Hành trình cán mốc thu nhập mơ ước 5200 USD/tháng trong 2 năm của chàng trai Hà Nội 22 tuổi
Muốn hái trái ngọt, ắt phải bước qua thảm gai. Chẳng có thành công nào là trong mơ cả nếu bạn không nỗ lực. Câu chuyện dưới đây của chàng trai 22 tuổi sẽ là một tấm gương như vậy.
Chàng trai có vóc dáng nhỏ nhắn Hoàng Trí Dũng, một sinh viên trường đại học Ngoại Thương hiện đang gap year và được làm những điều mình thích. Để giới thiệu đôi nét về bản thân, Dũng cho rằng đặc điểm đầu tiên là “sự tích cực, mình nghĩ đây là bản năng của mình rồi. Một phần vì hồi nhỏ, ông nội hay hỏi mình “Cháu định làm thế nào?” thay vì ngăn mình làm một cái gì đó. Và tới giờ mình vẫn giữ được nét tính đặc trưng này.”
Cậu cũng cho rằng mình là người khá kiên trì: “Ngày học cấp 3, điều đầu tiên làm mình bớt chán và phải cố gắng nhiều chút là bóng rổ. Mình là một đứa thấp bé nhẹ cân, và để có một slot trong đội bóng rổ trường, việc tập luyện 4 tới 5 tiếng một ngày là tất yếu. Lần đầu tiên mình chịu đựng những nỗi đau thể xác như rách cơ, nứt sụn, lệch khớp và nhiều chấn thương nữa. Nhưng đó là khi mình biết mình có thêm một tính nữa: không bỏ cuộc.
Bên cạnh đó, thì bé người nên chơi bóng cần nhiều não hơn, và đó là khi mình bắt đầu tập nhìn vào các kẽ hở và nghĩ tới những điều mà một người bình thường trong hoàn cảnh đó sẽ không nghĩ tới. Suy nghĩ này đóng vai trò rất lớn trong quá trình lớn lên của mình sau này. Bóng rổ còn rèn cho mình bản lĩnh hơn khi gặp những đối thủ mạnh, khi thua cuộc, khi va chạm không đáng có xảy ra.
Khi chơi bóng, mình cũng không quan tâm tới sự bất công của trận đấu. Trọng tài bắt gì cũng được, cầu thủ đội bạn làm gì cũng được, mình sẽ luôn giữ một thái độ phản ứng cứng rắn, kiên định và chỉ cố gắng hết sức vì kết quả cuối cùng.”
Và chính nhờ những phẩm chất ấy, trong suốt hành trình 2 năm 2018-2020 nỗ lực chạm tới mức thu nhập 5000 USD/tháng, tuy làm việc điên cuồng từ 12 tiếng tới 20 tiếng một ngày nhưng Dũng luôn cảm thấy rất vui, không hề mỏi mệt về mặt tinh thần. Không ai có thể làm lung lay ý chí của cậu sinh viên năm cuối, Dũng chỉ tiếp thu những ý kiến có tính đóng góp xây dựng và có giá trị. Và quan trọng hơn cả, chàng trai 22 tuổi luôn tin mình làm được.
Công việc “đạt chuẩn” nhất: Thực tập tại các tập đoàn lớn
Dũng chia sẻ, câu lạc bộ mà cậu tham gia ở trường có rất nhiều thành viên đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi. Chính động lực ấy đã thôi thúc cậu muốn đi thi và khao khát đạt giải nhất. Sau một quá trình trượt kha khá các cuộc thi, Dũng đạt giải “Best Individual” của một cuộc thi về marketing và nhận được một suất thực tập. Và cậu chọn phòng Sales.
Tuy đã từng làm ở một số công ty nhưng cơ hội này đã lần đầu tiên giúp Dũng có cái nhìn rất thực tế về môi trường big-corp mà bạn bè thường nhắc tới: “ Công việc mang tính tiêu chuẩn top-student đầu đời này giúp mình hiểu rõ hơn về sự vận hành của các phòng ban, cách chúng kết hợp với nhau…”. Sau đó, Dũng tiếp tục tham gia vào một cuộc thi khác SEO Vietnam Fellowship Program. Trải qua 5 tháng và 3 vòng thi, Dũng đã đậu và nhận được một chuỗi training mà cậu cho rằng “xịn sò” và suất thực tập tại một trong những tập đoàn thể thao lớn nhất Việt Nam. Sau một khoảng thời gian thực tập, cậu thấy bản thân không hợp với môi trường văn phòng, nên quyết định rời đi. Cả hai lần thực tập, mức thù lao cậu nhận được chỉ đủ tiền thuê nhà: 3 triệu.
Dũng nhận ra: “Ở giai đoạn đi thực tập, các bạn trẻ thường chọn ngành dựa vào các tiêu chí mà marketing đang đưa vào suy nghĩ của chúng ta mỗi ngày. Ít ai có cơ hội để hiểu được thực sự trong một ngày mình sẽ được làm gì, lộ trình thăng tiến rõ ràng trên thực tế nó là như thế nào, và công ty cũng như một xã hội thu nhỏ. Hơn nữa, nhiều bạn không để ý tới cách đối nhân xử thế – trong khi đây mới là yếu tố quan trọng không kém gì năng lực để giúp các bạn đi xa hơn.”
Công việc đơn giản nhất: Dịch thuật và Làm slides
Đây là giai đoạn khó khăn nhất với Dũng: cậu tạm nghỉ học và ngưng xin trợ cấp từ bố mẹ vì Dũng nghĩ khi bị tước đi những quyền lợi cơ bản nhất, bản thân sẽ có tâm thế khác và cố gắng nhiều hơn trong cuộc sống.
Vì thế, cậu bắt đầu mò mẫm tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng của mình. “Sau 3 tuần tìm tòi, mình đã nhận dịch cuốn sách đầu tiên với giá 15.000 đồng cho 750 từ. Lần dịch đầu tiên không mấy suôn sẻ vì mình dịch chưa thoát ý, thậm chí còn sai chính tả nhiều. Nhưng dù sao cũng là một khởi đầu tốt, sau một tháng tập tành mình cũng thu về được 2 triệu.”
Video đang HOT
Tuy nhiên, vì cảm thấy mất nhiều thời gian mà thù lao thu về ít, Dũng đã chuyển hướng tìm ra một nguồn tài liệu mang tính học thuật cao. “Lúc đầu mình dịch 15.000 cho 750 từ, tức là 20 đồng 1 từ, còn giờ mình được 200 đồng 1 từ. Thù lao cho 1 từ cao hơn nên mình giảm dần số lượng sách dịch xuống để có thời gian làm những việc khác. Và từ việc tìm được nguồn sách mới, mình thu được 5 triệu cho công việc này.” Và tình cờ khi dịch sách, Dũng phát hiện ra một công việc khác đòi hỏi sự tỉ mỉ nhưng thù lao cao hơn: làm slides. Tháng cao điểm, cậu bạn cũng thu về được 6 triệu.
Dũng nhận ra: “Mình thấy để dịch được sách ở mức độ cơ bản, ngoại ngữ của bạn chưa cần quá xuất sắc, nhưng chắc chắn rằng bạn phải lưu loát trong vốn sử dụng tiếng Việt. Dịch sách sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong khả năng sử dụng ngôn từ và diễn đạt mạch lạc. Đây cũng là một bước tiến cho công việc sales của mình sau này.”
Công việc khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất: Dạy tiếng Anh
Từ việc dạy tiếng Anh cho một người quen để giúp việc giao tiếp trở nên suôn sẻ hơn, Dũng quyết định mở một lớp học nhỏ tầm 10 bạn để phục vụ mục đích được nói tiếng Anh thoải mái của mọi người. Đây là thời điểm Dũng nghiện việc đi dạy và cảm thấy bản thân tạo ra giá trị cho người khác và cho chính mình.
Sau một thời gian lớp học kết thúc và tham gia cuộc thi, Dũng tiếp tục mở lớp dạy để thoả sự yêu thích của chính mình. Các buổi tối, Dũng đều có lớp học. Cậu cũng quyết định học chứng chỉ TESOL để nắm được về phương pháp dạy nhiều hơn.
Hiện tại do tác động của dịch Covid-19 nên Dũng đã quyết định dừng công việc dạy học để tập trung vào chuyên môn chính của mình, đó là sales.
“Nhờ quá trình đi dạy mà mình có động lực xem rất nhiều tài liệu, tìm các nguồn kiến thức hay và đảm bảo tính tiếp thu khoa học của ngôn ngữ để cho học viên học. Mình có kết hợp với một người bạn ở University of Melbourne để xây dựng giáo án. Và đây là khoảng thời gian rất bận, nhưng cũng rất ý nghĩa với mình.”
Dũng cũng tiết lộ: “Công việc dạy học thực sự mang lại một khoản thù lao rất cao, có thể lên tới 30 triệu, thậm chí là 50 triệu một tháng. Tuy nhiên công sức để bỏ vào nó và đảm bảo kiến thức ngôn ngữ mình mang tới cho người khác đúng về tính văn hóa, được người nước ngoài sử dụng, thì phần nghiên cứu và tìm tòi phải cực nhiều. Nên tính ra, thời gian để làm việc không khác gì theo các dự án to. Mệt và vất vả lắm.”
Công việc lạ đời nhất: Dạy bóng rổ “bằng tiếng Anh”
Bóng rổ là niềm đam mê nên Dũng tham gia vào làm trợ lý huấn luyện viên cho một startup về thể thao để tiếp tục được chạy nhảy, chạm tay vào trái bóng cam. Phần lớn thời gian, cậu quản lý các lớp bóng rổ cho trẻ từ cấp 2 trở xuống. Mức thù lao Dũng nhận được khi ấy là 80.000 đồng/giờ.
Tuy nhiên, sau đó, vì lý do cá nhân, Dũng đành phải nghỉ việc ở startup. Nhưng với đam mê chơi bóng rổ, Dũng nghĩ ra việc dạy bóng rổ bằng tiếng Anh cho mấy đứa nhỏ ở sân khu chung cư gần nhà. Dũng dạy từ 6 giờ sáng tới 7 rưỡi, vừa kịp giờ mấy đứa nhỏ đến trường.
Dũng chủ yếu dạy ngữ pháp cho người mới bắt đầu và các thuật ngữ ngắn về bóng rổ, các câu thoại cậu dùng cũng chỉ dừng lại ở các câu động viên, hô khẩu hiệu và bình luận mà bản thân học được từ NBA.
Tự hào vì nâng cấp lớp bóng rổ lên một nấc thang mới, và nâng cấp luôn cả thù lao của bản thân, Dũng chia sẻ: “Mình thấy nếu có thể giúp người khác giải quyết tốt được vấn đề của họ, thu nhập của bạn sẽ tăng nhanh hơn . Khi nhìn mọi thứ xung quanh với một góc nhìn khác, bạn có thể đào sâu vào vấn đề cốt lõi của mọi thứ và từ đó tạo giá trị cho mọi người và bản thân. Hãy cố gắng phát triển theo chiều sâu, cải tiến năng lực bản thân và dịch vụ bạn cung cấp được cho thị trường tới một mức cao hơn.”
Công việc thử thách nhất: Bán hàng (Freelancer)
Cho rằng mình không hợp với nghề sales khi còn hoạt động câu lạc bộ ở trường, Dũng thậm chí còn rất ghét công việc này. Tuy nhiên, trong thời gian tạm ngưng việc học, Dũng lại một lần nữa thử thách bản thân bằng công việc này. Bắt đầu bằng việc thuyết trình thử cho người quen để nhận feedback, Dũng đã có được deal đầu tiên sau khi nói chuyện với bên đối tác thứ 7.
Trong thời gian ấy, Dũng nhận thấy khoá học đặc biệt của Dan Lok (một triệu phú ở Vancouver) rất hợp với cách tiếp cận vấn đề của bản thân nên cậu đã không ngại chi trả 2500 USD để theo học.
Dũng nhận ra: “Khi tham gia một khóa học cực kỳ đắt đỏ của Dan Lok, mình học được nhiều điều hơn chỉ là một kỹ năng. Điều tốt nhất mình đã học được từ Dan Lok là phong cách sống. Mình đã làm việc chăm hơn, thông minh hơn và không bao giờ than vãn về bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống nữa. Mình học được cả về mô hình hoạt động và những tư duy kinh doanh rất đột biến. Và số tiền 70 triệu đấy thực sự đã thay đổi mình tiếp một lần, thay đổi vô cùng nhiều.
Sau khi áp dụng kỹ năng của mình vào công việc, đời sống, và tiếp tục mài giũa nó mỗi ngày, mình nhận ra rằng khả năng thương thảo đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Mấu chốt của những sự dễ dàng trong cuộc sống đôi khi chỉ đến từ việc bạn biết nói làm sao mà người khác thích nghe.”
Những gì mà Hoàng Trí Dũng trải qua chưa hề dễ dàng. Để đạt được mức thu nhập mơ ước, tất nhiên, Dũng đã phải đánh đổi rất nhiều. Trải qua 5 công việc “khó nhằn” kia, hiện tại công việc chính của Dũng là bán hàng và phát triển công ty xã hội Vietnam Online Career Fair với mentor của mình. Ban đầu, khi quyết định gap year, Dũng cũng đã lén giấu gia đình nhưng sau đó, khi đã nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ về những kế hoạch, Dũng đã nhận được sự đồng thuận. Nói về một ngày hiện tại, Dũng cho rằng “lúc thì cô đơn, lúc thì bận tối mặt, lúc vui vẻ hò reo vì chốt đơn thành công”. Cậu thực sự hạnh phúc vì thành quả hiện tại của bản thân!
Sinh viên thực tập: Nếu thấy mình giỏi đừng bị động chờ giao việc, chủ động "cướp việc" mà làm
Đó là câu chuyện không của riêng ai. Công viêc văn phong thưc sư rât bân, môi ngươi môt viêc, nêu ngươi mơi không chiu cơi mơ ma giư thai đô rut re thi co 3 hay 4 thang thưc tâp vân không tim đươc mâu sô chung vơi moi ngươi đâu.
Đối với đa số sinh viên học 4 năm thì kì học cuối cùng là thời điểm để các bạn bắt đầu đi thực tập và làm khóa luận hay báo cáo thực tập. Nhiều sinh viên coi thực tập là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không được dạy trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng biết nắm bắt cơ hội này, một số ít vẫn còn quen cách họ trên trường nên không chủ động, linh hoạt khi đi thực tập.
Trong quan niệm của nhiều bạn sinh viên hiện tại vẫn còn giữ suy nghĩ cho rằng thực tập không quan trọng. Bỏ lỡ cơ hội này, bạn sẽ khó biết rằng khi đi làm, mọi thứ sẽ khác xa so với lớp học bình thường của bạn. Thực tập sẽ coi như một liều "thuốc thử", giúp bạn nhìn lại được bản thân mình như thế nào, có linh hoạt không, phù hợp với môi trường công sở hay làm việc tự do...
Bàn luận về thái độ khi đi thực tập của các sinh viên, một chia sẻ trên trang FTU Confessions đã nhận được khá nhiều sự đồng ý. Trong tất cả các trường hợp trong cuộc sống, nếu bạn không chủ động cứu lấy mình thì e rằng bạn sẽ thụt lùi mãi thôi, đặc biệt trong công việc và sự nghiệp.
"Em tôi đi thực tập đươc vai tuân, vê kê vơi tôi răng em bi ban be ghet rôi anh a. Cung thưc tâp vi tri Xuất nhập khẩu như nhau, nhưng môi em la đươc ngôi trong phong XNK lam viêc, đươc mây anh chi đi trươc chi bao, con mây ban khac phai ngôi phong ngoai, gân như cô lâp.
Em chay viêc ca ngay không hêt, hoc đươc rât nhiêu thư, con cac ban thi ngôi không cung cha ai kêu gi, cư ngôi đơi hêt giơ la vê, chan lăm.
Tôi hoi: "Thê cac ban khac co chu đông trong công viêc không?"
No bao mây ban cung chiu kho lâu lâu chay qua chô mây anh chi nhân viên cu, hoi thăm la co viêc gi cho em lam không, thây anh chi bao không, thê la thôi, lai ngôi ngap ruôi (ma công ty ngươi ta hiên đai thê, văn phong may lanh sach đep thê nên cung không co ruôi đê ngap).
Hêt thơi gian thưc tâp, co ban ghi vao bao cao la chăng hoc đươc gi nhiêu vi cac anh chi đi trươc không chiu chi.
A, ra thê, vậy thi đung rôi. Vi sao?
Vi công ty khac vơi trương đại hoc. Cac anh chi nhân viên đo không co nghia vu va trach nhiêm phai huân luyên tui em. Chưa kê la, môi nhân viên trong công ty đêu co nhiêm vu va KPI riêng cua môi ngươi. Thơi gian đê ho xư ly hêt mơ công viêc cho riêng minh cung không đu, thi lây đâu ra thơi gian đê chi bao cac ban.
Bên canh đo, chăc chăn răng chăng ai dam giao ngay công viêc cua minh cho cac ban sinh viên thưc tâp hay nhân viên mơi vao ca, kê ca khi ban đa ra trương. Vi cac ban co biêt gi đâu ma giao, giao đa đơi xong không lam đươc, lai trê tiên đô công viêc đi. Cho nên, thôi tha tư lam, không giao gi hêt. Rôi sau nay thây đưa nao măt may sang sua, tinh thân năng nô, thai đô nhiêt tinh đang tin cây môt chut thi mơi dam giao viêc lăt văt ma thôi.
Do đo, ngoai viêc trang bi ky năng giao tiêp tôt, tư tin, thi cach tôt nhât đê đươc trong dung va trơ thanh "em cưng" cua mây anh chi đi trươc, la tư giac gianh lây viêc ma lam. Đo cung la cach ma tôi đa huân luyên con em ho tôi ngay tư nhưng ngay no châp chưng lam trơ ly cho minh.
Tôi khuyên no viêc nao minh nhăm minh lam đươc thi phai lam ngay. Lam tư nhưng viêc nho, vi du như photo, scan, fax, rôi don dep phong lam viêc, lau don ban ghê, săp xêp lai đông hô sơ cu cung la môt viêc tôt.
Va đa lam thi phai nhay ben lên, thây anh, chi nao tinh đi scan hay photo la lai đó liên, noi đê em lam cho. Hê thây sêp bao giao hô sơ nay cho phong nay, chuyên hô sơ kia cho phong kia thi phai ba chân bôn căng chay ngay đên gianh lây ma lam, bao anh đê em đi cho, lam ngay, đưng co hoi.
Đo cung la môt cach thê hiên sư nhiêt thanh va sư năng đông cua "van bôi" danh cho "tiên bôi". Lâu dân, cac "tiên bôi" mơi băt đâu tin tương, thây con nay, thăng nay tuy chi la thưc tâp sinh nhưng no cung chiu kho, cung năng nô, đươc viêc, ho mơi chi cho.
Tiên trach ky, hâu trach nhân. Huông chi ngươi ta co câu: "Khi ngươi hoc tro săn sang, thi ngươi thây se xuât hiên". Ban muôn hoc, thi ban phai chu đông chư đưng co hoi, đưng co chơ."
Đồng quan điểm này, Giám đốc Khối tuyển dụng Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Siêu Việt, chị Dương Thị Tuyết Trinh cũng bày tỏ rằng những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm cần tích cực và chủ động trong việc tự học tại công ty, doanh nghiệp.
"Có một tư duy tôi thấy nhiều bạn sinh viên mới đi làm hay mắc phải, đó là: mình mới ra trường, không có kinh nghiệm nên vin cớ buộc chủ doanh nghiệp phải hướng dẫn mình. Nhiều bạn nghỉ việc vì lý do: chỗ làm cũ không dạy được em gì cả. Điều này hoàn toàn sai, chủ doanh nghiệp không có trách nhiệm dạy nhưng các bạn có trách nhiệm phải học.
Chúng tôi đã trả lương cho bạn, tại sao chúng tôi lại kiêm cả trách nhiệm dạy dỗ bạn? Nếu có dạy, có đào tạo, thì đó là cách chúng tôi cung cấp lợi ích cho bạn. Vậy người nhận lợi ích là các bạn và chính các bạn phải có trách nhiệm học và làm cho tốt. Còn nơi duy nhất có trách nhiệm dạy và đào tạo bạn - chính là nhà trường, chứ không phải doanh nghiệp vận hành theo cơ chế lãi - lỗ.
Các bạn sinh viên mới ra trường phải biết rằng mình còn nhiều điều phải học, vậy thay vì cố ngẩng mặt lên mà cãi, hãy cúi đầu xuống để làm việc, để lắng nghe."
PV
Chuyện yêu xa của gái xinh và hot boy bóng rổ: Về nước chơi bất ngờ không báo trước, bạn trai ngã ngửa ra xong chạy trốn Đó là 1 kỷ niệm vui của lần trước Phương Anh về nước. Lần về này, cô bạn phải cách ly vì dịch nên couple lại tiếp tục trải nghiệm cảm giác yêu xa cả khi biết mình thở chung bầu không khí với nửa kia. Tình yêu là thứ tình cảm có thể khó nắm bắt, nhưng đôi khi, nó lại đến...