Hành trình chuyển giới của con trai một giáo sĩ
Lớn lên trong một cộng đồng tách biệt với New York nhộn nhịp, Abby Stein không được giáo dục các kiến thức về giới tính và từng nghĩ mình bị tâm thần khi muốn trở thành phụ nữ.
Abby Stein, sinh năm 1991, là nữ tác giả, diễn giả chuyển giới người Mỹ, đồng thời cũng là nhà hoạt động xã hội vì quyền bình đẳng của LGBT.
Cô là người phụ nữ chuyển giới công khai đầu tiên trong cộng đồng người Do Thái phái Hasidic, vốn là nhóm người ít tiếp xúc với xã hội và có thái độ tiêu cực với cộng đồng LGBT.
Chính vì vậy, ít ai biết nữ tác giả này từng chống chọi với khoảng thời gian trầm cảm, chán ghét cơ thể, ngày qua ngày không biết bản thân là ai và mục đích sống của mình là gì.
Tự làm đau bộ phận sinh dục nam của mình
Abby Stein là con trai đầu tiên trong gia đình trước đó có 5 chị gái. Vì thế, bố cô luôn tự hào với mọi người rằng cô chính là tia hy vọng cuối cùng trong cuộc đời ông.
Bố Stein là một giáo sĩ. Vì thế từ bé, Abby Stein được mọi người mặc định sẽ nối dõi bố. Thế nhưng, suốt thời thơ ấu, cậu bé ấy luôn cảm thấy hổ thẹn với gia đình và có lỗi với bố vì không thể đáp ứng mong muốn của ông.
Abby Stein hiện là một tác giả, diễn giả và nhà hoạt động xã hội vì quyền lợi của cộng đồng LGBT. Ảnh: FBNV.
Suốt thời gian đi học, Abby Stein dường như không hề biết đến cụm từ “người chuyển giới”, bởi hầu hết trường học Do Thái Hasidic hiếm khi tuyển học sinh đồng tính, chuyển giới hay dạy các bài học về giáo dục giới tính. Họ cho rằng nhắc đến vấn đề này là một điều cấm kỵ.
Chia sẻ trong quyển tự truyện Becoming Eve: My Journey from Ultra-Orthodox Rabbi to Transgender Woman, cô chia sẻ: “Đã có lúc tôi ước rằng tôi được dạy bởi một giáo viên chuyển giới, để tôi biết người chuyển giới thật sự tồn tại”.
Năm Abby Stein lên 6, cô bắt đầu thu thập những mẩu báo cũ về cấy ghép nội tạng và cơ thể phụ nữ, ghép lại thành một bức tranh với suy nghĩ đơn giản: sẽ mang chúng đến bác sĩ và nhờ họ biến cô thành một cô gái thực sự.
Khi lớn hơn chút, cô nhận ra những điều đó không thực tế. Stein bắt đầu viết những lời cầu nguyện của mình vào sổ với hy vọng Chúa sẽ đọc được lời thỉnh cầu của mình.
“Nếu tôi trở thành phụ nữ, tôi hứa sẽ là một người phụ nữ tốt. Tôi sẽ không mặc quần áo phô trương và luôn thực hiện những phẩm chất tốt của phụ nữ.
Khi tôi già đi, tôi cũng sẽ là một người vợ tốt, sẽ là hậu phương vững chắc cho chồng, nấu những món ăn ngon cho anh ấy và các con tôi. Xin hãy giúp tôi!”.
Stein kể: “Tôi chưa bao giờ thấy ai khỏa thân, cũng không biết rằng các chị gái và tôi có những bộ phận khác nhau như thế nào. Đó là điều chúng tôi không được phép thảo luận”.
Mặc dù vậy, cô luôn có cảm giác những bộ phận trên cơ thể không thuộc về mình. Cảm giác ấy thật sự rất mạnh mẽ dù lúc ấy Abby Stein vẫn còn nhỏ.
Nhiều lần, cậu bé tiểu học này đã lén bố mẹ lấy kim tây châm vào bộ phận sinh dục, mặc dù đau đớn, cậu xem đó là cách để trừng phạt cơ thể không như mong muốn của mình.
Cộng đồng Hasidic và những phong tục lạc hậu
Abby Stein cho biết trước khi trưởng thành, cô gần như nghĩ rằng phần lớn dân số thế giới đều là cộng đồng người Do Thái. Cô thậm chí không biết đến Britney Spears, công chúa nhạc pop của những năm 90, hoặc những thứ mà bất kỳ người New York nào cũng biết.
“Ở cộng đồng Hasidic, tôi chỉ được học tiếng Yiddish và tiếng Hebrew, hai ngôn ngữ của người Do Thái, và không thể nói tiếng Anh cho đến năm 20 tuổi”, nữ diễn giả cho biết.
Tại trường học riêng biệt của phái Hasidic, những học sinh chỉ học bảng chữ cái tiếng Anh, cách viết tên và địa chỉ của mình. Chúng thậm chí không bao giờ đụng đến quyển sách khoa học, địa lý hay lịch sử nào, ngoại trừ lịch sử Do Thái.
Suốt khoảng thời gian dài, Abby Stein luôn phải tự “lừa dối bản thân” để đáp ứng theo những nguyện vọng của gia đình và cộng đồng nơi cô sinh sống. Ảnh: FBNV.
Đối với nữ tác giả chuyển giới, Hasidic là một xã hội tách biệt giới tính nhất mà cô từng nghiên cứu.
“Ở ngoại ô New York, nơi người Hasidic sống tập trung theo nhóm, đàn ông và phụ nữ được yêu cầu di chuyển trên hai con đường riêng biệt, điều chỉ tồn tại ở Đông Âu thế kỷ 19″, Stein cho biết.
“Từ khi bắt đầu học mầm non, học sinh đã được khuyên không nên chơi với bạn khác giới. Mặc dù luật của người Do Thái không cấm việc ôm, hôn hay nắm tay với mẹ hoặc chị gái của mình, những cậu bé như tôi khi ấy vẫn tự biết rằng hành động ấy là không thể xảy ra”, cô nói thêm.
Abby Stein chia sẻ rằng mặc dù biết bản thân mang tâm hồn của phụ nữ, cô đành chấp nhận số phận bị định đoạt bởi một cuộc hôn nhân như bao chàng trai khác trong cộng đồng.
“Bất kể bạn là ai, khi bạn sinh ra, bạn ăn, bạn thở và bạn kết hôn năm 18 tuổi – đó là quy luật bất biến của xã hội khép kín này”, nữ tác giả nói.
Hành trình tự “giải thoát” bản thân
Abby Stein và Fraidy, vị hôn phu được bố mẹ sắp đặt của cô khi ấy, làm lễ đính hôn khi cả hai mới chỉ gặp nhau 15 phút. Họ thậm chí không gặp lại nhau sau đó cho đến khi ngày cưới diễn ra.
Ít lâu sau, khi Fraidy có thai, sự dằn vặt bản thân mới thực sự xảy đến với Abby Stein.
“Tôi muốn cho con tôi cuộc sống tốt nhất, nhưng tôi không biết làm gì bởi lẽ ở tuổi 20, tôi thậm chí còn không thể định nghĩa một ‘cuộc sống tốt’ là như thế nào”, cô chia sẻ.
Trong một lần mượn máy tính bảng của bạn và biết đến Internet, Abby Stein khám phá ra một việc khiến cô kinh ngạc: Những người rời khỏi cộng đồng Hasidic không chỉ có thể sống tiếp mà còn phát triển tốt hơn.
Từ đó, suy nghĩ “giải thoát” bản thân liên tục thôi thúc cậu thanh niên 20 tuổi này.
Fraidy là người đầu tiên Stein quyết định tiết lộ câu chuyện của mình. Sau đó, cô về nhà và bắt đầu thưa chuyện với bố mẹ.
“Bố tôi thừa nhận người chuyển giới thực sự tồn tại, nhưng thay vì khuyên tôi tìm đến những bác sĩ phẫu thuật uy tín, họ lại nghi ngờ chính con mình và không muốn nói chuyện với tôi”, cô kể.
Mặc dù vậy, Abby Stein vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, trở thành một phụ nữ thực thụ.
Stein luôn tự hào vì là người chuyển giới đầu tiên trong cộng đồng Hasidic, từ đó có thể giúp những người trẻ có quá khứ giống cô tự tin thay đổi cuộc đời mình.
“Khoảnh khắc mỗi mũi kim đâm vào cơ thể thật sự rất đau, nhất là khi bạn không có bất kỳ ai bên cạnh, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vì được sống đúng với bản chất của mình”, cô cho biết.
Cô nói rằng là một người chuyển giới, một phần của cộng đồng LGBT thật tốt đẹp và có ý nghĩa hơn nhiều so với buổi lễ trưởng thành của đàn ông trong cộng đồng khép kín của cô.
Đến hiện tại, Abby Stein vẫn nhắn tin cho bố mẹ mỗi tuần, nhưng đáp lại việc này, họ hoàn toàn không trả lời tin nhắn của cô. Dù vậy, nữ tác giả cho biết cô sẽ nói chuyện với họ bất cứ khi nào họ sẵn sàng.
“Là người Hasidic đầu tiên xuất hiện trong hình dạng của người chuyển giới, tôi tự hào vì có thể giúp những người trẻ trong cộng đồng tự tin và quyết đoán hơn với số phận của họ. Tôi hy vọng mọi người, nhất là bố mẹ tôi, sẽ có cái nhìn tích cực hơn về những người chuyển giới như con gái họ”, cô nói.
'Covid, Covid, Covid' - những nỗi buồn ở nghĩa trang New York
Thành phố New York đang vắng lặng, hầu hết mọi hoạt động đình trệ. Riêng những người lo hậu sự cho người chết chạy đua với thời gian cùng nhiều đám tang mà họ không thể theo kịp.
Thành phố New York đang vào mùa rất đẹp thời điểm này nhưng dịch Covid-19 đang tàn phá khiến khoảng 15.000 người thiệt mạng ở đây tính tới sáng 22/4. Con số này gấp 5 lần vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Khi giáo sĩ Do Thái Shmuel Plafker tới nghĩa trang, ông thấy cảnh ồn ào, vội vã.
Đó là sự vội vã của những xe chở thi thể, của đất bị hất lên khi các nhân viên đào mộ. Dãy biển hiệu trắng cắm xuống đất đánh dấu các ô sắp có người nằm xuống, phóng sự của AP miêu tả.
Trong ảnh, giáo sĩ Plafker vừa cởi đồ bảo hộ sau một ngày cử hành nhiều lễ mai táng hôm 6/4. Giữa lúc thế giới đồng loạt ở nhà, còn tâm dịch New York hứng chịu hơn 10.000 ca tử vong, các nhân viên tang lễ, nhân viên nghĩa trang và những người có nhiệm vụ đưa người chết về nơi an nghỉ đang gồng mình làm việc.
Ông Plafker, chuyên cử hành nghi lễ tại nghĩa trang Mount Richmond ở quận Staten Island, thành phố New York, đang cầm trong tay danh sách dài những người được mai táng. Cột ghi chú ghi nguyên nhân qua đời: "Covid", "Covid", "Covid".
Thành phố New York rất đẹp vào thời điểm này của năm, khi hoa anh đào, hoa mộc lan, thủy tiên vàng đua nở, cỏ mọc xanh. Nhưng giáo sĩ Plafker cảm thấy sức sống màu xuân này thật tương phản với sự chết chóc xung quanh ông. "Mùa xuân đến rồi. Mọi thứ đang đua nở còn người thì đang chết".
Jason Boxer bật khóc khi chứng kiến lễ mai táng cha mình, Allen Boxer, từ trong xe vào ngày 12/4. "Ông ấy tốt bụng, thân thiện và là người có trái tim rộng lượng nhất trong số những người mà tôi biết", Boxer nói với cha mình, một cựu binh trong Lục quân Mỹ. "Tôi khổ lắm, khổ lắm", anh nói về việc không thể đứng bên đưa cha về nơi an nghỉ.
"Cảm thấy buồn ghê gớm", giáo sĩ Plafker nói với AP. "Nếu không vì dịch này, họ vẫn đang sống, có thể khỏe mạnh hoặc ốm yếu, nhưng họ vẫn đang sống". Nhiều đám tang không có người tiễn đưa, vì gia đình phải tự cách ly, hoặc vì các giới hạn đi lại. Người đến được cũng không thể đứng bên mộ, mà phải nghe lời niệm của ông Plafker qua điện thoại, từ trong xe đậu ở cách 20 m.
"Buồn lắm, buồn lắm, tôi thấy buồn cho họ vì họ muốn trực tiếp chứng kiến, nhưng lại không thể. Họ phải ở trong xe, không thể ở cạnh mà khóc như bình thường", nhân viên đào mộ Thomas Cortez (trái) nói với AP.
Nghĩa trang do Hiệp hội Mai táng Miễn phí Do thái quản lý - tổ chức chôn cất cho những người Do thái qua đời mà không có người thân thích. Một thế kỷ trước, tổ chức này từng chôn cất người chết vì dịch cúm 1918, hay sau đó là người Do thái từng thoát khỏi sự diệt chủng của Đức Quốc Xã. Và bây giờ, là những người tử vong vì Covid-19.
Nhiều nhân viên phụ trách mai táng tiếp tục tới nghĩa trang, rửa tay cẩn thận đúng theo trong quy tắc của Do thái. Họ từng chôn cất trung bình một người một ngày, ngày nào bận rộn thì 5 người. Nhưng vừa rồi, có ngày họ mai táng 11 người. Ai cũng mệt mỏi, vì trả lời hàng chục cuộc gọi đồng thời, hay nhắn tin hỏi nhau về giấy chứng tử lúc 2h sáng.
Đạo Do thái yêu cầu mai táng người chết sớm nhất có thể, nhưng những ngày này, đó là một thách thức. Các công ty vận chuyển thi thể bị quá tải, kết quả của tình trạng quá tải "dây chuyền" ở nhà tang lễ và bệnh viện.
"Công ty quan tài không có đủ quan tài", James Donofrio (trong ảnh, áo xanh), giám đốc nhà tang lễ phụ trách các đám tang ở nghĩa trang Mount Richmond, nói với AP.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, tổ chức Mai táng Miễn phí Do thái đã chuẩn bị quan tài, đồ bảo hộ, và chỗ chứa thêm thi thể, đủ chỗ cho thêm bốn thi thể nữa. Họ tưởng đã đủ, nhưng bây giờ, họ vừa phải điều tới một xe lạnh có sức chứa 20 thi thể. Trong ảnh, nhân viên đào mộ Thomas Cortez đứng trước xe tải đông lạnh được chở đến ngày 7/4 để "bắt kịp" với số thi thể tăng vọt, đa phần là nạn nhân Covid-19.
Michael Tokar đang nhìn từ trong xe để tiễn đưa người cha qua đời ở tuổi 92 vì Covid-19, David Tokar. Cha ông có triệu chứng ho và sốt, rồi qua đời chỉ hai ngày sau khi nhập viện.
Michael Tokar (đang cầm ảnh) từng đến nghĩa trang ngày hôm trước, nhưng thi thể cha ông (người trong khung ảnh) chưa được đưa tới nghĩa trang vì bệnh viện chậm trễ. Giờ đây, ông Tokar ngồi trong xe đợi giáo sĩ Plafker gọi điện khi bắt đầu lễ. Cuối cùng, điện thoại của ông Tokar đổ chuông, và đó là thầy Plafker.
Lễ cầu nguyện đã bắt đầu, và thầy mô tả từng bước cho ông Tokar. "Tôi chuẩn bị giúp mấy người hạ thi thể xuống... chúng tôi chuẩn bị che phủ thi thể", thầy Plafker nói, rồi hỏi liệu ông Tokar có muốn nói gì về cha mình không. Trong ảnh là ngôi nhà của Michael Tokar.
"Ông ấy sinh ra 92 năm trước", ông Tokar nói qua điện thoại, kể thêm một số chi tiết để vẽ nên chân dung của cha - một người thích sưu tập tem, thích đánh cược đua ngựa, rất yêu các cháu mình. Trong ảnh, ông Tokar cầm chiếc nhẫn của cha, mà ông nhận lại sau đám tang. "Cha tôi đeo nhẫn này cả đời, và tôi muốn giữ nó. Đó là kỷ niệm đẹp nhất, như là một phần của cha tôi", ông Tokar nói.
Giáo sĩ đọc lời cầu nguyện, và nói cha của Tokar sẽ tiếp tục sống trong tim của những người yêu mến ông, cầu cho "dịch bệnh kinh khủng này" cuối cùng sẽ qua đi. Nghi lễ kết thúc trong 10 phút. Trong ảnh, ông Tokar dọn dẹp căn hộ của cha mình. "Tôi nhớ ông ấy, tôi muốn gọi cho ông ấy, hỏi ông ấy cần gì, ông ấy muốn gì".
Cách đó vài ô, nhân viên đào mộ Thomas Cortez (trong ảnh) đang chuẩn bị cho một ngôi mộ khác.
Thomas Cortez đang ra hiệu để đồng nghiệp dừng xe chở quan tài đúng vị trí, vào ngày 8/4. Trên quan tài khắc hình ngôi sao David, ngôi sao 6 cạnh biểu tượng của đạo Do thái. Hai bạn của anh đã tử vong. Anh và các đồng nghĩa cũng lo ngại về sức khỏe của mình. Công việc của anh là công việc buồn, nhưng cần phải tiếp tục. Một lễ tang nữa chuẩn bị bắt đầu.
Giáo sĩ Plafker đóng cổng sau một ngày cử hành nghi lễ cho các nạn nhân Covid-19. Ngoài nghĩa trang, hoa vẫn nở và cỏ vẫn xanh.
Người biểu tình đã đặt thi thể giả trước tòa nhà Trump ở New York Người biểu tình đã đặt túi cơ thể giả trước khách sạn Trump International ở thành phố New York để phản đối phản ứng của chính quyền đối với đại dịch Covid-19.
Trọng Thuấn
Phát hiện bộ xương 'ma cà rồng' cách đây 500 năm tại Ba Lan Trong nhiều thế kỷ, người dân thời trung cổ luôn sống trong nỗi sợ ma cà rồng. Mới đây, thêm một bằng chứng khác về điều này đã được tìm thấy ở phía Tây Bắc Ba Lan. Bộ xương của "ma cà rồng" từ thế kỷ 16 được tìm thấy ở bắc Ba Lan. Ảnh: Mirror Một ngôi mộ cổ nằm ở thị...