, chỉ số bạch cầu thấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hoại tử, nhiễm trùng tại vị trí vết cắn ở đùi.
Anh T. đem cả con rắn mình đến bệnh viện
Đây là trường hợp bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa dài 2,5 mét, nặng 4,6kg cắn vào đùi. Ngay sau đó, anh T. được gia đình chở đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu rồi chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh T. được truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Người đàn ông bị nọc độc rắn hổ mang chúa núi Bà Đen tấn công sẽ xuất viện trong 2 tuần tới Nạn nhân người Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa cắn hiện tình trạng nguy hiểm nhất đã qua, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không còn thở oxy, tự ngồi dậy được, ăn uống được... Sáng 5-9, cập nhật về diễn tiến nạn nhân rắn hổ mang chúa cắn, BS Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP...