Hành trình đốt 12 tỉ USD của Ford vào Brazil để rồi chẳng thu lại được gì
Một thế kỷ trước, Henry Ford tới Brazil thành lập thị trấn Fordlandia với tham vọng trở thành tỉ phú cao su để rồi ra đi trong thất bại ê chề.
Một thế kỷ sau đó, thương hiệu mà ông thành lập cũng gặp kết quả tương tự khi buộc phải rút lui khỏi thị trường đang phát triển giàu tiềm năng nhất khu vực sau khi “đốt” 11,6 tỉ USD trong thập kỷ vừa qua nhưng không hiệu quả.
Ford công bố đóng cửa toàn bộ nhà máy tại Brazil vào tháng 1, đồng thời hơn 5.000 nhân viên tại đây cũng mất việc và gần 300 đại lý phải đóng cửa. Số tiền lỗ tại Brazil có 7,8 tỉ USD tới từ quá trình vận hành không hiệu quả và nhiều lần bơm vốn đầu tư bất thành trong khi 4,1 tỉ USD còn lại được sử dụng để họ rút chân an toàn khỏi Brazil mà không gặp cản trở từ chính quyền và các đơn vị địa phương.
Theo Reuters, mỗi xe Ford bán ra tại Brazil khiến họ lỗ 2.000 USD. Ford từ chối bình luận về toàn bộ thông tin được tờ báo này đăng tải.
Brazil trong thập kỷ trước từng được coi là thị trường đang phát triển có tiềm năng thứ 2 thế giới chỉ sau Ấn Độ. Tuy nhiên, thuế, chi phí nhân công và logistics cao đã khiến phần lớn hãng xe quốc tế giàu tham vọng tại đây vỡ mộng. Trong số trên, Ford có lẽ là đơn vị chịu thất bại ê chề hơn cả khi hãng quá chậm tiến độ chuyển hóa đội hình thành SUV để khai thác thị trường (và tăng lãi) hiệu quả. Họ từng lên ý tưởng cho không dưới 3 dòng SUV dành riêng cho thị trường Nam Mỹ nhưng chúng đều chỉ được phát triển nửa chừng rồi biến mất cùng thời điểm Ford rút lui.
Video đang HOT
Ford EcoSport Storm tại Nam Mỹ.
“Không còn lựa chọn nào khác ngoài rút lui” là chia sẻ của giám đốc điều hành Ford Nam Mỹ Lyle Watters khi nói về việc hãng rời bỏ cuộc chơi tại Brazil. Lãnh đạo sẽ đảm nhiệm cương vị điều hành Ford Trung Quốc từ tháng 7 khẳng định “môi trường kinh tế không thuận lợi, nhu cầu mua xe thấp và sản lượng nhà máy không tối ưu” là những yếu tố khiến Ford thất bại.
Trên thực tế, những gì Ford nói không sai. Brazil, với các chính sách bảo hộ nền công nghiệp địa phương quá đà, khiến phần lớn các hãng xe toàn cầu tại đây gặp thua lỗ. Thuế nhập khẩu 35% trong khi chi phí lắp ráp xe nội địa tại đây cũng không hề rẻ khiến các hãng xe không có nhiều khả năng xoay xở. Hơn 5 triệu xe sản xuất mỗi năm tại Brazil có quá nửa được giữ lại trong nước, gần nửa còn lại được xuất khẩu nhưng không hiệu quả vì giá cao.
Ngược lại, Mexico có tới 80% sản lượng xe xuất khẩu ra nước ngoài nhờ thỏa thuận thương mại tự do với cả Mỹ và Canada và đang thế chỗ Brazil trở thành “tổ hợp” lắp ráp xe lớn nhất toàn châu Mỹ trong tương lai. Một khảo sát thực hiện năm 2019 cho thấy xe lắp ráp tại Mexico rẻ hơn 12% so với xe sản xuất tại Brazil ngay trên đất Brazil bất chấp họ có thuế nhập khẩu cao bảo hộ.
Sau Ford, Volkswagen, Toyota và cả GM cũng hoàn toàn có thể rút lui khỏi Brazil. Volkswagen Brazil đã lỗ 3,7 tỉ USD từ 2011 tới nay, GM Brazil thì yêu cầu GM bơm 2,2 tỉ USD vào 2016 để tiếp tục tồn tại còn Toyota Brazil cũng yêu cầu tập đoàn mẹ xóa nợ 1 tỉ USD để có thể duy trì sự sống ngay trong năm ngoái.
Ngành sản xuất ôtô Brazil khởi sắc, kỳ vọng năm 2021 tăng trưởng mạnh
Sản lượng ôtô của Brazil trong tháng 11 vừa qua đã đạt hơn 238.200 chiếc, số lượng xe bán ra trong tháng 11 đạt 225.010 chiếc, kết quả này đã mang đến hy vọng tốt đẹp hơn cho năm 2021.
(Nguồn: thechronicleherald.ca)
Ngày 7/12, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Brazil (Anfavea) thông báo sản lượng ôtô của nước này trong tháng 11 vừa qua đã đạt hơn 238.200 chiếc, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, lượng xe xuất khẩu của Brazil trong tháng qua tăng 38,6% so với tháng 11/2019 lên mức 40.007 chiếc. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được kể từ tháng 8/2018.
Ở chiều ngược lại, số lượng xe ôtô bán ra tại Brazil trong tháng 11/2020 đạt 225.010 chiếc, tăng 4,6% so với tháng trước đó, nhưng giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chủ tịch Anfavea Luiz Carlos Moraes cho biết, mặc dù sản sản lượng ôtô trong tháng 11/2020 có mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay, ngành công nghiệp ôtô tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các quy trình bảo đảm vệ sinh ngừa COVID-19 cho người lao động tại các nhà máy.
Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất ôtô chưa thể đáp ứng được xu hướng phục hồi về nhu cầu của thị trường.
Ông Moraes nhận định kết quả tích cực trong tháng 11/2020 mang đến hy vọng tốt đẹp hơn cho năm 2021.
Ngành công nghiệp sản xuất ôtô Brazil kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm sau, với hy vọng rằng việc triển khai tiêm chủng đại trà các loại vắcxin ngừa COVID-19 sẽ giúp nước này kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Cùng với đó, môi trường kinh doanh trong nước sẽ phục hồi mạnh nhờ các biện pháp kiểm soát nợ công và cải cách cơ cấu từ phía Chính phủ.
Ngành sản xuất ôtô là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của Brazil và hiện chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng trầm trọng gây ra bởi dịch COVID-19 . Theo dự báo của Anfavea, sản lượng ôtô của nước này trong cả năm 2020 ước giảm 35% so với năm ngoái./.
Ford lấp lửng Bronco, Bronco Sport, F-150 và Ranger đặc biệt Triển lãm xe độ SEMA 2020 buộc phải chuyển qua hình thức trực tuyến vì COVID-19 nên đã mất đi phần lớn ánh hào quang thường thấy nhưng Ford không muốn mọi chuyện kết thúc tại đây. Cụ thể, trong tuần này họ sẽ tổ chức một sự kiện riêng biệt mang tên Ford Auto Nights SEMA Special với những bản độ độc...