Hành trình đi xa hơn của chàng trai Việt – Đỗ Như Tuấn trên đất Nhật
Dù là đất nước công nghiệp hiện đại với những tiêu chuẩn khắt khe, cùng tác phong làm việc cẩn thận và tỉ mỉ. Nhưng Nhật Bản vẫn là điểm đến được nhiều người Việt trẻ chọn để bắt đầu một hành trình mới, thực hiện ước mơ đổi đời.
Muôn hình vạn trạng đời sống của người Việt tại Nhật Bản
Theo Cục Xuất nhập cảnh và Quản lý Cư trú Nhật Bản, người Việt chiếm 55% trong số lao động được cấp thị thực theo chính sách mới của Nhật Bản. Năm 2019 có hơn 82.700 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.
Bên cạnh đó, hiện có khoảng 75.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản, chiếm 33% tổng số du học sinh Việt Nam đi du học tại nước ngoài. Số lượng sinh viên Việt Nam du học Nhật Bản đã vượt qua các “thị trường du học truyền thống” như Mỹ, Úc, Canada…
Tuy vậy, cuộc sống, làm việc và học tập tại Nhật không đơn giản chỉ là đeo ba lô lên và đi. Ở đó sẽ có nhiều điều mới mẻ, có sự khác biệt về văn hóa, có cả những khó khăn mà người Việt trẻ không thể ngờ tới.
Bạn Quang Anh cho hay: “Mặc dù trước khi sang Nhật mình cũng đã học tiếng rất chăm chỉ nhưng tiếng Nhật thật sự khó, thời gian đầu sang bên này làm mình không tự tin giao tiếp với người bản xứ. Cuộc sống của mình chỉ quanh quẩn ở nơi làm, về phòng trọ, chẳng dám đi đâu xa. Nhiều khi đi làm do bất đồng quan điểm, bị mắng oan nhưng mình cũng không hiểu để giải thích cho quản lý, đấy là khoảng thời gian mình muốn về Việt Nam nhất”.
Cũng như Quang Anh, bạn Lê Dung cũng từng cảm thấy cuộc sống ở xứ sở hoa anh đào vô cùng mệt mỏi, khó khăn và muốn quay trở về. “Sốc văn hóa là tất cả những gì mình cảm nhận được khi bước chân đến Nhât. Với vốn ngoại ngữ ít ỏi mà văn hóa của người Nhật lại quá khác so với Việt Nam, nên khiến mình lúng túng không biết làm thế nào”.
Trường hợp của chàng trai Đỗ Như Tuấn sinh năm 1988 lại là một ngoại lệ. Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư Khoa điện tử viễn thông, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, bằng tất cả vốn kiến thức và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Tuấn đã quyết định sang Nhật Bản du học. Đến nay chàng trai năm ấy đã được cấp thẻ xanh vĩnh trú tại Nhật Bản, nghe thì đơn giản nhưng để có được tấm “kim bài” này thật sự là cả một quá trình nỗ lực và cố gắng.
Câu chuyện truyền cảm hứng cho người trẻ dám đi ngược dòng
“Tuổi trẻ là khoảng thời gian lý tưởng nhất để chạm đến ước mơ, khi bạn vượt qua ranh giới của sự an toàn, để khẳng định mình và trải nghiệm vùng đất mới, cơ hội chắc chắn sẽ không bao giờ từ chối bạn” – là những gì Đỗ Như Tuấn chia sẻ về những ngày tháng khởi nghiệp tại Nhật.
Anh luôn sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, hướng tới mục tiêu cao hơn trong sự nghiệp và cuộc sống. Mồ côi mẹ, bố bỏ đi, ở với cậu từ nhỏ, Đỗ Như Tuấn ý thức được hoàn cảnh khó khăn của bản thân nên ngay từ đã luôn tư lập, học tập và vươn lên để khẳng định mình. Nhờ quyết tâm đó, sau 6 năm chăm chỉ học tập và làm việc tại Nhật Bản, Đỗ Như Tuấn hiện đang là Chủ tịch Tập đoàn Kansai SC Group – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội thương mại Nhật – Việt. Đồng thời, anh cũng là quản lý của 4 công ty môi giới việc làm, quản lý của hơn 500 nhân viên đang làm việc tại hơn 50 công xưởng ở các vùng Kansai, Kobe, Osaka.
Không dừng lại ở đó, anh còn đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác như mở nhà hàng, quán ăn, quán karaoke, kinh doanh bất động sản, thuê nhà, du học, xuất khẩu lao động, kinh doanh mỹ phẩm, nước hoa, kinh doanh đồ cũ để phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Nhật cũng như giới thiệu ẩm thực văn hóa của đất nước Việt Nam đến Nhật Bản.
Video đang HOT
Thấu hiểu những khó khăn và vất vả khi sinh sống tại Nhật Bản, Đỗ Như Tuấn còn dành nhiều tâm huyết chia sẻ những bài học kinh nghiệm của bản thân để vượt lên những khác biệt về văn hóa, bất đồng về ngôn ngữ, khó khăn khi làm việc tại Nhật cho cộng đồng người Việt. Những câu truyện đó như tiếp thêm lửa và truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ dũng cảm bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn.
Cùng với đó, Đỗ Như Tuân cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người Việt tại Nhật Bản. Với anh “thước đo một doanh nhân một doanh nghiệp thành công không phải bằng tiền, mà bằng những giá trị họ mang lại cho xã hội”.
Ngoài việc, bứt phá bản thân để nắm bắt cơ hội và đi xa hơn trong hành trình thực hiện ước mơ nơi xứ người. Đỗ Như Tuấn tin rằng: “Các bạn trẻ hãy dám là chính mình, không ngừng nỗ lực để theo đuổi đam mê, chinh phục những tầm cao mới, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Từ mong muốn đó, Đỗ Như Tuấn đã cùng với hai tập đoàn là Zero Group, Camon Group cùng với 95 Hội viên thành lập nên Hiệp hội Thương mại Nhật – Việt. Nơi đây, các doanh nghiệp có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, các cơ hội kinh doanh, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, hướng tới một môi trường đoàn kết với tinh thần học hỏi, nhiệt thành, cầu tiến.
Anh cho biết thêm, vừa qua, Hiệp hội đã tổ chức “Sự kiện Tết Việt Osaka 2020″ với chủ đề “Nghìn áo dài Việt” diễn ra tại Osaka – Suminoe – Kitakagaye 4-1-55 vào ngày 19/01/2020, anh Đỗ Như Tuấn cũng là một trong những nhà tài trợ chính cho sự kiện và đứng trong ban điều hành tổ chức, đồng thời ủng hộ góp một phần sức mình cho sự kiện được thành công, tốt đẹp.
Chuyện tình 4 năm của chàng kỹ sư người Pháp quyết lấy cô gái Việt
Từng bị gia đình phản đối, phải nhập viện do không hợp khí hậu Việt Nam, chia tay không ít lần vì yêu xa, Nathanael và Thảo vẫn chọn vượt qua khó khăn để ở bên nhau.
4 năm về trước, tháng 8/2016, Lê Thị Thảo (sinh năm 1994) và chàng trai người Pháp Nathanael Rolland (cùng tuổi, Lyon, Pháp) đã "trúng tiếng sét ái tình" khi cùng làm việc tại một trung tâm ngoại ngữ ở Hà Nội.
Trước đó, Thảo là người trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng Nathanael, nhưng khi anh sang Việt Nam, cả hai không có cơ hội làm chung nên ít tiếp xúc.
Hành trình yêu xa
Chuyện tình của Thảo và Nathanael khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Mãi tới một ngày trời mưa, cũng là buổi cuối cùng chàng trai Pháp ở Việt Nam, cả trung tâm ngoại ngữ chỉ còn 2 người.
Cùng bị kẹt lại, đôi trẻ mới có cơ hội làm quen.
"Bọn mình đã trò chuyện với nhau tổng cộng 6 tiếng đồng hồ. Không thể tin mình có thể nói nhiều như vậy với một người xa lạ", Thảo kể với Zing.
Kể từ ngày đó, dù Nathanael phải về nước để hoàn thành chương trình học, hai người hôm nào cũng trò chuyện, tâm sự với nhau qua điện thoại.
Ngày qua ngày, biết mình đã phải lòng cô gái Việt Nam, Nathanael cố gắng tìm công ty ở Việt Nam để thực tập.
Liên hệ suốt 3 tháng không được, anh đành phải đăng ký làm việc ở Paris. Trước khi lên đường đến Paris, tháng 8/2017, chàng trai quay trở lại Việt Nam để tỏ tình với Thảo.
May mắn mỉm cười, cô nhận lời trở thành bạn gái anh.
Họ tiếp tục chuyện tình yêu xa, Nathanael vài tháng lại bay về Việt Nam để gặp bạn gái. Anh luôn cố gắng không khiến cô cảm thấy tủi thân vì xa cách.
Hành trình yêu xa kết thúc khi tháng 3/2018, chàng trai Pháp cuối cùng cũng tìm được việc ở Hà Nội.
"Đó là thời gian đẹp và hạnh phúc, nhưng cũng không hề suôn sẻ, vì khi biết mình có bạn trai là người nước ngoài, gia đình không đồng ý", Thảo kể.
Lo con gái lấy chồng xa, lại sợ bị lừa gạt, thời gian đầu, bố mẹ cô kiên quyết ngăn cản. Không ít lần, người thân thẳng thắn yêu cầu cô phải chia tay.
"Ai cũng có cái lý của mình. Bố mẹ là người lớn, nhiều kinh nghiệm, lại yêu thương con cái, họ nghĩ cho mình nên cũng không thể trách. Nhưng Nathanael đã bỏ tất cả, tới Việt Nam, mình cũng không thể chia tay anh", cô nhớ về những lần khóc hết nước mắt vì bị cấm cản.
Lời hứa trở lại Việt Nam
Chưa thuyết phục bố mẹ bạn gái thành công, Nathanael lại phải nhập viện do tràn dịch màng phổi.
Sau gần một tuần, sức khỏe Nathanael ổn định nhưng bác sĩ khuyên anh nên về Pháp vì khí hậu và không khí ở Việt Nam có thể khiến căn bệnh của anh tái phát.
Những khoảnh khắc đẹp trong đám cưới của đôi uyên ương.
"Tiễn Nathanael lên máy bay, mình rất buồn và không ngừng khóc. Khoảng thời gian xa cách quá lâu, không tránh khỏi những lúc thấy cô đơn, buồn bã. Có những ngày, mình tự hỏi không biết chờ đợi anh ấy có đúng không, liệu tình cảm này sẽ đi về đâu khi thời gian bên nhau đếm trên đầu ngón tay, còn chuỗi ngày xa cách thì vời vợi".
Nghĩ về tương lai mù mịt với chàng kỹ sư cách nửa vòng trái đất, Thảo từng nói lời chia tay. Thế nhưng, Nathanael khẳng định sẽ bằng mọi cách để gặp lại cô, "anh không muốn kết thúc thế này", anh nói.
"Đó là thời kỳ khủng hoảng nhất, nhưng mình cũng quyết định sẽ tin lời hứa của người yêu. Mình quyết định chờ đợi, dù đôi khi trong lòng vẫn canh cánh nỗi lo anh sẽ chẳng bao giờ quay lại", cô kể.
Đúng cuối năm 2018, khi sức khỏe đã hoàn toàn khỏe mạnh, Nathanael bay sang Việt Nam trong niềm vui vỡ òa của Thảo. Anh được công ty đồng ý cho làm từ xa.
Thấu hiểu tình cảm của chàng trai người Pháp với con gái, bố mẹ cô dần đồng ý và ủng hộ cho chuyện tình của đôi trẻ.
Tết năm đó, "con rể Tây" ở lại, ăn Tết với gia đình Thảo. Cả hai đi chợ hoa, nấu đồ ăn, làm cỗ ngày ông Táo, cúng giao thừa, đi chùa.
Sau đó, anh đưa cô sang Lyon để thăm gia đình.
Ngày kỷ niệm 4 năm quen nhau, tại Pháp, trên bãi biển, sau bữa ăn tối, Nathanael bất ngờ quỳ gối hỏi cưới Thảo.
"Anh mong hai đứa không bao giờ phải xa nhau thêm nữa. Em có muốn lấy anh không?".
Sau nhiều xa cách và nhung nhớ, hôn lễ của cả hai được tổ chức vào tháng 1/2020, theo đúng truyền thống của người Việt, với sự có mặt của người thân, bạn bè chú rể.
Cha mẹ hai bên cụng ly bia, các thành viên gia đình Nathanael được mời nhai thử trầu cau, chàng rể Pháp thì mặc áo dài, khăn xếp.
"Hành trình đi của hai đứa thật nhiều khó khăn, nước mắt, có cảm giác như có thể buông tay nhau bất cứ lúc nào. Nhưng tới cuối cùng, anh vẫn chọn nắm tay em", Thảo nói trong đám cưới.
Hành trình cán mốc thu nhập mơ ước 5200 USD/tháng trong 2 năm của chàng trai Hà Nội 22 tuổi Muốn hái trái ngọt, ắt phải bước qua thảm gai. Chẳng có thành công nào là trong mơ cả nếu bạn không nỗ lực. Câu chuyện dưới đây của chàng trai 22 tuổi sẽ là một tấm gương như vậy. Chàng trai có vóc dáng nhỏ nhắn Hoàng Trí Dũng, một sinh viên trường đại học Ngoại Thương hiện đang gap year và...