Hành trình dọc eo biển Melaka – Kỳ 1: Thành phố ‘ngủ’
Đôi khi trong cuộc đời, người ta có những hành trình lặp đi lặp lại, mà không hiểu sao mình lại nhất định phải trở về trên con đường cũ ấy.
Khi gói ghém hàng trang rời Việt Nam, tôi không biết mình sẽ đi những đâu, ngoài tấm vé một chiều đến Singapore, chốn không dành cho dân du lịch bụi. Có lẽ bởi vì đó là đất nước lần đầu tiên tôi đặt bước chân mình ra ngoài thế giới, là đất nước mà tôi đã từng mơ ước được chạm vào từ thời sinh viên, rồi đi ngay khi tích cóp đủ 100 USD để mua một tấm vé khứ hồi.
Tôi bắt đầu hành trình từ Singapore, nhưng không đắm chìm vào những chốn phồn hoa ở trung tâm thành phố, mà lại đi rất xa, ra gần biên giới với Malaysia, nơi có những khu bảo tồn để đi bộ hết những con đường rừng nguyên sơ với đôi chân rã rời vì đi bộ hơn 40km. Bạn đồng hành không ai khác là bầy khỉ hoang.
Tất cả những điều diễn ra ở Singapore đã khiến tôi nghĩ rằng, có lẽ mình sẽ đi đường bộ sang Malaysia, vào đúng ngày tết lớn nhất của họ. Tôi đã từng e dè trước thứ tôn giáo có tên đạo Hồi, vậy tại sao không một lần quay trở lại đất nước mà mình đã từng đi rất nhiều, và coi nó như một điểm quá cảnh nhàm chán? Đêm pháo hoa bừng lên ở tiểu khu Ấn là đêm cuối cùng tôi dành cho đất nước Singapore đa sắc tộc.
Một người bạn gốc Ấn đã nắm tay tôi rất chặt và đề nghị được ôm tôi vào cái ngày tôi đặt chân sang đất Joho Baru nơi cửa khẩu biên giới của Singapore và Malaysia.
Chuyến xe dài đưa tôi rời bến xe Laskin, hơn ai hết, tôi mong được đưa đi thật nhanh, khỏi Joho Baru, khỏi những tiếng la ó, mời chào, cái níu tay của những người đàn ông xa lạ.
Kỳ 1: Thành phố ngủ
Tôi đến Melaka vào một buổi chiều muộn, thành phố nhỏ sau cơn mưa nhìn chơ vơ đến tội nghiệp. Tất cả những gì mà Melaka phô ra trong tiếng nhạc xập xình của những chiếc xe lam chở khách cài đầy hoa không thể giấu đi được vẻ buồn bã của một đô thị đang bị hoang hóa bên sông.
Một phố cổ ở Melaka phảng phất hình ảnh Hội An của xứ mình
Tôi vẫn nhớ mình đã đọc một cuốn sách nào đó nói về eo biển Melaka này, chỉ cái tên thôi cũng đủ làm khiếp sợ đám tàu bè giao thương mỗi lần ghé qua bởi nạn cướp biển. Đô thị sầm suất, tấp nập xưa kia bỗng trở thành một chốn bình yên, lãng mạn cuối tuần của khách du lịch. Ai đó ca ngợi Melaka là Venice của phương Đông. Tôi nhìn xuống dòng sông bé nhỏ, đục ngầu dường như đang oằn mình lên cho những con tàu chở khách du lịch lướt trên, bỗng thấy buồn. Hay bởi những nơi được ví với Venice thì luôn buồn như thế?
Thời gian đã phủ màu trên những di tích ở Melaka, thành phố cổ xưa nhất Malaysia. Thời gian cũng mang đến bao biến đổi thăng trầm cho mảnh đất gắn liền với sự xăm lăng, chiếm đóng. Hai bên bờ sông, thành phố được chia thành hai bờ đông – tây, mà khi đi qua nó, du khách không tinh ý sẽ chẳng bao giờ biết được đâu là dấu ấn của Hà Lan, của Bồ Đào Nha, của thực dân Anh.
Video đang HOT
Một tuyến phố chính trong khu phố người Hoa
Ngõ nhỏ u buồn
Chiến tranh và nạn cướp bóc khiến người ta dần rời bỏ cố đô này. Những người gốc Ấn sống tách biệt ở một khu phố khác bên kia sông, trong khi người gốc Hoa bám lại phố cũ để mưu sinh, phục vụ khách du lịch. Thánh đường Pauls, pháo đài A’Famosa chỉ còn lại đống hoang tàn, phế tích. Có lẽ nhà thờ Đỏ là công trình kiến trúc nguyên vẹn nhất, lớn nhất ở Melaka mà ai ghé chân cũng phải lưu giữ một tấm hình.
Nhà thờ Đỏ – công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Melaka
Không phải tự dưng tôi gọi Melaka là thành phố ngủ. Phải ở lại đây, phải đi hết những con đường ngang ngõ dọc ở phố cổ mới hiểu tại sao tôi gọi nơi này như thế. Bởi cố đô này rất gần Kuala Lumpur, khách du lịch trong ngày thường đến từ 2 giờ chiều rồi rời đi vội vã lúc 5 giờ chiều cho kịp chuyến xe cuối.
Những nhà hàng nổi tiếng bán cơm gà viên, chè sendo… cũng phải đến 2 giờ chiều mới bắt đầu dọn hàng, mở cửa. Những kẻ ở lại lâu thường là dân du lịch bụi, cặp tình nhân yêu sự yên tĩnh, họ ngồi thờ ơ bên những ly cà phê ven sông, chờ đêm xuống.
Trước một khu chợ ở Melaka
Tôi nghĩ rằng nơi này đã rất sầm uất trở lại, khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2008 nhưng rồi nó lại trở nên buồn tẻ như bây giờ khi những tiểu thương rời đi vì kinh doanh không có lãi. Một đô thị liệu có thể giàu không nếu nó cứ ngủ say như Melaka? Một đô thị có thể vui không nếu tiếng cười nói chỉ rộn rã khi chiều đến rồi tất cả lại rơi vào im lặng, như dòng sông đang âm thầm ra biển ngoài kia? Melaka chỉ vui khi cuối tuần, và rồi mỗi sang thứ 2, trạng thái ngái ngủ lại trở về như cũ. Những ki ốt đóng cửa im lìm, những ngôi nhà bỏ hoang rêu phủ, chiếc giày ai bỏ quên ngoài hiên… Có quá nhiều điều bị bỏ lại ở nơi này, dù quá khứ đã ở rất xa.
Người lao động Việt Nam sang Malaysia rất nhiều, bằng nhiều hình thức. Họ làm thuê trong những công xưởng, quán ăn, tiệm bánh… khắp nơi trên đất nước đạo Hồi này. Tôi dễ dàng bắt chuyện với một vài người đồng hương trong hành trình của mình. Cuộc sống xứ người vất vả, họ vắt kiệt sức lao động của mình để kiếm tiền gửi về quê nhà nuôi gia đình.
Một người trong số họ đã nói với tôi: “Bọn em đi nước ngoài thì sướng, còn bọn anh thì khổ, sống chui lủi, đi đâu cũng sợ bắt”. Khi tôi nhập cảnh vào Malaysia, hải quan không dễ dàng gì với một cô gái trẻ đi một mình như tôi. Sau 15 phút vặn vẹo ngược xuôi, xem tất cả giấy tờ liên quan đến chuyến đi mà tôi xuất trình, họ mới cho tôi nhập cảnh.
Nạn trộm cắp vẫn luôn hoành hành Melaka, trước cửa nhà nghỉ tôi ở, hình ảnh những tên trộm được dán cảnh báo cho khách du lịch biết. Trên các bức tường cũ cũng có những bức hình tương tự. Cho dù người ta có sơn sửa, tô điểm cho cố đô này rực rỡ bao nhiêu, thì những vết ố loang lổ cũng không bao giờ giấu được.
Ở Melaka, bồ câu đông hơn người
Bình yên
Biển hiệu của nhà nghỉ theo mô hình tự phục vụ
Những sắc màu trong bức hình mà tôi ghi lại có điều gì đó u buồn, giống như việc người ta cố làm cho Melaka vui trong tiếng nhạc xập xình từ xe chở khách khắp thành phố. Và giữa chốn yên ắng này, đâu đó đàn bồ câu hàng trăm con đứng thẫn thờ, trong năm tháng hòa bình của Melaka…
(Còn tiếp)
Theo iHay
17 điều thú vị về đất nước Thái Lan (tiếp)
Tên gọi dài nửa trang giấy, luật lệ cấm cởi trần khi ra đường hay cấm giẫm lên tiền là điều mà khách du lịch ít biết tới.
Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, vị trí này luôn bị đe dọa bởi Ấn Độ và Việt Nam.
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến, có nhà vua đứng đầu đất nước với mô hình gần giống ở Vương quốc Anh. Thủ tướng đứng đầu nội các sẽ điều hành các hoạt động của chính phủ và được chọn ra nhờ bầu cử.
Bangkok từng được mệnh danh là "Venice của phương Đông" bởi hệ thống kênh rạch khá dày; hai bên bờ sông Chao Phraya có rất nhiều tòa nhà được xây dựng. Tour đi trên sông là một trong những hành trình được du khách yêu thích khi tới thủ đô của Thái Lan.
Tên quốc gia này trong tiếng Thái nghĩa là "vùng đất của tự do".
Muay Thai được coi là môn thể thao đặc trưng nhất của quốc gia này, với ý nghĩa là môn nghệ thuật của "8 chi".
Trong giao tiếp chào hỏi, người dân luôn cúi người thấp hơn đầu của người đối diện, thể hiện sự tôn kính, đặc biệt là với những người lớn tuổi.
Taxi ở Thái Lan nổi tiếng với nhiều màu sắc tươi tắn, vui vẻ như chính người dân của đất nước này.
Theo ngôi sao
Vẻ đẹp của đất và người Nam Định Chợ cá buổi sáng ở làng chài ven nhà thờ đổ, đồng lúa xanh ngút ngàn, những ngôi nhà thờ diễm lệ hay cảnh lao động của người dân làng tơ Cổ Chất là những góc máy tái hiện vẻ đẹp yên bình của vùng đất Nam Định. Những tháp chuông nhà thờ ẩn hiện nơi chân trời luôn là hình ảnh đặc...