Hành trình chinh phục sao Hỏa có thể bị hoãn vì phát hiện này
Các nhà khoa học cho rằng chuyến đi tới sao Hỏa nguy hiểm hơn chúng ta tưởng.
Theo kế hoạch của NASA, loài người đang gấp rút chuẩn bị những gì cần thiết để phục vụ cho hành trình chinh phục sao Hỏa – dự kiến sẽ thành công vào năm 2040.
Hành trình này chắc chắn sẽ rất nguy hiểm, vì ngay cả việc sinh sống trong môi trường vô trọng lực đã có những tác hại nhất định lên cơ thể. Tuy nhiên, kế hoạch chinh phục sao Hỏa có thể sẽ phải kéo dài hơn một chút, khi mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một tác hại khác do du hành vũ trụ đem lại.
Theo thí nghiệm của các nhà khoa học thuộc ĐH Colorado (Mỹ), những con chuột trở về sau 2 tuần sinh sống ngoài vũ trụ đang có những dấu hiệu tổn thương gan. “Chúng ta chưa có nghiên cứu nào cung cấp đủ thông tin về tác hại của việc du hành vũ trụ đến gan” – giáo sư Karen Jonscher – chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.
Trước đó, những nhà du hành vũ trụ sau khi trở về thường mắc chứng tiểu đường, nhưng thường hồi phục rất nhanh. Nhưng với phát hiện mới này, các khoa học gia cho rằng đó có thể là trở ngại cho hành trình khám phá sao Hỏa của chúng ta.
Video đang HOT
Vì sao? Vì quá trình tổn thương gan ở chuột cũng gần tương tự như ở người. Và chúng mới chỉ ở vũ trụ có 13,5 ngày. Trong khi đó, hành trình đến sao Hỏa dự kiến phải mất ít nhất 1 năm.
Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu của giáo sư Jonscher nhận ra rằng du hành vũ trụ khiến lượng mỡ trong gan chuột tăng lên. Thông thường, phải mất hàng năm trời với một chế độ ăn “tàn phá cơ thể”, chuột mới bị gan nhiễm mỡ.
Theo Jonscher: “Nếu chuột bị xơ gan và nhiễm mỡ chỉ trong 13,5 ngày, thì điều gì sẽ xảy đến với con người trong 1 năm? Đây là câu hỏi chưa thể trả lời ngay được”.
Các nghiên cứu sâu hơn sẽ cần được thực hiện để trả lời câu hỏi này. Nhưng ban đầu, Jonscher cho rằng có thể căng thẳng trong hành trình đã khiến gan của chuột bị tổn thương.
Theo trí thức trẻ
Theo_2Sao
Tiết lộ kế hoạch "chinh phục" sao Hỏa của NASA
NASA mong muốn sẽ đưa người lên sao Hỏa vào giai đoạn 2030.Tuần trước, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã cung cấp thông tin chi tiết về cách thức để có thể hiện thực hóa tham vọng này.
Trong báo cáo mang tên "Hành trình đến sao Hỏa của mình mang tên "Mở ra những bước đi tiếp theo trong công cuộc chinh phục không gian", NASA đã công bố một kế hoạch ba bước để có thể vươn đến "hành tinh đỏ".
Bản báo cáo nêu rõ "Chúng ta đang trên hành trình tiếp cận sao Hỏa. Trong vài thập niên tiếp theo, NASA sẽ tiến hành những bước đi cần thiết tiến tới thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người bên ngoài Trái đất, không chỉ là để đi du lịch mà còn là cư trú ở đấy".
Miệng núi lửa Gale Crater - nơi được dự đoán là từng có nước. (ảnh: Reuters)
Giai đoạn đầu tiên bao hàm các nghiên cứu tiếp theo về Trạm Không gian quốc tế (ISS), nhất là xem xét các tác động đến cuộc sống trong không gian suốt khoảng thời gian dài, đồng thời thúc đẩy phát triển tên lửa đẩy mạnh nhất từ trước đến nay mang tên Hệ thống Bệ phóng Không gian (Space Launch System). Tiếp theo, NASA muốn triển khai hàng loạt nhiệm vụ trong khoảng không gian xung quanh Mặt trăng, trong đó có sứ mệnh chuyển hướng tiểu hành tinh.
Cụ thể, trong nhiệm vụ này, NASA sẽ phóng một tàu thăm dò rô-bốt sử dụng điện mặt trời để thu thập một khối vật chất có kích cỡ bằng hòn đá tảng rồi mang mẫu vật trở lại quỹ đạo quanh Mặt trăng. Cơ quan này hy vọng đến lúc đấy sẽ đưa được các phi hành gia lên không gian để nghiên cứu mẫu vật từ tiểu hành tinh đó vào năm 2025.
Rô-bốt thăm dò Curiosity được NASA phóng lên sao Hỏa năm 2011 để có thể nghiên cứu sâu hơn hành tinh này. (ảnh: Telegraph)
Ở bước cuối cùng theo kế hoạch, các phi hành gia sẽ đi vào quỹ đạo quanh hành tinh đỏ và có thể tìm cách đáp xuống một trong các mặt trăng của hành tinh này. Sau đấy sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất: Đưa con người đặt chân lên sao Hỏa, kèm theo trang thiết bị để họ rời khỏi bề mặt của hành tinh và trở về Trái đất một cách an toàn. Kế hoạch đầy tham vọng này được công bố tiếp sau những khám phá mới nhất về hành tinh đỏ. Ngày 28-9 vừa qua, NASA chính thức công bố về việc tìm ra nước lỏng trên bề mặt sao Hỏa thông qua các hình ảnh chụp từ vệ tinh quan sát. Thông tin này hứa hẹn việc con người sẽ tìm ra sự sống bên ngoài Trái đất. Cùng với rô-bốt thăm dò Curiosity đang khảo sát trên sao Hỏa, theo dự tính, trong năm 2016 và 2017, Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và NASA sẽ đưa hai vệ tinh ExoMars và InSight vào quỹ đạo của hành tinh nhằm thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
Nam Quốc (Theo NBCNews)
Theo_PLO
Hành trình chinh phục núi Kilimanjaro bằng lạc đà Hành trình chinh phục núi Kilimanjaro bằng lạc đà là trải nghiệm khó quên trong cuộc đời Awad Mohammed Majrin. Awad Mohammed Majrin đến từ Dubai cùng đồng đội đã có chuyến hành trình chinh phục núi Kilimanjaro bằng lạc đà. Majrin không còn xa lạ với những chuyến phiêu lưu mạo hiểm và hiện đang là chủ tịch ủy ban Dubai Travellers,...