Hành trình chinh phục công nghệ tên lửa của Triều Tiên
Triều Tiên hôm nay tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa mang vệ tinh, nỗ lực tiếp theo trong cuộc hành trình dài chinh phục tên lửa của đất nước bí ẩn này.
Người dân Seoul theo dõi tin về vụ phóng tên lửa hôm nay của Triều Tiên tại một ga tàu. Ảnh: AFP
Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên:
Cuối thập niên 70: Triều Tiên bắt tay vào phát triển phiên bản của tên lửa Xô Viết Scud-B, có tầm phóng 300 km. Tên lửa này sau đó được phóng lên vào năm 1984.
1987-1992: Triều Tiên bắt đầu phát triển biến thể của tên lửa Scud-C có tầm phóng 500 km, Rodong-1 với tầm phóng 1.300 km, Taepodong-1 có tầm phóng 2.500 km, Musudan-1 với tầm phóng 3,000 km và Taepodong-2 có phạm vi hoạt động lên tới 6.700 km.
Tháng 9/1998: Bình Nhưỡng phóng tên lửa Taepodong-1 mang vệ tinh bay qua Nhật Bản nhưng thất bại.
Tháng 9/1999: Nước này tuyên bố tạm ngừng các vụ thử nghiệm tên lửa nhằm mục đích cải thiện quan hệ với Mỹ.
12/7/2000: Vòng thứ 5 của cuộc đàm phán về tên lửa Triều Tiên kết thúc ở Kuala Lumpur mà không đạt được thỏa thuận, sau khi Bình Nhưỡng yêu cầu một khoản viện trợ một tỷ USD một năm nếu muốn nước này ngừng xuất khẩu tên lửa.
Video đang HOT
Tháng 12/2002: 15 tên lửa Scud do Triều Tiên sản xuất bị tịch thu trên một chuyến tàu đến Yemen.
3/3/2005: Triều Tiên chấm dứt thời giạn tạm ngừng thử tên lửa tầm xa, đổ lỗi cho chính sách “thù địch” của chính quyền Mỹ.
5/7/2006: Triều Tiên thử nghiệm 7 tên lửa, trong đó có một tên lửa tầm xa Taepodong-2 phát nổ chỉ 40 giây sau khi phóng.
15/7/2006: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) thông qua Nghị quyết 1695, yêu cầu dừng tất cả các hoạt động tên lửa đạn đạo và cấm kinh doanh các mặt hàng liên quan đến tên lửa với Triều Tiên.
9/10/2006: Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân dưới lòng đầu lần đầu tiên.
14/10/2006: HĐBA thông qua Nghị quyết 1718, yêu cầu ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, cấm cung cấp các mặt hàng liên quan đến những chương trình này và các vũ khí khác.
Kho tên lửa của Triều Tiên / Các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
5/4/2009: Tên lửa tầm xa của Triều Tiên bay qua Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương trong nỗ lực mà nước này tuyên bố là đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc xem đây là một vụ thử nghiệm tên lửa Taepodong-2 trá hình.
13/4/2009: HĐBA lên án vụ phóng tên lửa trên, nhất trí thắt chặt các biện pháp trừng phạt hiện có. Triều Tiên rút lui khỏi các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân để phản đối và thề sẽ khởi động lại chương trình phát triển plutonium.
25/5/2009: Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân dưới lòng đất lần hai, mạnh hơn nhiều lần so với vụ thử đầu tiên.
12/6/2009: HĐBA thông qua Nghị quyết 1874, áp đặt biện pháp trừng phạt mạnh hơn với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
4/7/2009: Triều Tiên thử 7 tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi bờ biển phía đông.
18/2/2009: Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã hoàn thành một tháp phóng tại căn cứ tên lửa mới ở bờ biển phía tây Tongchang-ri.
15/5/2011: Triều Tiên và Iran bị nghi ngờ chia sẻ công nghệ tên lửa đạn đạo, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc.
16/3/2012: Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng một tên lửa tầm xa từ 12 đến 16/4 nhằm đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.
13/4/2012: Tên lửa được phóng đi từ căn cứ Tongchang-ri nhưng phát nổ chỉ chưa đầy hai phút sau đó và rơi xuống biển Hoàng Hải.
1/12/2012: Bình Nhưỡng lại tuyên bố sẽ phóng một tên lửa khác trong tháng, dẫn đến sự lên án từ các nước và sự quan ngại từ cả đồng minh Trung Quốc.
9/12/2012: Bình Nhưỡng cho biết vụ phóng có thể bị hoãn lại, trong khi các nhà phân tích nhận định trục trặc kỹ thuật hoặc tuyết rơi dày có thể kéo dài thời gian chuẩn bị phóng.
12/12/2012: Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa. Nhật Bản cho biết tên lửa đã bay qua quần đảo phía nam Okinawa nhưng nước này không ra lệnh bắn hạ. Hàn Quốc cho hay các tầng của tên lửa đã rơi đúng các vị trí dự kiến. Hãng thông tấn KCNAtuyên bố Triều Tiên đã đưa vệ tinh vào quỹ đạo thành công.
Theo VNE
Jong-un phong tướng hàng loạt lãnh đạo chương trình tên lửa
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu cải tổ bộ máy quân sự cấp cao hồi giữa tháng 2, trong đó, đáng chú ý nhất là động thái thăng tướng ba quan chức "thường".
Theo một nguồn tin ngoại giao từ Chính phủ Hàn Quốc, những người vừa được hưởng "đặc ân" từ lãnh đạo trẻ Kim Jong-un là Pak To-chun, người phụ trách các vấn đề đạn dược, vũ khí của đảng Lao động Triều Tiên, được phong hàm tướng bốn sao. Người thứ hai là Ju Kyu-chang, người đứng đầu Vụ Kinh tế Xây dựng - Cơ giới, được phong hàm tướng ba sao. Và người cuối cùng là Paek Se-bong, một thành viên của Ủy ban Trung ương của đảng Lao động Triều Tiên, cũng được lên hàm tướng ba sao.
Lần đầu tiên cải tổ bộ máy quân sự cấp cao, lãnh đạo trẻ của Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) phong hàm tướng cho hàng loạt nhân vât cốt cán. Ảnh minh họa: Telegraph.
Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả là ba người, theo nguồn tin trên, những người vừa được phong hàm tướng trong lần cải tổ bộ máy quân sự cấp cao đều là các nhân vật cốt cán trong kế hoạch phóng vệ tinh mà Bình Nhưỡng vừa công bố.
Không dừng lại ở đó, nguồn tin cũng nhấn mạnh, việc phong hàm cao cho những viên chức này chính là động thái khuyến lệ, thúc đẩy họ và tất cả những người khác dồn toàn lực cho kế hoạch lần này.
Được biết, "tướng trẻ" Pak To-chun sẽ kế nhiệm Jon Pyong-ho - người được mệnh danh là "người hùng tên lửa" của Triều Tiên vừa nghỉ hưu năm 2010. Trong khi đó, tướng trẻ Ju Kyu-chang, tốt nghiệp ĐH Công nghệ Kim Chaek và là một chuyên gia về vũ khí, đạn dược, đang đứng đầu Trung tâm nghiên cứu và phát triển tên lửa tại Bình Nhưỡng. Paek Se-bong là người phụ trách việc chế tạo tên lửa tầm xa.
Theo Báo Đất Việt