Hành trình chinh phục 8 tầng hang Địa Ngục
Sau 2 lần thám hiểm vẫn chưa đặt chân tới đáy hang Địa Ngục, Tạ Nam Long và nhóm Ngũ Hổ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về dụng cụ, thể lực cho chuyến hành trình thám hiểm lần thứ 3.
Hang Địa Ngục nằm trong quần thể cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Qua tìm hiểu nhiều kênh thông tin, Tạ Nam Long biết đây là hang động rất sâu, được người dân địa phương coi là rất linh thiêng.
Lần thứ nhất, chàng trai Hà thành đi tiền trạm với sự giúp đỡ của một thanh niên bản địa gốc Hoa. Xuống tới 80 m, anh đành bỏ dở vì không mang đủ dây.
Ôm nuối tiếc chinh phục bất thành 3 tháng trước, Long đăng thông tin tuyển thêm 4 phượt thủ, thành lập nhóm Ngũ Hổ. Với địa hình vách động hiểm trở, mỗi thành viên đều phải có kinh nghiệm đi hàng và thể lực bền bỉ. Chỉ cần trượt dây leo, miệng hang sẽ nuốt chửng con người bất cứ lúc nào.
Mỗi thành viên đều vác theo 11 kg dây leo núi, cùng các đồ đạc cá nhân đơn giản. Trước hành trình, Long và các bạn trong Ngũ Hổ có 2 buổi tập và một bài kiểm tra thể lực.
Dù đã rút nhiều kinh nghiệm từ lần tiền trạm, khám phá được một đoạn hang dài, hành trình lần 2 Ngũ Hổ vẫn chưa thành công. Long cho biết, nguyên nhân do cả đội đã tiêu hao nhiều thể lực khi chinh phục Hang Ong trước đó; lương thực, dụng cụ thiếu và có giới hạn về thời gian.
Video đang HOT
Long và đồng đội luôn chú ý móc neo dự phòng, bọc ống nước bên ngoài dây neo, bảo vệ dây không cà vào đá. Đồ thám hiểm và dây thừng chuyên dụng chịu lực 2 tấn luôn được đeo quanh người nhóm Ngũ Hổ mọi lúc, mọi nơi.
Hai nhà thám hiểm trẻ Long và Công khảo sát tình hình xung quanh trong lúc các đồng đội khác nghỉ ngơi, phát hiện thấy hồ nước sâu không thấy đáy. Đó chính là nơi họ khui nút chai rượu, kết thúc chuyến hành trình lần thứ 2 của nhóm vài tháng trước. Chuyến đi này diễn ra hồi tháng 4/2015. Những ngày đầu năm 2016, anh đang chinh phục hang Cống Nước ( Lai Châu), nơi được coi là hang sâu nhất Việt Nam.
Vượt qua 7 tầng của hang Địa Ngục, lơ lửng trước những hố sâu trơn trượt đến 70-80 m, tầng thứ 8 hiện ra trước mắt Ngũ Hổ là hố nước sâu thẳm, lạnh thấu xương. Đội trưởng Nam Long mặc áo phao lặn dưới hồ nước tìm đường, dò dẫm giữa làn nước buốt da thịt, vách đá bùn dốc.
Tạ Nam Long cẩn thận di chuyển trên con đường bùn ướt trơn trượt.
Bơi trong hồ nước lạnh một thời gian khiến Long thấm mệt, nhưng anh phát hiện đây đã là điểm cuối của hang Địa Ngục.
Chuyến thám hiểm “địa ngục” của nhóm Ngũ Hổ kết thúc an toàn. Các thành viên cùng uống champagne ăn mừng và lót dạ gọn nhẹ bằng nồi mì tôm sau hơn 18 tiếng di chuyển liên tục.
Theo Zing News
Đón xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn
Đến Hà Giang thời điểm giáp Tết, du khách sẽ mãi nhớ những hình ảnh đẹp về thiên nhiên hùng vĩ và con người nơi mảnh đất miền biên cương.
Dốc Bắc Sum với những khúc cua quanh co là nơi bắt đầu khám phá cao nguyên đá Đồng Văn nguyên sơ mà đẹp đẽ. Thời điểm giáp Tết, Hà Giang cũng trở nên rực rỡ hơn bởi những cây đào, mận nở rộ hoa khoe sắc khắp các bản làng.
Trên hành trình khám phá miền cao nguyên đá, du khách sẽ được thấy những thung lũng trồng hoa tam giác mạch, xen các bản làng thấp thoáng trong mây mờ, ngay bên con đường Hạnh Phúc.
Vượt qua núi đôi Quản Bạ, dọc theo đường Hạnh Phúc, du khách sẽ thấy được khung cảnh mờ ảo của những tia nắng chiếu xiên núi trong màn mây lơ lửng ở thung lũng Cán Tỷ.
Mùa xuân đến, các bản làng ở miền cao nguyên đá được tô điểm thêm bởi những cây đào nở hoa rực rỡ. Thung lũng Sủng Là cũng đẹp hơn với hàng đào thắm khoe sắc trong nắng.
Con người nơi miền đá này cũng để lại bao ấn tượng trong lòng du khách. Đồng bào dân tộc vượt qua nhiều cây số đường núi để tham gia chợ phiên.
Những ngôi nhà nhỏ, đơn sơ cũng trở nên nổi bật hơn với cây đào nở đầy hoa cạnh hiên nhà và hàng rào đá. Đây là hình ảnh đặc trưng nơi cao nguyên đá Đồng Văn.
Em bé theo mẹ cùng đến chợ lùi Sà Phìn từ sáng sớm. Chợ lùi Sà Phìn khác biệt so với nơi khác, thay vì 7 ngày mới có một phiên, những phiên chợ nơi đây sẽ họp 6 ngày một lần, tuần sau lùi so với tuần trước một ngày. Trên cao nguyên đá Hà Giang chỉ có bốn phiên chợ lùi đặc biệt như thế này tại Lũng Phìn, Sà Phìn, Phó Bảng và Phố Cáo.
Đệ nhất hùng quan Mã Pì Lèng là một trong tứ đại đỉnh đèo, được xem là con đèo đẹp và hiểm trở bậc nhất Việt Nam. Ở dưới là dòng sông Nho Quế uốn lượn và hẻm vực Tu Sản, tạo nên vẻ độc đáo của cao nguyên đá Đồng Văn.
Những bản làng nằm cheo leo bên vách núi. Con đường uốn lượn quanh dãy núi đá tai mèo cao vút, đâm đến tận mây trời.
Trên hành trình khám phá Hà Giang, du khách còn được đi qua những cánh rừng thông trải dài trên các mảnh đồi, bao bọc thị trấn Yên Minh quanh năm khí hậu mát mẻ. Nếu may mắn, bạn có thể bắt gặp những thung lũng mây bồng bềnh vào sáng sớm.
Theo Zing News
Nơi ngắm cảnh lý tưởng nhất cao nguyên đá Đồng Văn Giữa trung tâm thung lũng Đồng Văn - Hà Giang có một nơi vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa là địa điểm chiêm ngưỡng toàn bộ thị trấn. Đó là núi Đồn Cao. Nhắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, người ta nghĩ ngay đến những ngọn núi đầy đá tai mèo sắc nhọn, thửa ruộng bậc thang vàng lúa chín, hay...