Hành trình gần 10 năm của những cầu vượt Hà Nội
Sau 2 cầu vượt nhẹ khánh thành năm 2012 là Tây Sơn và Láng Hạ, đến nay Hà Nội đã có 12 cây cầu bắc qua các ngã tư trọng điểm, giúp giảm tình ùn tắc giao thông trên địa bàn nội thành Hà Nội.
Cầu vượt nhẹ đầu tiên tại thủ đô là Tây Sơn – Chùa Bộc được đưa vào sử dụng từ năm 2012.
Ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là hệ quả của quá trình đô thị hóa nhanh. Tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm, nhất là những ngày trời mưa khiến người dân đứng chôn chân vài tiếng đồng hồ trên đường Hà Nội là vấn đề nan giải diễn ra nhiều năm liên tục và trở thành vấn đề dân sinh bức xúc đang được thành phố Hà Nội và các ngành chức năng tích cực giải quyết bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Gần đây nhất, Thành phố Hà Nội đã đưa vào sử dụng công trình cầu vượt Nguyễn Văn Huyên-Hoàng Quốc Việt và cầu vượt qua hồ Linh Đàm. Đây là 2 công trình giao thông quan trọng, cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông cho Thủ đô và cũng là công trình chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Nhìn lại hành trình gần 10 năm xây những công trình cầu vượt cho thấy hiệu quả rõ rệt khi giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại các nút giao cắt.
Cầu vượt nhẹ đầu tiên tại thủ đô là Tây Sơn – Chùa Bộc. Công trình được khởi công ngày 21/1/2012, sau đúng 100 ngày đêm thi công liên tục, thậm chí thi công trong dịp Tết Nhâm Thìn, đến ngày 26/4/2012 cây cầu được chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng. Cầu có chiều dài hơn 249 m, tổng mức đầu tư 65,5 tỷ đồng.
Cùng thời điểm đó, cầu vượt Láng Hạ tại ngã tư Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng cũng được thông xe. Cầu dài 189 m, tổng kinh phí hơn 67 tỷ đồng. Theo thiết kế, cả hai cầu này chỉ dành cho các phương tiện có tải trọng dưới 3 tấn, lưu thông với tốc độ không quá 25 km/h. Các phương tiện không được lưu thông qua cầu gồm: xe thô sơ, xe buýt, ô tô chở khách trên 9 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng lượng trên 3 tấn, máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng và người đi bộ.
Video đang HOT
Cầu vượt An Dương được đưa vào sử dụng năm 2018.
Cầu vượt Lê Văn Lương với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng tại nút giao Láng – Láng Hạ, dài 315m, rộng 9m với 2 làn ôtô, 2 làn xe máy, khởi công ngày 11/5/2012, thông xe tháng 11/2012. Cầu có kết cấu nhịp dầm thép kết hợp bê tông cốt thép, tổng trọng lượng dầm thép của công trình lên đến trên 1.000 tấn. Đây là cây cầu vượt nhẹ thứ 3 của Hà Nội.
Cầu vượt nhẹ thứ 4 của Hà Nội là được xây dựng tại điểm nút giao Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, cắt ngang các tuyến đường Láng, Nguyễn Khang, Nguyễn Ngọc Vũ thông xe từ tháng 12/2012. Cầu dài 315m, rộng 16m với 4 làn xe chạy hai chiều, được làm bằng trụ bê tông cốt thép, dầm thép hộp chịu xe trọng tải lên đến 80 tấn. Tổng số vốn đầu tư 348 tỷ đồng.
Ngay 29/12/2012, câu vươt thứ 5 tại nut giao Nam Hông vơi tuyên đương Băc Thăng Long – Nội Bai đa đươc đưa vao sư dung. Đây la nut giao quan trong trên tuyên đương cưa ngo phia Băc Thu đô, nôi sân bay quôc tê Nội Bai vơi trung tâm Thanh phô. Đây la khu vưc hay xay ra un tăc giao thông nên việc triên khai xây dưng câu vươt đã gop phân han chê xung đột giưa cac dong phương tiện thông qua nut. Dư an đươc UBND TP. Ha Nội phê duyệt tai Quyêt đinh sô 4536/QĐ-UBND ngay 03/10/2011 vơi tông mưc đâu tư 305.901 triệu đông. Tông chiêu dai câu tinh đên đuôi mô la 200,7m, mặt căt ngang câu 12m, kêt câu nhip dâm hộp thep, ban mặt câu bê tông côt thep; mô câu dang tương chư U băng bê tông côt thep trên mong coc khoan nhôi, đương kinh D1000mm. Tru câu dang một thân đặc băng bê tông côt thep trên mong coc khoan nhôi, đương kinh D1000mm.
Cầu vượt nhẹ thứ 6 của thủ đô là Trần Khát Chân tại nút giao Bạch Mai – Phố Huế, khánh thành tháng 8/2013. Cầu dài trên 352,4m được xây dựng bằng kết cấu thép lắp ghép, gồm 2 làn ôtô và 2 làn xe hỗn hợp, tổng mức đầu tư hơn 181 tỷ đồng từ vốn ngân sách thành phố.
Cầu vượt Liễu Giai tại nút giao Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã. Công trình được khởi công từ ngày 6/6/2013 với tổng mức đầu tư 360 tỷ đồng, trục thông theo hướng Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai với quy mô 4 làn xe (2 chiều), chiều dài cầu và đường dẫn 484m, mặt cắt ngang cầu 16m. Cầu đảm bảo cho các loại xe buýt có thể lưu thông. Đây cũng là cây cầu vượt nhẹ thứ 7 tại nội thành Hà Nội được lắp đặt đưa vào sử dụng.
Thông xe từ tháng 5/2016 sau 5 tháng thi công, cầu vượt nhẹ thứ 8 của Hà Nội nối hai tuyến đường Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám có tổng mức kinh phí đầu tư xây dựng cầu là 148 tỷ đồng, được áp dụng công nghệ thi công cọc vít NS Ecopile giúp làm giảm tiếng ồn, độ rung chấn thấp. Tổng chiều dài của cầu vượt gần 600m, bề mặt rộng cầu là 9m. Cầu vượt có tác dụng tách dòng xe từ đường Hoàng Minh Giám sang Nguyễn Chánh và ngược lại; giao cắt khác với đường Trần Duy Hưng nhằm tăng năng lực lưu thông qua lại hầm chui Trung Hòa.
Cầu vượt Nguyễn Văn Huyên mới đưa vào sử dụng 28/8/2020.
Cầu vượt nhẹ thứ 9 của thủ đô nối Ô Đống Mác, Trần Khát Chân với Nguyễn Khoái thông xe tháng 12/2016. Với thiết kế chiều dài 232m, chiều rộng 12m, tĩnh không thông xe gần 5m cùng 2 làn ôtô và 2 làn xe hỗn hợp với tổng mức đầu tư gần 166 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình giao thông cấp bách nhằm cải thiện tình hình ùn tắc giao thông kéo dài nhiều năm.
Cầu vượt An Dương – Thanh Niên được khởi công tháng 9/2017 với mức đầu tư gần 312 tỷ đồng, ngày 11/10/2018 được chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng. Cầu có chiều dài 271m, rộng 10m, được lắp đặt, xây dựng bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L. Cầu vượt này gồm 7 nhịp, dài 30 – 45 – 60m. Mỗi nhịp được tổ hợp từ nhiều đốt dầm nhỏ; mỗi đốt dài khoảng 13m, nặng 40 tấn. Đây là cây cầu vượt nhẹ thứ 10 của Hà Nội.
Cầu vượt Nguyễn Văn Huyên cắt ngang qua đường Hoàng Quốc Việt, mới khánh thành hôm 28/8/2020, nối địa bàn các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ. Cầu gồm 5 nhịp, 4 làn xe, tổng chiều dài 278m. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 560 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Công trình cầu vượt Nguyễn Văn Huyên-Hoàng Quốc Việt hoàn thành đưa vào khai thác đã giải quyết “nút thắt cổ chai” trên đường Nguyễn Văn Huyên tồn tại suốt 20 năm qua.
Cầu vượt hồ Linh Đàm với tổng mức đầu tư hơn 341 tỷ đồng được khánh thành sáng 6/10/2020. Hai cầu vượt đi thấp được thiết kế song song với cầu cạn đường vành đai 3; mỗi bên dài hơn 260 m, rộng 13 m, chia làm ba làn, hai làn ôtô và một làn xe máy. Sau gần 11 tháng thi công, việc khánh thành công trình này giúp giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và nút giao Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm. Cũng với dự án này, tuyến đường vành đai 3 khu vực hữu ngạn sông Hồng được khép kín đồng bộ, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại và hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Giao thông cửa ngõ phía Nam: Ùn tắc vì quá tải
Cửa ngõ phía Nam hiện là một trong những nơi chịu áp lực giao thông lớn nhất của Hà Nội. Trong khi kết cấu hạ tầng đang chờ những bước đột phá, rất cần có những biện pháp căn cơ, quyết liệt để giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) cho khu vực này.
Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cửa ngõ vào Thủ đô bị ùn tắc. Ảnh: Thành Đạt
Vành đai 3 quá tải
Sau khi đoạn tuyến Vành đai 3 đi thấp bằng cầu qua hồ Linh Đàm được hoàn thành, đưa vào sử dụng, điểm nghẽn bán đảo này đã được khai thông, góp phần rất lớn hạn chế UTGT cho cửa ngõ phía Nam Hà Nội. Tuy nhiên, khu vực chính của cửa ngõ này với đoạn tuyến Giải Phóng - cầu Thanh Trì vẫn đang chịu áp lực vô cùng lớn, thường trực nỗi lo UTGT, nhất là trong thời gian cao điểm. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nguy cơ UTGT cao tại cửa ngõ phía Nam nằm ở tuyến Vành đai 3. Bởi hiện nay, các Vành đai: 2; 2,5; 4... đều chưa được hoàn thiện, hầu hết các tuyến vận tải liên tỉnh hoặc quá cảnh TP, phương tiện cá nhân lưu thông từ Hà Nội đi Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... đều phải qua Vành đai 3 tại cửa ngõ phía Nam TP.
Thạc sĩ giao thông đô thị Đỗ Cao Phan phân tích, cửa ngõ phía Nam là "cửa ải" đáng lo ngại nhất của Hà Nội, bởi nó là điểm chuyển tiếp đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, QL5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng... Lượng phương tiện ra vào TP quá lớn nhưng cửa ngõ lại chưa đồng bộ khả năng lưu thông, dẫn đến hình thành những nút thắt giao thông khá nghiêm trọng. "Ví dụ như nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, do đang trong quá trình xây dựng nên đã hình thành một điểm ùn tắc lan đến cầu Thanh Trì. Hay tình trạng ùn tắc tại các nút: Giải Phóng - Vành đai 3, cao tốc Pháp Vân - Vành đai 3 cũng đang ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giải tỏa phương tiện ra vào TP trong các dịp lễ, Tết" - ông Đỗ Cao Phan nhận định.
Bên cạnh thực trạng phải tiếp nhận áp lực lớn vượt sức chịu đựng, chất lượng hạ tầng đường Vành đai 3, đoạn cầu Thanh Trì - Giải Phóng cũng là một trong những nguyên nhân gây UTGT cho cửa ngõ phía Nam. Đại diện Đội CSGT số 14, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết, trên đoạn tuyến này có một số vị trí khe co giãn bị hỏng; mặt đường xuống cấp, lồi lõm; sơn kẻ vạch phân làn bị mờ, nhòe sau thời gian dài sử dụng; hệ thống biển báo đường cao tốc, biển cảnh báo chưa được trang bị đầy đủ, đúng quy cách... Điều này dẫn đến tình trạng lưu thông lộn xộn, lấn làn, đi sai làn đường của không ít phương tiện.
Nhan nhản vi phạm giao thông
Đoạn tuyến Vành đai 3 từ cầu Thanh Trì - Giải Phóng hiện là một trong những khu vực diễn ra nhiều vi phạm về giao thông nhất tại Hà Nội. Đáng nói đầu tiên là hiện tượng xe khách rùa bò, dừng đỗ tùy tiện, gây cản trở giao thông nghiêm trọng trên cung đường Kim Đồng - Giải Phóng - Pháp Vân. Mặc dù khu vực này có cả camera giám sát, phục vụ xử phạt nguội, lại được các đơn vị: CSGT, Thanh tra GTVT, Cảnh sát trật tự... tập trung tuần tra, kiểm soát nhưng tất cả dường như bất lực trước vấn nạn xe khách rùa bò hoành hành nhiều năm qua. Bất kể ngày thường hay dịp lễ, Tết, hàng đoàn xe khách ngang nhiên dừng đỗ, đón trả khách khiến áp lực giao thông khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội căng như dây đàn. Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp 2 (quận Hoàng Mai) Trần Văn Bính nói: "Lực lượng nào cũng nói là đã làm nghiêm, xử nghiêm nhưng thực tế, đường Kim Đồng, Giải Phóng, ngã ba Trần Thủ Độ - Vành đai 3; đầu cao tốc Pháp Vân... nhan nhản xe khách rùa bò hoặc nằm lì từ sáng đến tối gây mất trật tự, ATGT khiến người dân vô cùng bức xúc".
Hàng loạt vi phạm giao thông của loại hình phương tiện khác cũng nhức nhối không kém. Ví như tình trạng xe ô tô cố tình đi vào làn dừng khẩn cấp trên cầu cạn Vành đai 3, vượt ẩu, chen lấn hay xe tải dừng đỗ dọc tuyến đường dưới thấp từ Pháp Vân - cầu Thanh Trì; xe ôm, xe khách dừng đỗ vô tư trên cầu cạn Vành đai 3, đầu cầu Thanh Trì... Trong khi năng lực hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông, tuyến đường qua cửa ngõ phía Nam Hà Nội còn đang oằn mình chống chọi vô cùng khó khăn, những vi phạm giao thông này đã trực tiếp gây thêm áp lực nặng nề cho khu vực.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong khi chờ đợi hoàn thiện hạ tầng giao thông khung, giải quyết tận gốc nguy cơ UTGT, các lực lượng chức năng cần có ngay những biện pháp thiết thực, quyết liệt để tối ưu hóa hạ tầng, đảm bảo tổ chức giao thông, triệt để xử lý vi phạm giao thông, đặc biệt với xe khách liên tỉnh... Có như vậy, mới mong hạn chế phần nào UTGT cho cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
Hà Nội: Thông xe đường Vành đai 3 đi qua hồ Linh Đàm Ngày 6/10, đoạn đường Vành đai 3 dưới thấp đi bằng cầu qua hồ Linh Đàm đã được thông xe, đưa vào sử dụng. Cầu vượt qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3 được khởi công vào tháng 11/2019, với mục tiêu giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và nút Pháp Vân và giải quyết ùn...