Hành trình đặc biệt trên cao nguyên đá Hà Giang
Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách này.
Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Để tới nơi tận cùng ở phía Bắc phải trải qua một cung đường gần 200km từ thành phố Hà Giang qua các huyện Quản Bạ, Yên Minh, rồi tới Đồng Văn.
Cuộc hành trình không quá gian nan nhưng cũng không đơn giản vì cung đường đi hơn 100km đường đèo, dốc, uốn lượn liên tục trên cao nguyên đá. Dù chọn phương tiện gì thì người lái xe phải có sự bình tĩnh, cẩn thận và kỹ năng điêu luyện.
Dốc chín khoanh – Phố Cáo – Đồng văn.
Cao nguyên đá hùng vĩ và những mùa hoa trên đá
Cứ 10 người tới cực Bắc, qua vùng cao nguyên đá thì tới 8, 9 muốn quay lại, để được ngắm, cảm và sống nhiều hơn. Lý do không chỉ vì nơi đây là điểm cực thiêng liêng, không chỉ vì vẻ thơ mộng, lãng mạn của những mùa hoa, mà quan trọng nhất là sự hùng vĩ, tráng lệ của khung cảnh.
Hiếm có nơi lại có địa hình đặc biệt và đẹp kỳ vĩ như Hà Giang. Cảm giác mạnh khi đi trên những cung đường quanh co, uống khúc, dốc, đèo, núi điệp trùng thực sự không thể nào quên với ai đã một lần tới vùng địa đầu này.
Trên vùng đất tưởng chỉ có núi, đèo, dốc, đá tai mèo lởm chởm và sự khắc nghiệt đến tàn khốc của thiên nhiên, vẫn gặp những mùa hoa rực rỡ, đẹp đến nao lòng. Suốt cả một cung đường dài, rộng từ Quản Bạ, qua Yên Minh đến Đồng Văn, Mèo Vạc, hoa nở rực rỡ.
Hoa đào trên cao nguyên đá mang nét đẹp riêng, vừa tươi tắn, đậm đà, vừa mạnh mẽ, cứng cáp, vừa hoang dại, đơn sơ.
Video đang HOT
Mùa xuân có lẽ là mùa đẹp nhất, lộng lẫy nhất của miền đất địa đầu Tổ quốc. Bất chấp cái giá lạnh của địa hình núi cao phía Bắc, đào khoe sắc rực rỡ, sắc trắng hoa mận tạo nên vẻ dịu dàng, nên thơ cho xuân miền cực Bắc, hoa cải vàng lung linh trong nắng xuân, hoa lê tinh tế như duyên ngầm ở miền đá nở hoa
Nhắc đến hoa trên cao nguyên đá, trên miền cực Bắc thì ai cũng nhớ ngay tới tam giác mạch. Tam giác mạch có thể trồng quanh năm nhưng đẹp và rực rỡ nhất là cuối thu. Tam giác mạch cũng có thể trồng ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh miền núi phía bắc nhưng không ở đâu có sắc hoa tam giác mạch hồng tươi, thậm chí ngả sang đỏ sẫm, đậm đà, tươi giòn như trên vùng cực Bắc.
Thu sang cũng là lúc cúc cam, một loài cúc dại nở rộ trên vùng cực Bắc tổ quốc. Với những người thích tĩnh lặng thì cúc cam mới là hoa thu của vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Nhiều người tới cao nguyên đá, tới cực Bắc chỉ vì tam giác mạch.
Vùng cực Bắc là nơi sinh sống, cư ngụ của nhiều dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Thái, Lô Lô, Pà Thẻn, Nùng, Dáy, La Chí… nhưng chủ yếu là người Mông. Mỗi dân tộc lại có phong tục, lối sống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục… đặc thù.
Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách này. Những ngôi nhà, kiến trúc, lễ hội, ngày chợ phiên, hay đơn giản một bộ trang phục thôi cũng khiến ta xiêu lòng vì cái đẹp đời thường, mộc mạc mà chứa trong nó cả lịch sử, văn hóa một dân tộc, vùng đất.
Những ngôi nhà trình tường, hàng rào đá bao quanh, mái ngói âm dương là những hình ảnh đem lại ấn tượng mạnh cho du khách khi đến với cao nguyên đá, vùng cực Bắc. Vật liệu sẵn có và việc tận dụng tối đa để tổ chức cuộc sống khiến vùng đất nổi tiếng cho ra những khuôn hình, khung cảnh mỹ lệ của sự nguyên sơ, thuần hậu.
Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách này.
Miền cực Bắc do địa hình, khí hậu rất khắc nghiệt nên cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây còn rất khó khăn. Dân cư làm nông nghiệp, chủ yếu sống bằng trồng trọt, chăn nuôi. Những khó khăn về vật liệu, kỹ thuật, tài chính và cả những bất tiện trong sinh hoạt khiến cho rất nhiều bản làng ở vùng cực Bắc này đã không còn giữ được khung cảnh, kiến trúc, cũng như lối sống truyền thống nữa.
Đến cao nguyên đá, vào nhiều bản khá xa bây giờ khó tìm được những góc rộng, chụp toàn cảnh một bản làng nguyên vẹn khung cảnh, kiến trúc truyền thống. Điều đó khiến nhiều du khách, các nhiếp ảnh gia rất buồn, tiếc nuối, có khi xót xa. Nhưng để giữ lại vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết thì cần rất nhiều nỗ lực của người dân, nhất là chính quyền để vừa cải thiện đời sống, sinh hoạt, vừa giữ bản sắc, khung cảnh, phát triển du lịch bền vững. Bởi khi mất đi những khung cảnh, kiến trúc, nếp sống và bản sắc văn hóa dân tộc thì khi đó vùng cao nguyên đá tận cùng cực Bắc cũng mất đi nguồn thu lớn từ du lịch./.
CTV Ngô Thanh Hải
Sắc hồng Cao nguyên đá
Đến hẹn, du khách muôn nơi lại tìm về Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) để ngắm vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa tam giác mạch.
Những ngày này, những mảnh ruộng, vạt đồi tam giác mạch đang khoe sắc. Đây cũng chính là thời điểm Lễ hội Hoa Tam giác mạch được tỉnh Hà Giang khai mạc...
1. Người dân Hà Giang kể rằng, hoa tam giác mạch (Chez) có nguồn gốc lâu đời và gắn bó với đời sống của người Mông nhiều thế hệ. Trước đây, khi còn thiếu cái ăn, sau khi đã tìm khắp nơi, người Mông thấy ở khe núi có một loài hoa mọc nhiều vô kể, với những cái lá có hình tam giác ẩn nấp dưới hoa. Khi kết hạt ăn thử, người ta thấy ngon như ngô, gạo. Từ đó, người dân sử dụng như một loại lương thực cùng với ngô, gạo. Tam giác mạch cùng họ với lúa, nảy lên từ mày lúa, mày ngô nên được gọi là mạch, lá có hình tam giác, kết hợp lại gọi là tam giác mạch. Trước kia, người dân ở đây thường lấy bột của quả tam giác mạch làm bánh hoặc trộn với ngô để nấu rượu tạo nên nhiều hương vị đặc biệt. Từ đó, tam giác mạch gắn bó với thế hệ người dân vùng cao Hà Giang...
Những năm gần đây, nhận thấy vẻ đẹp của loài hoa này có thế góp phần thu hút du khách, phát triển ngành du lịch nên tỉnh Hà Giang đã tuyên truyền, vận động bà con người Mông cùng tham gia trồng hoa tam giác mạch. Đồng thời, hàng năm tổ chức Lễ hội Hoa Tam giác mạch để thu hút du khách.
Đến nay, Lễ hội Hoa Tam giác mạch đã trải qua 4 mùa với những nét đặc sắc riêng của từng mùa Tam giác mạch. Và năm nay Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ V, năm 2019 mang chủ đề "Sắc hồng Cao nguyên đá" nhằm tôn vinh giá trị di sản và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn, cũng như khẳng định thương hiệu du lịch của tỉnh Hà Giang gắn với loài hoa Tam giác mạch. Đồng thời giới thiệu tới các đại biểu và du khách những sản phẩm đặc trưng, giá trị văn hóa đặc sắc, di sản địa chất độc đáo, môi trường, cảnh quan, sinh thái tự nhiên gắn với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
Lễ hội năm nay với những hoạt động được trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng Cao nguyên đá, cùng với các sự kiện quan trọng của tỉnh như: Hội thảo liên kết vùng trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hà Giang với các tỉnh Đông - Tây Bắc; khánh thành nhà máy bơm nước công nghệ PAT không điện mang nguồn nước sạch tới đồng bào vùng cao; hội chợ cam và giới thiệu các sản phẩm nông sản địa phương; hội nghị xúc tiến cung - cầu Hà Giang... hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Hà Giang liên kết - phát triển và đem đến cho du khách những trải nghiệm thực tế.
Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ V đã khai mạc tối 16/11 với chương trình nghệ thuật gồm những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang bản sắc văn hóa tỉnh Hà Giang đã để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng du khách.
Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết: Hà Giang là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều địa danh nổi tiếng như Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Dinh thự họ Vương, Phố cổ Đồng Văn, chợ Phong lưu Khâu Vai, Mê cung đá, đèo Mã Pì Lèng... Đặc biệt là nơi hội tụ tinh hoa bản sắc văn hóa 19 dân tộc anh em. Từ những lợi thế trên, Hà Giang đã tập trung phát triển du lịch xanh, bền vững; các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, hấp dẫn; trong đó hoa Tam giác mạch đã trở thành điểm nhấn, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến Hà Giang. Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của hoa Tam giác mạch mọc lên từ những khe đá du khách còn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, ý chí của người dân Hà Giang mộc mạc, giản dị nhưng cũng kiên cường, mạnh mẽ. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mong muốn qua lễ hội, du khách sẽ có trải nghiệm thú vị, đa dạng và sâu sắc khi đến với Hà Giang và Cao nguyên đá.
Ngay sau Lễ khai mạc là chương trình trải nghiệm các nét văn hóa truyền thống các dân tộc trên vùng Cao nguyên đá như văn hóa dân tộc Lô Lô, Giấy, Mông với các bộ trang phục truyền thống, điệu khèn, bài trống, trò chơi dân gian... Bên cạnh đó, tại Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ V còn có nhiều hoạt động như: hội thi bò đẹp; tái hiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tại khu di tích Nhà Vương; giới thiệu sản phẩm bánh tam giác mạch; tổ chức con đường hoa tại phố cổ Đồng Văn và các hoạt động du lịch trải nghiệm.
Tái hiện múa trống đặc sắc của người Giáy huyện Mèo Vạc.
2. Du lịch Hà Giang những năm qua cho thấy có sự phát triển, khởi sắc mạnh mẽ. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, tỉ lệ du khách tăng và doanh thu hàng năm đều đạt trên 10%/năm. Năm 2018, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đạt trên 1,13 triệu lượt, năm 2019 ước chạm mốc 1,3 triệu lượt khách. Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 thu hút trên 2,5 triệu lượt khách/năm, trong đó 25% là khách quốc tế. Tăng trưởng hàng năm đạt 15 - 20%.
Có được điều đó là sự chung tay của các ban, ngành của tỉnh cũng như người dân nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Đơn cử như để tổ chức Lễ hội Hoa Tam giác mạch năm nay, ngay từ cuối tháng 8, UBND huyện Mèo Vạc đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, như: Tăng cường tuyên truyền về đất và người Mèo Vạc cũng như các điểm đến, sự kiện sẽ diễn ra; sửa chữa, thay thế các biển báo, chỉ dẫn, cảnh báo ở các điểm tham quan; thiết kế sân khấu chợ đêm tạo điểm nhấn cho du khách; lựa chọn và tạo hình tại các điểm trồng cây Tam giác mạch; xây dựng kế hoạch tổ chức đua thuyền Kayak trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế; khánh thành gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương; ra quân cao điểm phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông...
Huyện Mèo Vạc đã trồng gần 100 ha cây tam giác mạch tại 8 xã, thị trấn nhằm để du khách đến cao nguyên đá từ nay đến cuối năm đều có thể dễ dàng ngắm vẻ đẹp của loài hoa miền sơn cước..
Bên cạnh đó, tại chợ đêm Mèo Vạc vào các tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần trong tháng 11 tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ giữa các nghệ nhân, diễn viên quần chúng và du khách; ngoài ra, du khách có thể đến các điểm tham quan, trải nghiệm nổi tiếng như đèo Mã Pì Lèng, ngắm hẻm vực Tu Sản trên trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế, đi bộ dưới chân vách đá trắng, thăm Tượng đài Thanh niên xung phong mở đường Hạnh phúc...
Nhóm PV
Theo daidoanket.vn
Hà Giang - chốn yên bình để tìm về 'Thiên nhiên tươi đẹp, con người lao động hăng say, ánh mắt trẻ thơ ngời sáng cùng nụ cười tỏa nắng... được mình ghi lại qua những khung hình cảm xúc', Nguyễn Ngọc Hùng chia sẻ. Hà Giang - vẻ đẹp của vùng địa đầu Tổ quốc Hà Giang trong mắt của người trẻ luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ. Với tôi,...