Hành trình của bản chất con người
Triết học hiện đại dường như ngày càng thiếu niềm tin vào sự tồn tại của khái niệm “bản chất con người”: khoa học phân tích kỹ những hành vi bản năng rất “động vật” của chúng ta, và với tư cách một sinh vật xã hội, bản chất của mỗi cá nhân dường như đang được tạo tác bởi chính đời sống xung quanh.
Sự hoang mang của con người
Điều này không chỉ đi ngược hầu hết những nền tảng cơ bản tạo ra lịch sử triết học, mà còn đặt chúng ta vào một trạng thái đầy hoang mang: liệu con người có thực sự là giống loài cao quý và sinh ra với số phận xứng đáng với vị thế và nhân tính của chúng ta? Liệu cuộc đời của chúng ta có đáng sống nhất trong muôn loài, hay đơn giản cũng nhỏ bé và vô nghĩa?
Sự tồn tại của khái niệm bản chất con người đã vạch rõ ranh giới giữa chúng ta và các loài động vật khác thường được diễn đạt ngụ ý, hoặc đôi khi được các triết gia vĩ đại trong lịch sử nhấn mạnh rõ ràng.
Aristotle cho rằng “thiên chức” của con người là tư duy hợp lý, và cuộc sống cao quý nhất là cuộc sống có tư duy. Blaise Pascal viết: “Con người chỉ là một cây sậy yếu đuối, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Những người tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc của Epicurus cho rằng khía cạnh tinh túy nhất của bản chất con người là cảm giác hạnh phúc khi được thỏa mãn, và đặc biệt là khi tránh được khổ đau.
Thomas Hobbes thì tin rằng chúng ta luôn cần một chính phủ chuyên chế mạnh mẽ để hạn chế bản năng mà theo ông, sẽ dẫn con người đến một cuộc sống “cô độc, nghèo nàn, khó khăn, tàn bạo và ngắn ngủi”. Jean Jacques Rousseau mô tả bản chất con người là một sự “man dợ cao quý”. Khổng Tử và Mạnh Tử nghĩ rằng bản chất con người là tốt (Nhân chi sơ, tính bản thiện – Tam Tự Kinh) , trong khi đó, Tuân Tử lại bảo rằng chúng ta về cơ bản vốn là những kẻ xấu xa.
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ hiếm hoi. John Locke, nhà tư tưởng lớn của nước Anh vào thế kỷ XVII, đã mô tả tâm trí con người bằng cụm từ “tabula rasa” (tấm bảng trắng), ngụ ý rằng con người sinh ra với nhận thức luận hoàn toàn trống trơn, trước khi tri giác và trải nghiệm với thế giới bên ngoài dần dần vẽ lên tấm bảng ấy những đường nét cụ thể, tốt hay xấu tùy vào cách thức chúng ta tương tác với thế giới. Quan điểm này tiến rất gần đến sự phủ nhận rằng con người có một bản chất thực sự.
Bản chất con người rốt cục có thật sự tồn tại, hay chỉ là một ý niệm được con người nghĩ ra để cổ vũ cuộc chiến chinh phục đời sống và tự nhiên? Nguồn ảnh: Aeon.co.
Khoa học củng cố điều này. Không có điều gì mang tính bất biến, đặc trưng, là tinh túy để định nghĩa con người giữa muôn loài. Từ khi Charles Darwin công bố Thuyết Tiến hóa, sự đồng thuận của khoa học là rất rõ ràng: chúng ta chỉ là một trong số hàng triệu sinh vật tồn tại trên trái đất, thuộc một nhánh không có gì đặc thù của cây sự sống, có bộ não phức tạp và cấu trúc khác thường.
Dòng dõi loài người hiện đại có tổ tiên đã tiến hóa từ loài Homo Sapiens (người tinh khôn) xuất hiện cách đây 300 ngàn năm. Trước đó là quá trình hàng triệu năm để người tinh khôn tiến hóa từ vượn người.
Sinh học, như đã nói ở trên, không hề cung cấp thêm cho chúng ta bất kỳ ý niệm nào về bản chất con người: bất kỳ đặc điểm nào của con người hiện đại đều là sản phẩm của một quá trình tiến hóa liên tục từ các loài linh trưởng trong quá khứ, và không có gì đảm bảo rằng quá trình này đã kết thúc hay chưa.
Một nghiên cứu bị cho là hoang đường nhưng cho đến nay khoa học vẫn chưa thể bác bỏ hoàn toàn là bộ gien của con người và tinh tinh chỉ có khác biệt là 1%, điều củng cố thuyết tiến hóa và cũng cho thấy rằng con người không hề quá đặc biệt như chúng ta nghĩ.
Nhưng như nhà sinh vật học người Anh Kevin Laland đã chỉ ra trong cuốn sách Bản giao hưởng dang dở của Darwin: Văn hóa tạo ra tâm trí con người, tỉ lệ nhỏ đó có thể được chuyển hóa thành hàng ngàn thay đổi cấu trúc ở cấp độ di truyền, từ đó tạo ra hàng triệu khác biệt giữa con người và tinh tinh. Sự khác biệt nhỏ về % không có nghĩa là không rõ ràng: bộ gien người có khoảng 3 tỷ ký tự, tức 1% ấy là 30 triệu ký tự, tương đương độ dài của 10 cuốn Kinh Thánh.
Nhìn từ góc độ này, bản chất con người không phải là một vật sở hữu đương nhiên của chúng ta. Quan điểm đúng đắn nhất về khái niệm này có lẽ là một nhóm các đặc tính thay đổi linh hoạt trong quá trình tiến hóa nhưng vẫn đủ ổn định để định lượng, và phải là những gì mà chỉ con người mới có.
Video đang HOT
Lấy ngôn ngữ làm ví dụ. Có rất nhiều động vật (thậm chí là thực vật và vi khuẩn) có khả năng giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin để đảm bảo sự sinh tồn của mình và đồng loại. Nhưng không có bất cứ loài nào sở hữu thứ gì giống như ngôn ngữ, với tính phức tạp và các quy tắc với mức độ logic cao.
Các động vật khác, bạch tuộc chẳng hạn, cũng có bộ não và hệ thần kinh lớn, phức tạp, nhưng không một loài nào có kích thước não bộ (so với cơ thể) và đặc biệt là sự bất đối xứng về cấu trúc cũng như tính phân lớp cao như não người (ví dụ như vỏ não phía trước phát triển rất lớn, chịu trách nhiệm những chức năng quan trọng bậc nhất như tạo phần thưởng, sự chú ý, làm bộ nhớ ngắn hạn, lập kế hoạch và động lực).
Danh sách này có thể kéo dài hơn nữa, và còn tiếp tục, bởi con người vẫn đang trong quá trình tiếp tục tiến hóa, nhưng nó thậm chí có thể đã chấm dứt từ hàng triệu năm trước. Lịch sử của thế giới ghi nhận rằng sinh tử của các giống loài đều có thể được quyết định chỉ bằng một thảm họa ngẫu nhiên, như tảng thiên thạch 66 triệu năm trước đã hủy diệt loài khủng long.
Vì sao xác định một bản chất quan trọng với chúng ta?
Vào đầu tháng Mười năm nay, blogger tài chính nổi tiếng người Mỹ Michael F.Kay đã kể lại một câu chuyện rất đặc biệt: Pete, một người bạn của ông, tuyên bố từ nhiều năm trước rằng mình đã đến tuổi “không nên mua chuối xanh nữa”.
Vào thời điểm than thở với Kay, Pete đã nghỉ hưu được vài năm. Sự nghiệp thì coi như xong. Con cái cũng đã trưởng thành. Hôn nhân thì thất bại. Pete coi cuộc đời mình đã trở nên vô nghĩa, không có mục đích. Và ông đã nghĩ như thế trong 20 năm tiếp theo, có thể là cho đến lúc qua đời. Ông sợ mua chuối xanh, vì không nghĩ rằng mình có thể tồn tại để nhìn thấy… chuối chín. Trong quá khứ, ông là một doanh nhân năng động, nhìn đâu cũng ra cơ hội, và đầy nhiệt huyết sống.
Pete dường như đã gặp phải một vấn đề không hiếm gặp trong thời đại chúng ta: khủng hoảng hiện sinh, khi một người không còn biết mục đích tồn tại của mình, cảm thấy rằng mình sống là vô nghĩa.
Trọng tâm của chủ nghĩa hiện sinh là ý tưởng của Paul Sartre: “Tồn tại đi trước, bản chất theo sau”. Có nghĩa là chúng ta không chọn được việc mình sinh ra, nhưng có toàn quyền quyết định xem dùng cuộc đời mình vào việc gì.
Sartre đặc biệt coi trọng điều này, và diễn đạt nó một cách cực đoan, được thể hiện bởi những dòng sau đây: “Chưa bao giờ chúng ta tự do hơn lúc này, dưới sự chiếm đóng của người Đức (thời gian Sartre ở Paris, khi bị Đức chiếm đóng – ANTG). Chúng ta đã bị mất tất cả các quyền của mình, trước hết là quyền ngôn luận. Chúng mắng thẳng vào mặt chúng ta. Chúng trục xuất chúng ta. Và vì tất cả những điều này, chúng ta được tự do”.
Sartre cho rằng chúng ta có thể tự do ngay cả khi bị xiềng xích, và cho dù ngoại cảnh có tác động ra sao, thì việc chúng ta coi mình là ai, và xác định bản chất của mình là gì, trao cho con người chìa khóa nắm giữ cuộc sống của mình.
Pete dường như đã mất đi liên lạc với hầu hết những gì ông ta tin tưởng là làm nên bản chất của mình: đam mê công việc, và gia đình. Và vì thế, ngay cả khi vẫn còn một thời gian dài để sống và chẳng có ai ngăn cản ông tiếp tục sống, thì Pete cũng sợ hãi đến nỗi “không dám mua chuối xanh” nữa.
Nhu cầu xác định mình là ai, và tin vào những bản chất làm nên ý nghĩa đời sống của mình, là đặc trưng của con người. Khi chúng ta phân loại cá voi không phải là cá, mà là động vật có vú, hành vi của cá voi không hề thay đổi: chúng không có một niềm tin nào cái gọi là “bản chất cá voi”. Chúng hành xử theo bản năng.
Con người, ngược lại, hành động theo những gì họ tin tưởng, và coi đó bản chất của mình. Ngay cả trong những tình huống bản năng, con người sẽ ngồi suy ngẫm lại để “xốc lại” bản chất của mình, chứ không để nó trôi đi như động vật.
Văn hào La Mã cổ đại Aulus Gellius từng kể câu chuyện tiếng Latinh về một triết gia khắc kỷ đang ở trên một con tàu giữa cơn bão dữ dội. Gellius nhận thấy rằng triết gia đang run rẩy và vô cùng sợ hãi. Khi cơn bão qua đi, ông mới hỏi triết gia rằng sao chủ nghĩa khắc kỷ không chuẩn bị cho ông ta tốt hơn để có thể đương đầu với những khoảnh khắc đáng sợ như thế.
Câu trả lời của triết gia khắc kỷ đã soi sáng Gellius: Khi những điều đáng sợ xảy ra, từ bầu trời, hay một tòa nhà đang sụp đổ hoặc một mối hiểm nguy bất ngờ nào đó, ngay cả tâm trí của người khôn ngoan nhất cũng sẽ phản ứng, và hoảng sợ trong chốc lát, không phải vì anh ta cho rằng quỷ dữ đang đe dọa mình, mà vì những diễn biến quá nhanh và ngoài dự liệu của lý trí cũng như sinh lý cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ trong chốc lát, người khôn ngoan sẽ định hình lại những ấn tượng tinh thần đáng sợ ban đầu, từ chối cảm giác đó và đi đến kết luận rằng chẳng có gì đáng phải sợ hãi.
Nói cách khác, chủ nghĩa khắc kỷ hay chủ nghĩa hiện sinh không thể dạy bạn chống lại một cơn say sóng, nếu bạn bị tiền đình, chẳng hạn. Những đặc tính sinh học là bất khả chống lại, nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có quyền lựa chọn cách quan tâm và quản lý chúng. Và đó là điều mà triết học dạy chúng ta.
Trong Nghị luận quyển I, tập hợp các bài giảng của chính mình được học trò chép lại, triết gia khắc kỷ số một cổ đại Epictetus đã thảo luận về phản ứng khác nhau của hai nô lệ trước một tình huống hạ thấp phẩm giá của họ: khi ông chủ yêu cầu họ giữ bô đại tiện, một nô lệ đã tuân theo, còn người kia từ chối.
Epictetus lập luận rằng người đầu tiên đã ứng xử đúng như một nô lệ. Còn người từ chối giữ bô đơn giản là đã ưu tiên nghĩ đến phẩm giá của mình với tư cách một con người, thay vì tư cách nô lệ.
Với một suy nghĩ khá tương đồng với Sartre, Epictetus cho rằng một con người phải đóng nhiều vai trò trong cuộc sống, một số trong đó là định mệnh, ta không thể lựa chọn (như việc là con người, là con cái của cha mẹ ta…); nhưng một số là hoàn toàn do ta quyết định (sự nghiệp của chúng ta, phẩm giá và cuộc đời chúng ta…).
Và cuộc đời của chính Epictetus là minh chứng hùng hồn cho triết lý của ông: Epictetus vốn là một nô lệ cụt chân, nhưng bằng học tập và tư duy không ngừng, ông đã trở thành một triết gia tiêu biểu của trường phái khắc kỷ.
Epictetus chắc chắn không thể có quyền thay đổi xuất thân nô lệ của mình, cũng như mọc ra một đôi chân, cũng như đa số chúng ta không thể thoát ra khỏi các điều kiện tự nhiên giới hạn bản thân mình.
Nhưng xuất thân thấp kém hay nghịch cảnh không phải là bản chất của chúng ta, mà chỉ là con đường giúp ta kiến tạo bản chất của chính mình trong thực tại, bất chấp sự khắc nghiệt của nó. Chúng ta không chỉ sống để truyền giống như động vật, mà là những sinh vật luôn đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình, và làm điều đó bằng cách chấp nhận rủi ro để vượt qua chính mình và cả những nghịch cảnh với bản thân ta.
Đấy có lẽ là bản chất đã đưa loài người đến tận đây, để có thể ngồi và ngẫm nghĩ về sự tồn tại của mình, dù về mặt sinh học, như đã nói, chúng ta không phải thần thánh trên trái đất này: không ngừng vượt qua điều kiện tự nhiên, những thứ mà định mệnh ban cho, để hướng đến những mục tiêu cụ thể, tự chọn.
Đây không phải là điều đơn giản, và đấy là lý do khiến cho lo lắng là một chủ đề cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh. Trở thành con người là luôn sống trong mơ hồ, bởi chúng ta sẽ mãi mãi bị cuốn vào sự căng thẳng giữa sự thật phũ phàng của đời sống và ý chí để vượt qua nó. Một hành trình khó khăn, nhưng đẹp đến nỗi không thể lùi bước.
Ban Cầm
Theo antgct.cand.com.vn
Cách tính chu kì kinh nguyệt để tránh thai an toàn!!!
Thời điểm an toàn tuyệt đối: được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm tới ngày chuẩn bị có kinh lần tới.
Ưu điểm:
Tiết kiệm, không tốn kém
Cho cảm giác thật, thoải mái, tăng khoái cảm
Nhược điểm:
Hiệu quả tránh thai không cao
Khó áp dụng cho phụ nữ có kinh nguyệt không đều
Cụ thể về phương pháp này:
Dựa vào ngày phóng noãn ( ngày rụng trứng) để chia ra làm 3 thời điểm: thời điểm an toàn tuyệt đối, thời điểm an toàn tương đối và thời điểm nguy hiểm:
Thời điểm nguy hiểm: được tính từ ngày phóng noãn cộng và trừ 5 ngày sau
Ví dụ: chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày thì ngày phòng noãn sẽ là ngày thứ 14 => thời điểm nguy hiểm sẽ là 14-5=9 và 14 5 = 19 =>thời điểm nguy hiểm được tính từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 19 của chu kì kinh nguyệt.
Trong thời điểm nguy hiểm nếu giao hợp không có "bảo vệ", khả năng mang thai lên tới 99%, nếu giao hợp vào đúng ngày rụng trứng thì rất dễ sinh con trai. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về điều này qua bài: Bí quyết sinh con theo ý muốn
Thời điểm an toàn tương đối: được tính từ ngày bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm
Ví dụ: chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày thì thời điểm an toàn tương đối sẽ rơi vào ngày thứ 1 kéo dài tới ngày thứ 9 của chu kì kinh nguyệt.
Vào thời điểm này, việc tránh thai chỉ mang tính tương đối, vì lúc này trứng sắp rụng, mà tinh trùng có thể sống ở bộ phận sinh dục nữ trung bình là 2 ngày và có thể kéo dài tới 5-7 ngày, vì vậy việc tránh thai ở thời điểm này chỉ mang tính tương đối.
Thời điểm an toàn tuyệt đối: được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm tới ngày chuẩn bị có kinh lần tới.
Ví dụ: Chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày thì thời điểm an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào ngày thứ 19 kéo dài tới ngày thứ 28 của chu kì kinh nguyệt.
Vào thời điểm này, trứng đã rụng, thời gian sống của trứng chỉ trong vòng 24h vì thế vào thời điểm này trứng không thể kết hợp với tinh trùng để thụ tinh. Nếu quan hệ vào thời điểm này bạn sẽ tránh thai hiệu quả và an toàn nhất.
Theo Kienthucgioitinh
Các nhà khoa học tìm ra cách não bộ mã hóa ký ức trong khi ngủ Những bí ẩn của giấc ngủ đang bắt đầu được làm sáng tỏ nhờ một nghiên cứu mới cho thấy cách bộ não biến đổi các sự kiện trong ngày thành những ký ức được mã hóa hoàn toàn trong khi chúng ta ngủ. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc tinh chỉnh những ký ức này xảy ra trong thời gian hoạt...