Hành trình chinh phục Lùng Cúng
Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Vài năm trở lại đây, Lùng Cúng thu hút một lượng lớn những người yêu thích leo núi vì địa hình rừng núi đẹp, cung đường leo ngắn với độ khó vừa phải.
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở tại Nậm Có, Mù Cang Chải – bản Lùng Cúng. Từ chân núi lên tới đỉnh là 20km, nếu ngang qua thung lũng Tà Cua Y thì tầm 28km. Những người yêu thích leo núi đánh giá độ đẹp cung Lùng Cúng là 9/10 và độ khó là 5/10. Cung Lùng Cúng được đánh giá là dễ nhất trong 3 cung leo núi của Yên Bái (Tà Xùa, Tà Chì Nhù và Lùng Cúng). Tuy nhiên hành trình cũng khá gian nan bởi chỉ có tiến lên, nhiều đoạn dốc thẳng đứng. Để tới được chân núi, đi từ Tú Lệ vượt qua 15km đường đá hộc đến điểm bắt đầu leo ở bản Tu San.
Rời bản Tu San là chính thức bước vào hành trình chinh phục Lùng Cúng. Những con dốc thẳng đứng có thể khiến bạn mất sức ngay từ những bước chân đầu tiên, nhưng nếu như đã chuẩn bị một thể lực tốt thì không quá khó khăn.
Càng vào sâu, rừng càng rậm và âm u hơn, những con dốc lấp ló nối tiếp. Nhưng đổi lại là một khung cảnh tuyệt đẹp như cõi tiên. Những ngọn núi cao ở Tây Bắc thường có suối nước và Lùng Cúng cũng vậy, những con suối chạy dọc theo đường lên, qua địa hình hiểm trở, thay vì những con suối nhỏ lại là thác nước tuyệt đẹp.
Cùng với đó là cả một hệ thống rừng nguyên sinh đa dạng và cực kỳ hoang sơ, đẹp vào hàng bậc nhất Việt Nam, gồm: rừng cỏ lau, rừng cây hạt dẻ cổ thụ, rừng trúc Nậm Có, rừng phong lá đỏ, rừng hoa đỗ quyên và rừng táo mèo cổ thụ. Do đó, mỗi mùa trong năm, Lùng Cúng lại sở hữu vẻ đẹp khác nhau.
Những cây rừng cổ thụ cao tít. Ảnh: Kkday.
Video đang HOT
Những thảm thực vật phong phú tạo nên những “thước phim” lãng mạn ngay trong hành trình của những chiến binh chinh phục đỉnh núi. Những rừng cây cổ thụ cao tít, dưới chân là tấm thảm hoa. Càng lên cao mây mù bắt đầu bao phủ dày đặc khắp cánh rừng. Khu lán trại được những người dẫn đường, gùi đồ chọn ở nơi bằng phẳng, nếu muốn trải nghiệm ngủ trại trong rừng thì có thể cắm trại tại đây. Song đa phần mọi người chọn ở trong những lán gỗ của người bản địa dựng sẵn, kín gió với những sập gỗ như chiếc giường lớn. Tối đến, cả đoàn quây quần bên ngọn lửa cùng những bắp ngô thơm phức, lắng nghe những người dẫn đường kể chuyện về những thuật đi rừng để không bao giờ bị lạc, hay văn hóa của người Mông nơi đây và không quên nhắc mọi người nghỉ sớm, hẹn ngày mai ngắm mây “bồng bềnh”.
Theo kinh nghiệm của những người bản địa, bình minh trên đỉnh là thứ đáng giá nhất trong mỗi chuyến đi, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết. 5 giờ đoàn lên đường, cảm giác vẫn còn trong màn đêm tịch mịch, hơi rừng lạnh buốt. Đoàn người soi đèn pin và đi lên đỉnh núi, càng lên cao càng thấy trời sao hiện rõ, biển mây lấp ló trong đêm.
Đến gần đỉnh núi, khung cảnh trở nên quang đãng, không gian bao la. Xung quanh tứ phía đều là núi, gió phần phật. Bên dưới là những bản làng nhỏ, xa tít. Đỉnh Lùng Cúng khá bằng phẳng, rộng rãi, không gian khoáng đạt và mênh mông, chỉ toàn đồi cỏ cùng những bụi cây thấp.
Đứng ở đỉnh Lùng Cúng có thể ngắm thung lũng mây bay bên dưới, nơi có bản Lùng Cúng. Rồi nhìn sang xã Chế Cu Nha hay xa hơn là núi rừng xã Nậm Xây (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Lúc ấy bạn sẽ chẳng còn nhớ những đoạn đường gian nan, những con dốc, những bước chân mỏi mệt, chỉ lặng yên cảm nhận hùng quan kỳ vĩ của đất trời với thiên đường mây Lùng Cúng dưới chân.
Lonely Planet gợi ý 8 cung đường trekking tuyệt đẹp tại Việt Nam
Chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet gợi ý 8 cung đường trekking ở Việt Nam cho du khách mê du lịch trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ trên hành trình.
1. Sa Pa (Lào Cai)
Tuyến trekking phù hợp với những người mới bắt đầu. Du khách có thể dành 1-2 ngày đi bộ trên những sườn đồi, thăm những ngôi làng dân tộc để trải nghiệm du lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đi cùng một hướng dẫn viên người bản xứ hoặc biết nói tiếng địa phương sẽ giúp chuyến đi của du khách thêm thú vị, hấp dẫn.
Một điểm đến hấp dẫn với du khách là chinh phục đèo Ô Quy Hồ - Một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc. Ảnh: Văn Đức
2. Bắc Hà (Lào Cai)
Tham gia chuyến đi, du khách sẽ ấn tượng bởi những ngôi làng hoang sơ, cuốn hút, là nơi sinh sống của 11 dân tộc thiểu số tại đây như H'Mông, Thái, Dao, Nùng, Tày... Để khám phá trọn vẹn hành trình, Lonely Planet khuyên du khách hãy thuê hướng dẫn viên địa phương và ngủ lại một đêm tại đây.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham quan một số phiên chợ nổi tiếng ở Bắc Hà như Chợ Bắc Hà chủ nhật, chợ Cán Cầu thứ bảy. Ở các thôn Cốc Ly, Lũng Phìn, Sín Chéng cũng có chợ phiên độc đáo, hấp dẫn du khách.
3. Fansipan (Lào Cai)
Ở độ cao 3.147m, ngọn núi Fansipan cao nhất Việt Nam mang đến một thử thách thú vị cho du khách. Tuyến trekking được đánh giá là ở mức vừa đến khó vì đường đi gồ ghề, mưa thường xuyên khiến mặt đất trơn trượt, nguy hiểm.
Tuy nhiên, quang cảnh tuyệt vời khi đứng trên "nóc nhà của Đông Dương" chắc chắn sẽ không khiến bạn thấ vọng. Ngoài ra, du khách còn có thể đi những tuyến đường mòn đầy thử thách bắt đầu từ bản Cát Cát, Sín Chải hay trải nghiệm cắm trại qua đêm đầy hấp dẫn tại đây.
4. Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn)
Con đường trekking tại vườn quốc gia Ba Bể có độ khó vừa phải, phù hợp với chuyến đi trong khoảng 1 ngày. Du khách có thể hòa mình vào cây cối xanh tốt, khám phá không gian văn hóa, lối sống của những người miền núi địa phương.
Những đỉnh núi đá vôi nhô ra khỏi thung lũng sương mù, hồ nước trong xanh hay rừng rậm che giấu vô vàn loài chim thú sẽ khiến du khách kinh ngạc khi khám phá tuyến đường trekking này. Ngoài ra, đây cũng là nơi có hàng chục ngôi làng của cộng đồng người Tày, Dao, H'mông sinh sống.
5. Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)
Vườn quốc gia Cát Bà có cả núi, biển, rừng và nhiều loài chim, thú, thực vật hoang dã. Đến đây, du khách có thể chọn tuyến đường ngắn 3km hoặc thử thách bản thân với cung trekking nguy hiểm hơn dài 10km đi xuyên rừng tới làng chài Việt Hải. Để trải nghiệm rõ hơn cuộc sống của người dân nơi đây, bạn hãy chọn ngủ lại qua đêm và tự mình khám phá.
Vườn quốc gia Cát Bà sở hữu những tuyến đường trekking hấp dẫn du khách. Ảnh: TITC
6. Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)
Tour trekking vườn quốc gia Cát Tiên chỉ tiêu tốn của bạn khoảng nửa ngày để khám phá rừng mưa nhiệt đới có diện tích tới 72.000 ha và các loài sinh vật đa dạng sống tại đây. Trong rừng có nhiều loài động vật hoang dã như voi, báo hoa mai, vượn, cu li lùn, voọc... các loài bò sát, lưỡng cư và chim.
7. Những khu làng ở Mai Châu (Hòa Bình)
Thị trấn Mai Châu nổi tiếng với những ruộng bậc thang xanh mướt, cách thủ đô khoảng 135km về phía Tây Nam. Cung đường trekking ở Mai Châu có địa hình đẹp chứ không mang tính thử thách, phù hợp cho những người muốn một chuyến đi nhẹ nhàng, không nguy hiểm.
Trekking Mai Châu, du khách được thả bộ qua những ngôi làng nhỏ nhắn, mộc mạc của cộng đồng người Thái trắng, ngắm nhìn những mặt hàng dệt may thủ công rực rỡ sắc màu. Tuyến đường trekking nổi tiếng ở đây kéo dài khoảng 18km, từ thông Bản Lác đến thôn Xa Linh.
8. Cao Bằng
Được đánh giá là một trong những cung đường trekking tuyệt vời nhất vùng Đông Bắc của Việt Nam, đến Cao Bằng, du khách sẽ được khám phá cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương giản dị, mộc mạc. Những ngôi làng của người H'mông, Nùng, Tày, Dao... sẽ là điểm dừng chân hấp dẫn trong suốt hành trình du ngoạn tại đây.
Thác nước đẹp ngoạn mục giữa đại ngàn Gia Lai Đó là thác K50 tên thường gọi của thác Hang Én đang vào mùa đẹp, nước chảy như dải lụa trắng mềm mại. Con thác hùng vĩ đẹp mê hồn Thác K50 thuộc thượng nguồn sông Côn nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K'Bang, phía bắc tỉnh Gia Lai. Nơi đây cách trung tâm TP Pleiku khoảng 150...