Hành trình gian nan đưa cà gai leo đạt chuẩn OCOP 4 sao của người kỹ sư trẻ
Tại các chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP ( mỗi xã một sản phẩm) trực tuyến của Hà Nội trong năm nay, khách hàng chú ý đến sản phẩm trà túi lọc cà gai leo đạt chuẩn 4 sao tại huyện Chương Mỹ của một kỹ sư nông nghiệp 8x.
Anh Phan Trung Kiên kiểm tra giống cây cà gai leo tại vườn ươm.
Anh Phan Trung Kiên sinh năm 1980, trong gia đình thuần nông, tại thôn Đoàn Kết, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sau khi, tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Nông nghiệp (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), anh Kiên đi theo ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không mấy thành công. Từ khó khăn ấy, anh kỹ sư 8X đã nảy ra suy nghĩ tìm hướng đi khác trong sự nghiệp của mình.
Anh Phan Trung Kiên chia sẻ, qua tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp, anh nhận thấy cà gai leo là một vị thuốc nam quý, được Y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan. “Tôi nhớ những lần đi uống rượu say, về nhà được mẹ đun nước cây cà gai leo uống giải rượu, mát gan. Do đó, khi có ý định chuyển hướng kinh doanh tôi tìm hiểu kỹ về loại cây thuốc dân gian này. Theo công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu, sản phẩm thuốc có tên Haima được chiết xuất từ cây cà gai leo, đã làm âm tính viêm gan B. Từ công dụng của cây cà gai leo trong y học và nhu cầu thu mua của công ty dược, năm 2015 tôi và 3 người bạn cùng chí hướng thành lập vùng trồng nguyên liệu cà gai leo tại xã Miếu Môn (Chương Mỹ).
“Cây cà gai leo dễ trồng, thường mọc dại và được người dân làm vị thuốc nam. Tuy nhiên, để trồng thành nguyên liệu bán cho các công ty dược lại là một câu chuyện khác”, anh Phan Trung Kiên chia sẻ.
Khi bắt tay chuyển ngang sang lĩnh vực trồng cây dược liệu, anh Kiêm gặp trở ngại đầu tiên là câu chuyện giá bán nguyên liệu. Lúc bắt đầu trồng, giá nguyên liệu tới 150.000 đồng/kg nhưng khi mở rộng vùng nguyên liệu lên 20 ha. Lúc này, giá nguyên liệu tụt xuống 35.000 đồng/kg khiến đơn vị của anh lao đao. Cái khó ló cái khôn, anh Kiên quyết định không phụ thuộc vào công ty dược nữa mà tự phơi khô thành phẩm, rồi bán trực tiếp tới người dùng. Anh Kiên tiếp thị online sản phẩm cà gai leo phơi khô cho những người quen trước đây để làm đồ uống giải nhiệt. Khi dùng thấy hiệu quả thì người nọ truyền miệng người kia, nhờ đó anh bán được mỗi tháng vài tấn. Về sau, nghe góp ý của người dùng, anh Kiên không chỉ bán trà ở dạng thô mà chế ra trà túi lọc để tiện khi dùng và có mẫu mã đẹp hơn trong việc bảo quản, để lâu hơn.
Chính vì vậy, để thuận tiện cho mở rộng sản xuất và định hình sản phẩm mới, năm 2016, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long ra đời. Anh Kiên đăng ký mẫu mã, thương hiệu cho sản phẩm lên Cục Sở hữu Trí tuệ. Tuy nhiên, chọn nhiều tên nhưng bị trùng nên vợ anh Kiên khuyên: “Mình trồng dược liệu đề cao hai yếu tố sạch và dược tính thì lấy hai chữ đầu của từ đó viết tắt và ghép lại để đặt tên sản phẩm là Sadu”. Từ đó trà túi lọc cà gai leo với tên viết tắt sạch và dược tính được chấp nhận.
Để có được thương hiệu trà gai leo đạt tiêu chuẩn OCOP, anh Kiên chia sẻ cũng gặp không ít thất bại. Đầu tiên là hệ thống tưới quá cao cấp, mỗi ha 400 – 500 triệu trong khi cà gai leo vốn là cây hoang dại, sức sống khỏe, thành ra lãng phí. Tiếp đến khi mở rộng diện tích theo hướng ngược lại khi thuê tiếp diện tích trồng cây làm trà túi lọc nhưng lại chủ quan không bón lót nên không có hệ thống tưới lẫn lưới che nên cây lên kém, dược tính thấp nên lại lỗ. Tiếp đó là khâu chế biến thành trà ban đầu chưa có kinh nghiệm nên mùi nồng không tiêu thụ được sản phẩm…
Video đang HOT
Theo anh Kiên, để từ cây sống hoang dã tưởng dễ trồng nhưng để thành cây dược liệu, ra thành phẩm là trà để bán trên thường trường, nhất là vào sản phẩm OCOP đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy chuẩn.
Anh Kiên chia sẻ: “Có được sản phẩm rồi thì khâu tiệu thụ là cả vấn đề, trước đây kinh doanh nhỏ lẻ nên khi bán online doanh số tốt, tôi chuyển sang đưa tiếp thị các cửa hàng, đại lý tại các thành phố lớn nhưng quản trị chưa tốt nên lại lỗ. Nay lại dịch bệnh nên tôi chuyển sang hình thức bán online và nghiên cứu cách quản trị bán hàng tiêu thụ sản phẩm sao hiệu quả. Về khâu trồng dược liệu, sau nhiều lần thất bại, tôi đã rút kinh nghiệm và rút ra quy trình chuẩn trong quá trình trồng theo hình thức hợp tác công ty đầu tư giống và quy trình trồng. Cây cà gai leo dễ trồng và tận dụng được tất cả thành phần của cây, nhưng dược tính cao nhất lại nằm ở quả. Thường thì cây trồng 6 tháng thu hoạch lứa đầu, các lứa sau cứ 4 tháng thu hoạch một lần nên trồng cà gai leo thu nhập cao gấp 4-5 lần trồng lúa, nhất là ở vùng khô cạn”.
Anh Kiên (người đứng) kiểm tra khu trồng cà gai leo tại vùng nguyên liệu. Ảnh: CTV
Sau những lần thất bại và đúc rút kinh nghiệm, anh Kiên đã có vùng nguyên liệu rộng hơn 100 ha và 75 lao động trực tiếp, chưa kể hàng trăm người làm gián tiếp.
Cùng với mở rộng diện tích, anh Kiên cũng xây dựng mô hình khép kín từ trồng, sơ chế, chế biến nguyên liệu đến thành phẩm. Đặc biệt hơn, mỗi sản phẩm đều có mã vạch, dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
“Từ hồi đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu và phát triển sản phẩm đến nay, chúng tôi đã đầu tư khoảng 10 tỷ đồng và nay mới bắt đầu mới hòa vốn. Bây giờ dịch giã nên chúng tôi đang đẩy mạnh bán hàng online và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, huyện đã hướng dẫn chúng tôi đăng ký sản phẩm OCOP và đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nó cũng là cơ sở định vị sản phẩm nông nghiệp sạch của một vùng, có chỉ dẫn địa lý rõ ràng”, anh Kiên cho biết.
Từ cơ sở đó, anh Kiên đang phát triển thương hiệu để có thể mở rộng thị trường, nhất là với cây dược liệu dân gian thành sản phẩm nông nghiệp sạch, tốt cho sức khỏe, thuận tiện cho người tiêu dùng, tạo việc làm ổn định cho từ 20 – 50 hộ gia đình với mức lương tùy theo vào công việc, vị trí việc làm khoảng 5 – 15 triệu đồng/người/tháng. Điều này đã góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Độc đáo sản phẩm OCOP 4 sao từ tre luồng
Là giám đốc của một doanh nghiệp khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chàng trai 8X Nguyễn Mạnh Cường (xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đã có định hướng phát triển rất riêng, đó là chuyên gia công và sản xuất các sản phẩm gia dụng từ tre, luồng.
Nguyên liệu tre, luồng được thu mua tại các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát (Thanh Hóa).
Sau gần 5 năm hoạt động, Công ty TNHH sản xuất và thương mại BamBoo Vina của Nguyễn Mạnh Cường đã sản xuất trên 200 loại sản phẩm từ tre, luồng được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng, tiện dụng và sáng tạo.
Mới đây, bộ dụng cụ nhà bếp từ tre tự nhiên gồm: thớt, kệ đựng dao kéo, khay, thìa, dĩa, kẹp gắp... với các chức năng chính trong chế biến thức ăn và sử dụng trên bàn ăn của Nguyễn Mạnh Cường được tỉnh Thanh Hóa công nhận đạt sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 4 sao cấp tỉnh và có nhiều tiềm năng, thế mạnh để nâng cấp thành sản phẩm 5 sao quốc gia.
Mặt hàng thớt tre kháng khuẩn xuất khẩu có mẫu mã đẹp, nhanh khô, không bám dính, dễ vệ sinh.
Với lợi thế là sản phẩm đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và 1 số nước châu Âu, bộ dụng cụ nhà bếp của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BamBoo Vina là sản phẩm được đa số khách hàng lựa chọn làm đồ dùng cho gia đình, làm quà tặng. Không chỉ thế, bộ dụng cụ nhà bếp cũng là sản phẩm được các nhà hàng lựa chọn, bởi bộ sản phẩm không những an toàn mà còn có tính thẩm mỹ cao, giá cả hợp lý. Hiện, công ty đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm.
Anh Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: "Thời gian đầu, thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn khi đa số khách hàng có sở thích dùng đồ gỗ hoặc đồ nhựa. Dần dần, khách hàng trong và ngoài nước đã chú trọng vào các sản phẩm thân thiện với môi trường từ tre, luồng. Công ty đã đầu tư sản xuất các mặt hàng từ tre, luồng, đảm bảo an toàn phục vụ nhà bếp như: thìa, muôi, thớt, kẹp gắp, khay đựng, bát, đũa, kệ để bát...
Công ty của Nguyễn Mạnh Cường đang tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 5-8 triệu đồng/người/tháng.
Tất cả sản phẩm của công ty đều được làm từ tre, luồng thu mua tại các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát. Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, công ty đã quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại nhiều hội chợ, các sự kiện xúc tiến đầu tư của tỉnh và khu vực và nhờ đó thị trường ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu."
Năm 2021, Công ty Bamboo Vina đầu tư trên 30 tỷ đồng thay mới toàn bộ hệ thống máy cắt và máy tạo khối sản phẩm từ tre luồng, nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm. Công ty đã thu mua những cây tre, luồng bảo đảm chất lượng, đạt về độ cứng để sản xuất ra các sản phẩm đa dạng về kích thước, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Dưới bàn tay của những người thợ thủ công, những cây tre, luồng được cắt khúc theo yêu cầu của sản phẩm, bào, ép, sấy, khắc, tạo hình, đánh bóng thành những sản phẩm đẹp, tinh tế, thiết thực và an toàn khi sử dụng.
Nguyễn Mạnh Cường cho hay, mặc dù, 2 năm nay hoạt động sản xuất mở rộng thị trường bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, nhưng công ty vẫn hoạt động và tăng trưởng cung cấp sản phẩm cho các đơn vị, đối tác trong nước và xuất khẩu. Công ty chuyển hoạt động bán hàng từ ofline sang online bằng cách tham gia các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee...
Anh Nguyễn Mạnh Cường (thứ 2 từ trái qua) giới thiệu bộ dụng cụ nhà bếp trong Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 3 năm 2021 tỉnh Thanh Hóa.
Nhờ đó, trong năm 2020 và 8 tháng năm 2021, Công ty vẫn tăng trưởng từ 30-40%/năm. Hiện, công ty đã có gian hàng trên kênh thương mại điện tử quốc tế Amazon. Dự kiến đến hết quý II/2021 sẽ chính thức đưa các sản phẩm tre luồng made in Thanh Hóa lên kệ hàng của Amazon.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung cho biết: Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở các xã và các chủ thể OCOP đăng ký, huyện Hà Trung đã đề ra lộ trình đăng ký các sản phẩm cho từng năm. Theo đó, riêng năm 2021 huyện phấn đấu sẽ có 4 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh; trong đó, có sản phẩm bộ dụng cụ nhà bếp bằng tre của Công ty TNHH Bamboo Vina. Từ nay đến cuối năm, huyện cùng các chủ thể tiếp tục hoàn thiện thêm hai sản phẩm là: ghế thông minh matxa cao cấp của Công ty TNHH Bamboo Vina và kẹo lạc Khánh Linh của cơ sở kẹo lạc Khánh Linh để tỉnh đánh giá, công nhận.
Đánh giá về sản phẩm OCOP 4 sao bộ dụng cụ nhà bếp từ tre luồng tự nhiên, ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa khẳng định, bộ dụng cụ nhà bếp của Công ty TNHH Bamboo Vina có đầy đủ các chức năng, phục vụ cho mọi công việc nấu nướng. Bộ sản phẩm có thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, rất tiện ích trong căn bếp hiện đại. Sản phẩm hiện đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Đây là sản phẩm rất có tiềm năng để nâng cấp trở thành sản phẩm OCOP quốc gia hạng 5 sao.
Bộ dụng cụ nhà bếp của Công ty TNHH Bamboo Vina có thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, rất tiện ích trong căn bếp hiện đại.
Hiện, Công ty TNHH Bamboo Vina đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất bảo đảm các tiêu chuẩn, chất lượng được quy định của chương trình OCOP cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.
Thoại Sơn phát triển đa dạng sản phẩm OCOP Thời gian qua, huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) tập trung đẩy mạnh xây dựng và nâng chất các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng thêm sức hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch (DL). Trà mãng cầu Thanh Nam Từ đầu năm đến nay, huyện Thoại...