Hành trình chạy xuyên Việt của chàng trai 25 tuổi
Vượt qua quãng đường 1.750 km xuyên Việt “khó khăn nhất trong hành trình là phải đấu tranh tâm lí giữa việc chạy tiếp hay dừng lại?”.
Hành trình từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) đến Dinh Độc lập (TP. Hồ Chí Minh) dự kiến được anh Cao Đức Thái thực hiện trong 30 ngày (29/12/2013- 28/1/2014).
Đây là kế hoạch nằm trong dự án “ Chạy xuyên Việt” của chàng trai Cao Thái Đức với sứ mệnh nâng cao văn hóa đọc và tinh thần hành động để dẫn tới thành công.
Hiện tại hành trình chạy xuyên Việt của anh đã bước sang ngày thứ 26. Những bước chạy miệt mài đã đưa anh đến mảnh đất Bình Thuận.
Anh Cao Đức Thái chia sẻ: “Khó khăn nhất trong hành trình là phải đấu tranh tâm lí giữa việc chạy tiếp hay dừng lại. Từ ngày thứ năm, sức khỏe của tôi đã suy kiệt một cách trầm trọng. Thật may mắn, câu trả lời luôn là có. Đến bây giờ nhìn lại, tôi cũng thấy khá tự hào về những quyết định đó”.
Những bước chạy đầu tiên trong hành trình 1.750km xuyên Việt
Quãng đường chạy thực sự là thử thách “khủng khiếp” ngay cả với một người đầy nghị lực như anh.
“Tôi nhớ vào tối ngày thứ 6 hay thứ 7, khi còn cách đích khoảng vài trăm mét, tôi mệt thừ người, gần như không thể chạy được nữa. Lúc đó nhìn sang xe máy đi hỗ trợ bên cạnh mà cũng có nghĩ tới việc sẽ leo lên để về tới nhà nghỉ cho nhanh”, anh Cao Đức Thái chia sẻ.
Video đang HOT
“Trước chuyến đi, tôi không bao giờ có chút suy nghĩ nào về việc lăn bánh xe máy trên tuyến đường này. Nhưng thực tế là vậy đấy, dù mạnh mẽ đến đâu thì cũng có lúc nào đó bạn có suy nghĩ yếu đuối đó. Có điều, nếu leo lên xe máy thì tôi đã xúc phạm những con dốc, những cột cây số mà tôi đã mất từng bước, từng bước để vượt qua. Hành trình này sẽ không có chỗ cho sự giả dối, dủ chỉ là nửa bước chân”.
Sang ngày thứ 16, trời mưa và nhiều gió lạnh, anh bị cảm lạnh và chỉ chạy được 28km. Sau khi sức khỏe ổn định lại, anh phải đối mặt với thử thách chạy gần 70km/ngày để kịp với dự kiến.
Dự án nhằm kêu gọi thành lập CLB “Sách và hành động” cho các trường đại học trong toàn quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, CLB đã góp tặng được lượng sách trên 7.000 quyển chuyển cho các CLB sách tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Mang sách tới cho hàng triệu sinh viên chắc chắn là một hành trình dài nhiều năm, nhiều khó khăn, cần niềm tin và sự quyết tâm rất lớn. Mong lan tỏa được quyết tâm cao đó, tự bản thân anh Cao Đức Thái sẽ thực hiện một việc gần như không thể “Chạy trung bình 60km/ngày, trong 30 ngày”.
Thông qua hành trình chạy bộ 1.750km từ Hà Nội vào Sài Gòn, anh muốn truyền thông điệp tới sinh viên rằng: “Hãy đọc sách để khai minh cho bản thân, tìm ra đam mê và hãy hành động để biến những ước mơ của mình thành hiện thực”.
Những bước chạy của anh Cao Đức Thái trong hành trình
Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam chia sẻ về hoạt động chạy xuyên Việt của Cao Đức Thái: “Sự hiểu biết và cảm thông đã thúc giục anh hành động thiết lập các CLB đọc sách và hành động để sinh viên có sách đọc. Quan trọng hơn, Thái đang muốn toàn xã hội chung tay cùng anh xóa bỏ thành trì ít đọc trong xã hội nói chung và các trường đại học nói riêng”.
Mang sách tới cho hàng triệu sinh viên là một hành trình dài nhiều năm, nhiều khó khăn, cần niềm tin và sự quyết tâm rất lớn.
Mong lan tỏa được quyết tâm cao đó, tự bản thân Cao Đức Thái đã, đang thực hiện và sắp thành công một việc gần như không thể.
Cao Đức Thái sẽ làm được, vì anh đã gần đến đích. Nhưng quan trọng hơn, trong con người anh có tuổi trẻ, có quyết tâm và dám hành động…
Minh Nguyệt
Theo_VietNamNet)
Phi chính trị, quân đội sẽ chỉ là 'robot vũ lực'
"Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành "thiên lôi chỉ đâu đánh đấy" hay là thứ robot vũ lực chứ không phải đội quân có đầu óc nữa", thiếu tướng Bùi Phan Kỳ nói.
Góp ý tại cuộc tọa đàm về sửa đổi Hiến pháp chiều 13/3, thiếu tướng Bùi Phan Kỳ (Viện Chiến lược quốc phòng) cho rằng, lực lượng vũ trang là công cụ bạo lực sắc bén nhất để bảo vệ lợi ích thiết thân của chủ thể đã tổ chức ra. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự trung thành. Điều này đã được lịch sử chứng minh từ thời phong kiến.
Trước những ý kiến về việc "phi chính trị hóa quân đội", cho rằng quân đội chỉ phải trung thành với tổ quốc, ông Kỳ lập luận: "Xin hãy chỉ cho tôi có quốc gia nào trong số 200 quốc gia trên thế giới quân đội không phục vụ một chính đảng? Tính phục tùng của quân đội là tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Việc phục tùng chính đảng và nhà nước là nguyên tắc của tất cả các quân đội. Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân nhà nghề, phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành "Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy" và trở thành thứ robot vũ lực chứ không phải là đội quân có đầu óc".
Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ. Ảnh: N.Hưng.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Cao Đức Thái (nguyên Viện trưởng viện nhân quyền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, thực tế đã chứng minh quân đội không thể đứng ngoài chính trị. Theo ông, quân đội không phải là một lực lượng chính trị tự lập, không phải là một nhánh quyền lực.
Trong các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội ngày nay, quân đội luôn là đối tượng để các lực lượng chính trị tranh thủ, lôi kéo nhằm biến thành công cụ giành giật chính quyền. Và có một phương thức là "đảo chính mềm" thông qua thay đổi nội dung căn bản của Hiến pháp mà thay đổi chế độ. "Ở Việt Nam chính là nhắm vào điều 4 và điều 70 dự thảo Hiến pháp. Đây là thực tiễn mà tôi nghĩ ta không thể né tránh", ông nói.
Dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân" đồng thời đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế và trong nước hiện nay, tiến sĩ Thái cho rằng, hiến định về nhiệm vụ của quân đội như điều 70 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi không chỉ phù hợp mà còn cần thiết.
"Hiến định quân đội trung thành với Đảng không phải là điều đặc biệt đối với Việt Nam. Ở nhiều quốc gia, ngay cả láng giềng của Việt Nam, quân đội không chỉ phải thề trung thành với đảng mà còn phải thề trung thành với lãnh đạo của đảng, với tên cá nhân cụ thể", ông nói.
Tiến sĩ Cao Đức Thái. Ảnh: N.Hưng.
Vị tiến sĩ này cũng phân tích thêm rằng, trong bối cảnh diễn ra sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thì sự trung thành với Đảng lúc này là trung thành với đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc; trung thành với cương lĩnh, đường lối gắn liền độc lập với CNXH của Đảng. Sự trung thành đó còn là ủng hộ những cán bộ, đảng viên ở các ngành, các cấp kiên định mục tiêu xây dựng xã hội XHCN đồng thời kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm.
Còn theo trung tướng Nguyễn Ngọc Hồi, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân, quy định về nhiệm vụ của lực lượng vũ trang như dự thảo phù hợp yêu cầu pháp lý, nhất là phù hợp với tình hình các thế lực chống phá diễn biến hòa bình, thể hiện tư duy xây dựng nhà nước pháp quyền.
"Hiến định này được xác định bằng 69 năm trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam luôn trung thành với Đảng chứ không phải bây giờ mới cần đến", ông nói.
Điều 70 dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung điều 45): "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế".
Theo VNE