Hành trình đi ngược ‘Con đường tơ lụa’: Iran hiếu khách

Theo dõi VGT trên

Lưỡng Hà là vùng đất giữa hai con sông Tigre và Euphrate. Đây là vùng đất nổi tiếng phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp như trồng nho, ô liu, lúa mạch…

Hành trình đi ngược Con đường tơ lụa: Iran hiếu khách - Hình 1

Nhà thờ Hồi giáo của người Armeni, với dãy núi cao là thuộc phần đất của Azerbaijan. Con đường tơ lụa không chỉ thuần túy về mặt thương nghiệp mà còn là hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn.

Sau 3 giờ bay, tôi đáp chuyến bay từ Kuwait đến Tehran, thủ đô Iran bằng hãng hàng không Kuwait Airways. Sân bay Iran khá hiện đại, tôi nhanh chóng bước chân vào khu vực làm visa.

Vì đã đọc trước một số thông tin ở nhà, tôi đã nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, bao gồm hộ chiếu, ảnh, lịch trình tham quan Iran và quan trọng đó là phần xác nhận đặt phòng khách sạn. Vì Iran bị cấm vận từ phương Tây, tôi đã phải tìm khách sạn qua một số trang tư vấn về du lịch như TripAdvisor hay sách dành cho du lịch bụi Lonely Planet thay vì sử dụng cách thông thường là đặt phòng qua Booking hay Agoda.

Đợi khoảng 15 phút, chúng tôi được nhân viên hải quan yêu cầu đóng 40 euro phí visa và thời gian lưu trú là 15 ngày. Cách này sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn thay vì phải xin visa tại Đại sứ quán Iran tại Hà Nội (nếu như bạn không ở Hà Nội như tôi).

Do vị trí nằm giữa biển Địa Trung Hải và Trung Á, lại có 2 con sông là đường giao thông quan trọng, cư dân vùng Lưỡng Hà còn làm nhiều nghề thủ công và tham gia buôn bán. Sự phát triển kinh tế thương nghiệp là một nét bổ sung quan trọng vào nền kinh tế Lưỡng Hà. Đây là điểm đến quan trọng của đoàn thương nhân lạc đà từ Trung Hoa để mua bán và trao đổi hàng hóa. Ngày nay, Lưỡng Hà thuộc vùng đất của lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran.

Tehran đón tôi bằng cái nóng như thiêu như đốt trong một ngày hè cuối tháng 6. Hiện tại, đây là thời điểm tháng Ramadan của người theo đạo Hồi, tất cả quán ăn đều đóng cửa cho đến 21h. Hầu như người Iran ở nhà nấu ăn trong dịp lễ này, một số ít ra ngoài khi các nhà hàng mở cửa.

Hai tuần ở Iran, tôi không ít lần rơi vào tình cảnh đi cả ngày mà không có tí thức ăn nào trong người ngoài việc dùng một ít lương khô mang từ Việt Nam và trữ sẵn một vài trái chuối trong ba lô để ăn lấy sức. Ở Trung Đông, đặt biệt là Kuwait và Iran nơi tôi đi qua, người Hồi giáo thực hiện khá nghiêm túc những quy định của tháng Ramadan. Nghĩa là trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi sẽ không ăn, không uống, không hút thuốc… nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.

Nhập gia tùy tục, đôi lúc tôi cũng phải lén lút để uống nước, ăn ít hoa quả sao cho cảnh sát và người địa phương không phát hiện, dù theo luật Hồi giáo, khách du lịch nước ngoài không theo đạo có thể ăn uống bình thường trong tháng Ramadan.

Iran là một quốc gia có trữ lượng dầu thô đứng hàng thứ 4 trên thế giới, nên chính phủ có đủ nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho xã hội. Theo một số đánh giá, Iran là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực.

Thủ đô Tehran có hệ thống giao thông công cộng khá tốt. Hầu như những ngày ở đây, tôi đi tham quan bằng xe điện ngầm hoặc xe bus công cộng với giá rất rẻ. Lang thang như thế tôi mới có dịp làm quen, tìm hiểu cuộc sống ở một đất nước dường như rất lạ lẫm đối với như du khách khác biệt về ngoại hình như tôi.

Ngày thứ 2 ở đây, tôi vừa bước chân ra khỏi ga xe điện ngầm, chợt có một cô gái Iran với đôi mắt to, hàng mi cong vút đặc trưng của Trung Đông với bộ trang phục đen truyền thống của phụ nữ Hồi giáo nở nụ cười chào thân thiện. Cô gái thỏ thẻ bằng tiếng Anh rành rọt: “Anh muốn tìm trạm xe lửa phải không?”.

Thật bất ngờ là tại sao cô ấy biết tôi đang tìm ga xe lửa để mua vé từ tehran đi Tabriz. Tôi chợt nhớ lại là trước khi bước chân ra khỏi metro, tôi hỏi thăm một anh chàng lối thoát để ra ga xe lửa. Có lẽ cô nàng này nghe lỏm và cố tình đợi tôi ở cửa ra. Hiểu được mọi chuyện, tôi gật đầu trả lời “yes”. “Anh có thể đợi em chút xíu, em đang đợi người bạn đến đón, khoảng 5 phút thôi. Bạn em đến sẽ dẫn anh đến ga xe lửa gần đ

Tôi giật mình về lời đề nghị giúp đỡ dễ thương từ cô gái mà cứ ngỡ những luật lệ Hồi giáo khắc nghiệt sẽ làm cho người phụ nữ “giữ kẽ” hơn với nam giới, đặc biệt là người lạ như tôi. Chúng tôi bắt đầu rôm rả và hỏi thăm nhau một số thông tin cá nhân, về chuyến du lịch đến đất nước cô ấy.

Video đang HOT

Những Bước Chân trở về TP HCM những ngày cuối tháng 8, sau 2 tháng một mình tới Nga, qua các nước Trung Á nằm trên cung đường “Con đường tơ lụa” năm xưa. Anh dành những bài viết độc quyền cho Zing.vn. Những Bước Chân hiện là giảng viên đại học tại TP HCM.

Khoảng 5 phút sau, một anh chàng cao to giống người Ấn hơn là người Iran đến. Cô ấy giới thiệu đây là bạn của mình rồi nói gì đó bằng tiếng Iran để tôi tự hiểu là họ sẽ dẫn tôi đến trạm xe lửa gần đấy. Iran hôm đấy nhiệt độ lên đến 42 độ C vào lúc 15h. Trời hầm hập, không có nổi một cơn gió nhỏ.

Từ trạm metro đến ga xe lửa với quảng đường khá xa nhưng cuộc nói chuyện của chúng tôi dường như rút ngắn khi nào không hay. Cuối cùng chúng tôi cũng đến ga xe lửa hiện đại ở Tehran. Họ dẫn tôi đến quầy bán vé và hỏi thông tin giúp để mua vé đi Tabriz. Tuy nhiên, họ chỉ bán vé vào giờ cuối ở ga, còn nếu đi vào ngày hôm sau như dự định của tôi thì phải đến các công ty du lịch để mua vé.

Giá cả ở các công ty du lịch và tại ga như nhau. Họ lại vội vã dẫn tôi tiếp tục đi tìm công ty du lịch ở gần đó. Tôi mua được một vé giường nằm khá tốt trên tàu vì được họ phiên dịch giúp. Trước khi chia tay, tôi đề nghị chụp chung với họ một tấm hình lưu niệm. Cô gái gật đầu lia lịa không chút do dự. Tôi tạm biệt và không quên hỏi cách thức về lại khác sạn bằng xe bus.

“Mai em nghỉ phép. Nếu anh muốn, em sẽ đưa anh đi dạo Tehran bằng bất cứ phương tiện nào anh thích: xe bus, xe điện, xe gắn máy hay thậm chí xe đạp…” cô bẽn lẽn. Tôi “đứng hình” vì lời đề nghị quá nhiệt tình này, nhưng chưa biết phải trả lời sao vì ngày mai tôi có một ngày dành thời gian để làm visa Uzbekistan tại sứ quán. Tôi từ chối và không quên xin địa chỉ email để gửi cho cô ấy và người bạn trai tấm hình.

Trong suốt chuyến đi dọc theo Con đường tơ lụa, không ít lần tôi gặp được sự chào đón thân thiện, giúp đỡ nhiệt tình của người dân bản địa chứ không phải họ chỉ tò mò về sự lạ lẫm của du khách nước ngoài. Có thể xã hội Iran ngày càng hiện đại, người theo đạo Hồi cởi mở hơn và cần được thế giới quan tâm, chia sẻ hơn.

Hành trình đi ngược Con đường tơ lụa: Iran hiếu khách - Hình 2

Quảng trường hồi giáo lớn nhất Tây Á ở thành phố di sản Isfahan.

Hành trình của tôi ở xứ Ba Tư khá thuận lợi. Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, xe chất lượng cao, các điểm tham quan phục vụ khách du lịch bài bản, chuyên nghiệp làm cho lộ trình của tôi đi được nhiều hơn so với kế hoạch.

Tôi đã tham quan được các thành phố du lịch rất nổi tiếng như Tehran, Tabriz, Isfahan, Kuzechtan, Shiraz, Kerman, Yazd và Mashhad. Lịch sử lâu đời từ đất nước Ba Tư hùng mạnh cách đây hàng nghìn năm đã để lại cho Iran khối di sản đồ sộ. Hiện nay, Iran có 19 di sản văn hóa do UNESCO công nhận, trong đó có những di sản được công nhận từ những năm đầu tiên khi tổ chức này ra đời.

Tôi dành nhiều thời gian để tham quan chợ Tabriz, một nơi giao lưu văn hóa từ thời cổ đại và khu phức hợp lịch lịch sử này từng là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất trên Con đường tơ lụa trước đây. Nằm ở trung tâm của thành phố Tabriz, Tây Bắc Iran, khu chợ rộng lớn này bao gồm nhiều chợ nhỏ.

Chợ Amir Bazaar kinh doanh mặt hàng vàng và đồ trang sức, hay chơ Mozzafarieh chuyên bán các loại thảm Ba Tư, một chợ nhỏ bán giày dép, và nhiều khu chợ khác nữa bán các loại hàng hóa khác nhau. Thời gian thịnh vượng nhất của chợ Tabriz, mà dân địa phương hay gọi là bazaar, là ở thế kỷ 13 khi thành phố này trở thành thủ đô của vương quốc Safavid. Thành phố bị mất vị trí thủ đô vào thế kỷ 16, nhưng ngôi chợ này vẫn có tầm quan trọng như là một trung tâm thương mại và kinh tế.

Hành trình đi ngược Con đường tơ lụa: Iran hiếu khách - Hình 3

Khu chợ bán vàng nổi tiếng nằm trong Bazzar Tabriz, một điểm dừng chân của đoàn thương nhân phương Đông trao đổi hàng hóa ở xứ Ba Tư trước đây.

Iran quá rộng lớn để tham quan trong khoảng 2 tuần nên tôi chỉ ưu tiên dành những nơi mình yêu thích, như quần thể cung điện lộng lẫy Golestan ở Tehran, khu phức hợp cổ Chogha Zanbil của nền văn minh Elamite nằm ở tỉnh Khuzestan, quần thể nhà thờ Hồi giáo Armeni nằm sát biên giới với Azerbaijan về hướng Tây Bắc, quảng trường lớn nhất tây Á Naghsh-I Jahan và thánh đường có niên đại 12 thế kỷ Jameh ở Isfahan, thành phố lịch sử Bam, kinh đô nghi lễ Persepolis của Đế quốc Ba Tư dưới thời nhà Achaemenes (khoảng năm 550-330 TCN) cách 70 km về phía đông bắc của thành phố hiện đại Shiraz ở tỉnh Fars, hệ thống thuỷ lực lịch sử tại Shushtar, hay thành phố linh thiêng của người Hồi giáo Mashhad… Đây đều là những công trình kiến trúc và cảnh quan được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Phần lớn số đó đều là những chứng tích lịch sử cho con đường tơ lụa xuất phát từ phương Đông.

Chia tay vùng đất thuộc một phần nền văn minh Lưỡng Hà xưa kia từ thành phố biên giới Mashhad, tôi vẫn mơ được một lần quay trở lại, có thể để khám phá tiếp đất nước xinh đẹp này, hay cũng có thể là vì người Iran hiếu khách, tốt bụng.

(Còn tiếp)

Theo Zing News

Một tuần du ngoạn quốc gia biệt lập nhất Trung Á

Từ vùng đất Thánh Mashhad của người Hồi giáo, tôi bắt xe taxi đến đến với Sarakhs, một thành phố biên giới thuộc tỉnh Razavi Khorasan của Iran để tới Turkmenistan.

Đoạn đường dài 178 km, nhưng tôi chỉ tốn khoảng 2 giờ đồng hồ để đến biên giới. Cơ sở hạ tầng của Iran khá tốt, mặt dù địa hình ở đây đã có chút thay đổi về độ cao. Tôi nhanh chóng làm thủ tục visa tại cửa khẩu với thư mời đã được chuẩn bị từ trước ở Việt Nam.

Hiện tại, có hai cửa khẩu bằng đường bộ từ Iran qua Turkmenistan mà khách du lịch có thể sử dụng. Một là từ Mashhad, du khách có thể bắt taxi đến thành phố nhỏ Quchan rồi sau đó bắt tiếp một chuyến taxi khác với quảng đường 60 km nữa để đi đến khu vực biên giới với Turkmenistan. Cách này thường được các khách du lịch muốn tham quan thủ đô Ashgabat trước và rất đông khách du lịch nước ngoài chọn lựa cách này.

Cách thứ 2 là như tôi đã trải nghiệm. Tôi bắt taxi để đi đến Sararkhs và qua luôn cửa khẩu, từ đó sẽ bắt xe để đến với thành phố Mary. Rất ít du khách đi bằng cách thứ 2 như tôi, vì họ chủ yếu chỉ muốn tham quan thủ đô của Turkmenistan. Nhưng cách này lại rất thu hút dân biker, vì đoạn đường từ Mashhad đến Sararkhs tuyệt đẹp, với địa hình đồi núi đầy thử thách cho du khách trải nghiệm.

Sau khi làm thủ tục xuất cảnh ở phía Iran, tôi lại lên chiếc xe bus phục vụ ở khu vực này chở qua biên giới để đến cửa khẩu phía bên Turkmenistan với giá 100.000 rial (75.000 đồng) với khoảng cách chừng 5 km, bằng với giá tiền tôi đi taxi ghép từ Mashhad tới Sarakhs.

Có thể khu vực biên giới này ít khách du lịch nước ngoài qua lại nên việc làm thủ tục nhập cảnh cho họ với các hình thức chuyển xe đạp qua biên giới, làm visa tại cửa khẩu chưa được nhân viên xuất nhập cảnh thuần thục. Tôi đến khu vực biên giới lúc 10h, phải qua vài lần kiểm soát an ninh từ đo nhiệt độ cơ thể, kiểm tra hành lý, máy chụp hình, ghi thông tin nhập cảnh bằng tay vào sổ của bảo vệ... sau đó mới nộp hồ sơ chính thức vào nơi làm thủ tục xin visa.

Tôi được hướng dẫn qua đóng tiền lệ phí nhập cảnh và lệ phí phục vụ dành cho ngân hàng ở quầy bên cạnh trước khi trở lại khu vực xét duyệt visa. Sau hơn vài lần chờ đợi nhỏ do cúp điện, nhân viên hải quan ăn trưa và thời gian gọi điện đến đại lý du lịch nơi tôi nhờ làm dịch vụ thư mời, tôi lại quay trở lại quầy bên cạnh để đóng lệ phí visa vừa được duyệt với giá 55 USD và 2 USD lệ phí ngân hàng. Đến 13h, tôi được cầm quyển hộ chiếu với tấm visa Turkmenistan còn "nóng hổi", chạy nhanh ra cổng để tìm xe về Mary.

Thời tiết ở Turkmenistan hôm đó được mọi người bảo là ngày nóng nhất từ đầu mùa hè đến giờ. Tôi xem nhiệt độ hiển thị trên xe tài xế là 43 độ C. Hơn nửa ngày đi chuyển, làm thủ tục, và cái nắng nóng chưa buông tha từ Trung Đông, nhưng khi nhận được visa, tôi dường như quên hết. Thế là tôi cũng đến được đất nước xem như biệt lập nhất ở Trung Á để bắt đầu tiếp tục hành trình khám phá những địa danh nổi tiếng trên con đường tơ lụa năm nào.

Một tuần du ngoạn quốc gia biệt lập nhất Trung Á - Hình 1

Merv trước đây là thành phố ốc đảo giữa sa mạc Karakum rộng lớn, nằm trên con đường tơ lụa và từng là thành phố đông dân nhất thế giới.

Turkmenistan có 3 di sản văn hóa thế giới đều nằm trên con đường tơ lụa: quần thể di tích Kunya ở Urgench, pháo đài Nisa của người Parthia cách thủ đô Ashgabat 18 km về phía Tây Nam và khu khảo cổ Merv gần thành phố Mary có niên đại hàng nghìn năm. Trong đó Merv được xem là thành phố ốc đảo rất quan trọng trên con đường tơ lụa, nối kết với trung tâm kinh tế, chính trị và tôn giáo Bukhara của Uzbekistan thời bấy giờ. Tôi lên kế hoạch tham quan Merv rồi sau đó sẽ bay về thủ đô Ashgabat được xem là thủ đô đẹp nhất vùng Trung Á.

Những Bước Chân trở về TP HCM những ngày cuối tháng 8, sau 2 tháng một mình tới Nga, qua các nước Trung Á nằm trên cung đường "Con đường tơ lụa" năm xưa. Anh dành những bài viết độc quyền cho Zing.vn. Những Bước Chân hiện là giảng viên đại học tại TP HCM.

Xe bắt đầu đưa tôi băng qua địa hình bán sa mạc để đến với thành phố Mary xinh đẹp. Đây là môt thành phô câp tỉnh điên hình ở Turkmenistan, nơi có khoảng 200.000 người sinh sông và được xây dựng chủ yêu theo phong cách Liên Xô với các đường sắt kêt nôi và các tòa chung cư cao thâp.

Tuy nhiên, cả thành phố được quy hoạch đường sá rộng rãi cùng với hệ thống kiến trúc từ tượng đài, quảng trường, chợ, nhà thờ rất độc đáo. Chỉ ở Mary một ngày, nhưng tôi vẫn cảm nhận hết được nét duyên dáng, cổ kính như bất kỳ một thành phố châu Âu nào. Một điều đặt biệt là đâu đâu tôi cũng thấy treo hình vị tổng thống đương thời như một anh hùng thật sự của người dân Turkmenistan.

Hôm sau, tôi dành trọn một ngày để tham quan khu khảo cổ Merv, cách thành phố Mary chừng 40 km. Khu di tíchtừng có vị trí rât quan trọng dưới thời đê quôc Ba Tư, đạt đỉnh cao của sự thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của người Turkic trong thê kỷ 12. Đến năm 1221, Merv đã rơi dân vào suy thoái sau khi bị quân Mông Cô cướp phá trong môt cuôc chinh phạt khiên hàng chục nghìn người chêt. Đến thời các Sa hoàng Nga, Merv đã được khai phá và phát hiện sau hàng trăm năm bị lãng quên.

Tôi leo lên một ngọn đồi cao nhất của khu vực, phóng tầm mắt để có thể tưởng tượng một thành phố Merv có từng hàng nghìn năm lịch sử, từng là một thành phố đông dân nhất trên thế giới giờ chỉ còn lại những bờ tường đất bao quanh một khu vực rộng lớn giữa sa mạc Kara Kum.

Một tuần du ngoạn quốc gia biệt lập nhất Trung Á - Hình 2

Thánh đường Hồi giáo lớn nhất Turkmenistan ở thủ đô Ashgabat được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, với sức chứa 7.000 người.

Hiện nay, Turkmenistan là một trong những quốc gia có trữ lượng khi tự nhiên và dầu hỏa đứng hàng thứ 5 thế giới. Vì vậy, chi phí chi phí xăng dầu và gas rất rẻ. Việc di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác được sử dụng phổ biến là xe lửa hay máy bay. Tôi quyết định thử phương tiện hàng không ở đất nước Trung Á này, khi có anh bạn người địa phương mà tôi quen ở Mary bảo rằng trước đây, thời vị Tổng thống tiền nhiệm Niyazov, giá vé hàng không ở Turkmenistan rất rẻ, chừng khoảng 15-20 USD cho một lượt từ Mary đi Ashgabat. Bây giờ có thể tăng lên đôi chút do điều kiện kinh tế có phần khó khăn hơn. Tôi được tư vấn mua vé trực tiếp từ sân bay vì nhu cầu đi lại của người dân hay khách du lịch ở Turkmenistan rất ít.

Thủ đô Ashgabat chào đón tôi với thời tiết đỡ oi bức hơn, vì nằm giáp biên giới Iran, nơi có những dãy núi cao che chắn. Thành phố xây dựng khá hiện đại mà anh taxi bảo đó cũng là nhờ vào công vị Tổng thống đầu tiền thời hậu Xô Viết, ông Niyazov. Ông là người đặt nền móng đầu tiên cho sự thay đổi thần kỳ hình ảnh của Ashgabat và đất nước Turkmenistan.

Sau khi ông qua đời năm 2006, Tổng thống đương nhiệm Gurbanguly Berdymuhamedov tiếp tục công việc chỉnh trang thủ đô để biến Ashgabat trở thành thành phố tuyệt đẹp nhất ở Trung Á. Hình ảnh thường thấy ở Ashgabat là những tòa nhà bằng đá cẩm thạch với lối kiến trúc hiện đại, cầu kỳ, được dát mái vàng cùng với hệ thống đường nội ô rộng rãi, những khu vực quảng trường rộng lớn, những đài phun nước khổng lồ hay những tượng đài của Tổng thống Niyazov cùng hình ảnh tổng thống đương nhiệm được treo trang trọng khắp nơi.

Một tuần du ngoạn quốc gia biệt lập nhất Trung Á - Hình 3

Một kiến trúc hiện đại ở thủ đô Ashgabat.

Sau khi tham quan Ashgabat, tôi quyết định mạo hiểm đến với "Cửa Địa Ngục" cách thủ đô 280 km về hướng bắc. Đây là một nơi hoang vắng, chưa có những tuyến xe buýt di chuyển hằng ngày nên tôi đành thuê một xe 4 chỗ đi và về trong ngày. Thật ra, "cánh cửa địa ngục" là một hố gas khổng lồ. Dưới thời Xô viết, khi các nhà địa chất của Liên Xô tiến hành khoan thăm dò trong vùng sa mạc Karakum, họ đã khoan thủng các lớp đất ngầm có chứa khí gas.

Lo ngại khí độc có thể phán tán, họ quyết định đưa lửa vào miệng hố với hy vọng đốt cháy toàn bộ khí thoát ra và lửa sẽ tắt trong vài tuần sau đó. Thế nhưng, hơn 40 năm qua, không một chuyên gia nào của Turkmenistan có thể dập tắt ngọn lửa này. Đổi lại, những ngọn lửa cháy mãi ở miệng núi lửa nhân tạo Darvaza đã trở thành biểu tượng về lượng khí đốt dự trữ khổng lồ của Turkmenistan, đồng thời mang biệt danh "cửa địa ngục" bởi ngọn lửa âm ỉ luôn rực sáng giữa sa mạc hoang vắng.

Anh tài xế bảo tôi, tổng thống nước này có chỉ thị lấp miệng hố để đảm bảo an toàn cho người dân lân cận, nhưng hiện nay vẫn chưa có một giải pháp khả thi nào. Còn đối với những khách du lịch như tôi, việc trải nghiệm 1 lần đến "cánh cửa địa ngục" là một may mắn, bởi biết đâu trong tương lai nó sẽ biến mất vĩnh viễn bởi bàn tay con người.

Một tuần trôi qua thật nhanh ở đất nước kỳ bí Turkmenistan ngay cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Chia tay những con người Turkmenistan vui vẻ, lạc quan, tôi lại bắt đầu một hành trình mới từ thành phố Turkmenabat, thành phố cửa ngõ phía bắc của Turkmenistan để đến với những câu chuyện kỳ thú của những "thương nhân lạc đà" xung quanh 4 thành phố di sản nổi tiếng ở Uzbekistan

(Còn tiếp)

Theo Zing News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Quán cà phê trang trí Giáng sinh hút khách đến check-inHà Nội: Quán cà phê trang trí Giáng sinh hút khách đến check-in
06:57:57 17/12/2024
Lung linh 'lều tuyết' trong lễ hội Yokote KamakuraLung linh 'lều tuyết' trong lễ hội Yokote Kamakura
08:21:13 17/12/2024
Cắm trại, thư giãn bên suối La NgâuCắm trại, thư giãn bên suối La Ngâu
08:17:03 17/12/2024
Chiêm ngưỡng 108 khúc cua đẹp như tranh vẽ trên đèo Bảo LộcChiêm ngưỡng 108 khúc cua đẹp như tranh vẽ trên đèo Bảo Lộc
07:19:11 18/12/2024
Chùa cổ ở TPHCM sở hữu nhiều kỷ lục, được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứChùa cổ ở TPHCM sở hữu nhiều kỷ lục, được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ
07:28:10 18/12/2024
Khám phá những chợ hoa Tết đặc sắc không nên bỏ lỡ mỗi dịp xuân vềKhám phá những chợ hoa Tết đặc sắc không nên bỏ lỡ mỗi dịp xuân về
07:43:49 18/12/2024
Thăm nhà thờ Saint Mary's Cathedral cổ kính giữa lòng thành phố Sydney, ÚcThăm nhà thờ Saint Mary's Cathedral cổ kính giữa lòng thành phố Sydney, Úc
06:51:17 17/12/2024
Sắp diễn ra lễ hội hoa lớn nhất miền BắcSắp diễn ra lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc
07:03:58 17/12/2024

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có conTài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con
13:03:28 18/12/2024
Nữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗiNữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗi
10:57:50 18/12/2024
"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS
10:34:39 18/12/2024
Giữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữGiữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữ
13:13:37 18/12/2024
Hôn lễ thứ 2 của Hoa hậu Khánh Vân với chồng hơn 17 tuổi: Cô dâu cực xinh, soi cận chiếc váy cưới phát hiện điều đặc biệt!Hôn lễ thứ 2 của Hoa hậu Khánh Vân với chồng hơn 17 tuổi: Cô dâu cực xinh, soi cận chiếc váy cưới phát hiện điều đặc biệt!
10:30:31 18/12/2024

Tin mới nhất

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

08:54:02 18/12/2024
Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm.
Việt Nam có 1 thành phố được giải thưởng du lịch quốc tế gọi tên 5 lần liên tiếp: Đặt mục tiêu thu 260.000 tỷ đồng từ du lịch trong năm tới

Việt Nam có 1 thành phố được giải thưởng du lịch quốc tế gọi tên 5 lần liên tiếp: Đặt mục tiêu thu 260.000 tỷ đồng từ du lịch trong năm tới

08:42:23 18/12/2024
Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch MICE thế giới (World MICE Awards) lần thứ 5 năm 2024, TP.HCM xuất sắc chiến thắng tại 03 hạng mục quan trọng
Đi đâu để đón Giáng sinh lung linh như trời Âu

Đi đâu để đón Giáng sinh lung linh như trời Âu

08:35:11 18/12/2024
Khi gió lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách chạy trốn rét buốt, tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.
Khách du lịch đổ về trải nghiệm băng tuyết Hắc Long Giang (Trung Quốc)

Khách du lịch đổ về trải nghiệm băng tuyết Hắc Long Giang (Trung Quốc)

07:39:38 18/12/2024
Hắc Long Giang, tỉnh cực Bắc của Trung Quốc nổi tiếng với nguồn tài nguyên băng tuyết đang trở thành điểm đến của hàng ngàn du khách muốn đắm chìm trong các hoạt động ngoài trời mùa đông
Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

07:33:24 18/12/2024
Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các quốc gia có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến hot như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.
Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng, khách du lịch thích thú check-in

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng, khách du lịch thích thú check-in

08:08:46 17/12/2024
Cây thông ánh sáng cao 20m là một trong ba mô hình check-in ấn tượng tại Lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025, bên cạnh hộp quà khổng lồ độc đáo và bộ chữ Đà Nẵng chào năm mới 2025 rực rỡ.
Địa điểm 'chữa lành' cách Hà Nội 150km hút khách cắm trại, săn mây, ngắm sao đêm

Địa điểm 'chữa lành' cách Hà Nội 150km hút khách cắm trại, săn mây, ngắm sao đêm

07:13:23 17/12/2024
Quãng đường di chuyển vừa phải, không khí trong lành và khung cảnh vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ khiến thảo nguyên Đồng Cao (Bắc Giang) trở thành địa điểm chữa lành hút khách.
Legend Valley Hotel: Nơi gặp gỡ giữa thể thao, nghỉ dưỡng và phong cách đẳng cấp

Legend Valley Hotel: Nơi gặp gỡ giữa thể thao, nghỉ dưỡng và phong cách đẳng cấp

07:07:50 17/12/2024
Hà Nam đang trở thành ngôi sao mới trên bản đồ du lịch với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ đã và sắp mở cửa phục vụ du khách.
Hoa mận nở sớm khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Hoa mận nở sớm khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

05:24:46 16/12/2024
Thời điểm này, một số vườn mận tại cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đã bắt đầu bung nở trắng muốt, thu hút du khách tìm đến khám phá, chụp ảnh.
Khám phá thành phố Bulawayo

Khám phá thành phố Bulawayo

05:08:46 16/12/2024
Zimbabwe không thiếu những điểm đến thú vị, nhưng thành phố Bulawayo tại miền tây nam nước này luôn chiếm một vị trí quan trọng.
Ghé thăm công viên quốc gia Matobo

Ghé thăm công viên quốc gia Matobo

05:02:57 16/12/2024
Cách thành phố Bulawayo 36km về phía nam là Công viên quốc gia Matobo. Đây là công viên quốc gia lâu đời nhất tại Zimbabwe
Những điểm đến lý tưởng dành cho người mới thất tình

Những điểm đến lý tưởng dành cho người mới thất tình

04:58:59 16/12/2024
Đảo Nam Du, Đà Lạt là 2 trong số những điểm đến lý tưởng dành cho người mới thất tình. Đến một nơi xa lạ sau khi thất tình là một trải nghiệm khá liều lĩnh.

Có thể bạn quan tâm

Black Myth: Wukong tràn trề cơ hội giành giải thưởng lớn cuối năm, Astro Bot "không có cửa"

Black Myth: Wukong tràn trề cơ hội giành giải thưởng lớn cuối năm, Astro Bot "không có cửa"

Mọt game

15:50:34 18/12/2024
Astro Bot thậm chí còn không thể có tên trong danh sách các đề cử và rõ ràng, Black Myth: Wukong sẽ là ứng cử viên sáng giá nhất.
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này

Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này

Netizen

15:49:42 18/12/2024
Những ngày vừa qua, Cao Minh Hy là mỹ nhân chuyển giới được cư dân mạng cực kỳ quan tâm. Cô chính thức ghi tên vào top 71 học viên tham dự khoá đào tạo Miss International Queen 2025.
EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

Thế giới

15:20:21 18/12/2024
Các quốc gia thành viên có thể sử dụng hệ thống cấp phép quốc gia để giám sát việc tuân thủ. Thông tin liên quan đến xử lý hạt nhựa phải được công khai miễn phí.
Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Pháp luật

15:13:27 18/12/2024
Công an tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tấn công, trấn áp, truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn các huyện Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn và thị xã Bình Minh.
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Sao việt

15:05:10 18/12/2024
Việc em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm cùng xuất hiện trong một khung hình ngay lập tức trở thành chủ đề bàn tán.
Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Hậu trường phim

14:59:57 18/12/2024
Đạo diễn Trấn Thành cho rằng càng có nhiều phim Việt ra rạp trong dịp Tết sẽ góp phần phát triển cho điện ảnh trong nước.
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Tin nổi bật

14:55:26 18/12/2024
Trần Nam Khánh - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - trúng tuyển vào trường Colby College, Hoa Kỳ, với học bổng hơn 84%.
IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:48:39 18/12/2024
Billboard ghi nhận tài năng xuất chúng của IU khi vừa là thần tượng nổi tiếng, vừa là nhạc sĩ, diễn viên và người dẫn chương trình xuất chúng.
"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

Phim châu á

14:44:32 18/12/2024
Bộ phim về mối tình lãng mạn của cô gái khiếm thính được làm lại từ tác phẩm Hear Me của Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng cách đây 15 năm.
Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Sao thể thao

14:30:42 18/12/2024
Cầu thủ Mykhailo Mudryk của Chelsea đã có kết quả dương tính với chất cấm và có khả năng phải đối diện với án treo giò dài hạn nếu anh không chứng minh được bản thân vô tội.