Hành trình bỏ trốn hơn 20 năm của tên cướp 2 lần vượt ngục
Gia đình cứ ngỡ tên cướp Nguyễn Huy Cường, người hai lần vượt ngục, cướp của bằng súng AK đã chết, nên lập bàn thờ gần 20 năm qua.
Ngày 12.7, sau 21 năm theo dấu, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Bình Thuận đã di lý Nguyễn Huy Cường (Cường “Bảy”) từ Sóc Trăng về Bình Thuận chuyển giao cho cơ quan CSĐT để điều tra, chấm dứt những năm tháng sống ngoài vòng pháp luật của tên cướp khét tiếng.
Gia đình Cường cũng ngỡ ngàng vì họ đã lập bàn thờ cho Cường 19 năm qua.
Kẻ cướp hai lần vượt ngục
Hơn 20 năm trước, tại tỉnh Thuận Hải (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay), Cường “Bảy” nổi danh là tên trộm, cướp lì lợm.
Cường không tin bất kỳ ai, kể cả người thân và hoạt động đơn độc, thoắt ẩn thoắt hiện thành nỗi kinh hoàng của nhiều người.
Năm 1988, Cường bị bắt khi cướp tài sản và tòa phạt tên cướp này 13 năm tù. Thi hành án tại Trại giam Z30D, Bộ Công an (đóng ở Hàm Tân), Cường quen biết và kết thân với Nguyễn Văn Hên (quê Sóc Trăng), một tay anh chị đang thụ án về tội cướp tài sản. Thấy Hên được ra ngoài lao động tự giác, Cường xúi Hên tìm cơ hội trộm súng của cán bộ quản giáo vượt ngục trước, Cường sẽ vượt ngục ra sau và dùng súng trộm được tiếp tục đi cướp.
Nghe lời xúi của Cường, cuối năm 1992, Hên trộm khẩu AK báng xếp của cán bộ trại giam rồi trốn thoát. Một năm sau, Cường vượt ngục trốn vào rừng. Sau đó đột nhập vào nhà dân trộm quần áo, tiền rồi đón xe đò xuống Sóc Trăng hội ngộ cùng Hên như đã hẹn.
Tên cướp Nguyễn Huy Cường đang được dẫn giải, di lý về Bình Thuận. (Ảnh: Công an cung cấp)
Tại đây Hên đưa khẩu súng AK cho Cường, đồng thời mai mối em gái cho Cường sống như vợ chồng. Sợ bị phát hiện, Cường dùng súng cướp một chiếc ghe làm nơi sinh sống cho vợ chồng mình và anh vợ.
Video đang HOT
Tại Sóc Trăng, Cường đã dùng súng AK tiếp tục gây ra hàng loạt vụ trộm, cướp trên sông.
Ba tháng sau ngày vượt ngục, Cường nhớ mẹ nên giấu khẩu AK trong ba lô đón xe về Bình Thuận. Trên đường về thăm mẹ, Cường tranh thủ trộm cắp nhưng bị phát hiện. Tên cướp dùng súng đe dọa rồi bỏ trốn, dù đang cách nhà chỉ mấy bước chân.
Quay trở lại Sóc Trăng, Cường bị bắt khi thực hiện một vụ trộm cắp và bị tòa phạt bảy năm tù cho các tội trốn khỏi nơi giam, trộm cắp… Tổng hợp với bản án cũ, Cường phải thụ án 20 năm tù. Thụ án tại Bình Thuận, tháng 8.1995, Cường tiếp tục cưa cùm chân và song sắt trại giam trốn trại, nhảy tàu vào TP.HCM sống lang thang một thời gian rồi đón xe xuống Sóc Trăng.
Lập bàn thờ vì nghĩ Cường đã chết
Trở lại Sóc Trăng, Cường đổi tên thành Nguyễn Hùng rồi Nguyễn Trường Giang. Năm 1996, Cường bị bắt trong một vụ trộm tài sản và bị các cơ quan tố tụng tỉnh Sóc Trăng xét xử dưới lý lịch bị can Nguyễn Hùng. Tháng 10.1999, sau khi chấp hành án xong, Cường với tên mới là Hùng đã chung sống với một phụ nữ ở phường 3, TP.Sóc Trăng. Năm 2002, chị này sinh cho Cường một đứa con. Từ khi có con, tên cướp khét tiếng ngày nào tuyên bố “rửa tay gác kiếm”, hành nghề sửa máy ghe.
Ở quê, mẹ của Cường đêm đêm cầu khấn cho đứa con trai ngỗ nghịch nhưng là đứa bà thương nhất sớm mãn hạn tù trở về với gia đình. Tuy nhiên, tháng 9.1997, gia đình Cường và địa phương nhận được thông báo của Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc truy tìm tung tích nạn nhân của một vụ án giết người. Điều trùng hợp là nạn nhân cũng có tên thường gọi là Cường, quê quán tại Bình Thuận, có những đặc điểm nhận dạng cũng giống với Cường. Do không có điều kiện đi nhận dạng, gia đình Cường cứ nghĩ nạn nhân là con, em nên phóng di ảnh, lập bàn thờ. Và gần 20 năm qua, cứ đến Tết Thanh minh, gia đình lại làm đám giỗ cho Cường…
Thế nhưng các trinh sát làm công tác truy nã không tin là Cường đã chết vì chưa có bằng chứng xác thực nào nên tiếp tục truy tìm. Đầu năm 2016, Phòng PC52 có thông tin Cường đang lẩn trốn tại Sóc Trăng nên lập chuyên án truy bắt. Sau nhiều tháng hóa thân quần nát TP.Sóc Trăng cả trên bờ lẫn dưới sông, các trinh sát ngoại tuyến phát hiện người thợ sửa máy ghe lành nghề, hiền khô và hay cười có nét giống Cường nên xác minh.
Khi các trinh sát bắt giữ, người thợ máy này đã thừa nhận chân tướng thật của mình.
Theo Danviet
Tướng cướp 22 năm trốn nã: Một làn gió nhẹ cũng giật mình
Khi cảnh sát ập đến bắt giữ, gương mặt tướng cướp 22 năm trốn nã Đoàn Văn Thỏa bỗng biến sắc trắng bệch, hắn không ngờ vỏ bọc kín kẽ của mình bấy lâu nay lại có ngày bị bại lộ.
Như đã nói, sau một tối mùa đông năm 2008, khi Đoàn Văn Thỏa đi biển về nhà đã phải miễn cưỡng tiếp Ban công an xã Bình Châu và một cán bộ Công an huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - những vị khách mà Thỏa luôn tìm cách lẩn trốn, không muốn giáp mặt.
Mặc dù lần làm việc ấy, công an chỉ đến kiểm tra giấy tờ hộ khẩu của Đoàn Trung Thành (tức Thỏa) và những người trong gia đình nhưng cũng làm y khiếp vía và bất an.
Thế là chỉ sau đó mấy ngày, y đã bán nhà, dẫn vợ con về nhà ngoại sinh sống tại thị trấn Long Hải (huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) trong sự ngỡ ngàng tột độ của vợ con y.
Tại nơi ở mới, Đoàn Văn Thỏa vẫn thực hiện thói quen sinh hoạt thất thường của mình, mò về thăm vợ con lúc trời sẫm tối và ra đi khi chưa rõ mặt người.
Đặc biệt, trong cuộc sống, y không bao giờ chia sẽ thông tin về quê hương, gia đình, bản quán của mình cho hàng xóm láng giềng biết.
Hơn nữa, cuộc sống suốt ngày lênh đênh trên biển của hắn cũng dần rơi vào tầm ngắm của lực lượng chức năng.
Và đến năm 2012, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (CSTNTP), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu xác lập chuyên án đấu tranh, truy bắt Đoàn Văn Thỏa sau khi đã nắm được hành tung của y chính là Đoàn Trung Thành.
Nhưng chuyên án sau đó đã phải kéo dài gần hai năm vì hành tung bí ẩn của Đoàn Văn Thỏa. Bởi chiếc tàu mà Thỏa trú ẩn thường xuyên ra khơi, mỗi lần cập bến cũng chỉ neo đậu vài ngày nên việc truy bắt gặp nhiều khó khăn.
Cho đến rạng sáng ngày 22.3.2014, nắm được thông tin tàu của Đoàn Văn Thỏa vừa cập bến, lực lượng trinh sát Phòng CSTNTP, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp sát, mời Đoàn Trung Thành về trụ sở Công an thị trấn Long Hải làm việc.
Ban đầu, y vẫn tỏ ra ranh mãnh khi đưa ra đủ lý do để quanh co chối tội, thậm chí, y còn nói giọng miền Nam đặc sệt để che giấu thân thế của mình. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ đấu trí, Đoàn Trung Thành đã cúi đầu nhận tội, y thừa nhận mình chính là Đoàn Văn Thỏa.
Ngày trinh sát ập đến bắt giữ Đoàn Văn Thỏa, cả người dân địa phương lẫn người thân của y đều vô cùng bất ngờ. Nhưng sâu chuỗi lại những thói quen sinh hoạt của y, người ta lờ mờ đoán già đoán non...
Đoàn Văn Thỏa ngày "trở về" Trại giam Đồng Sơn.
Riêng vợ của y thì đau khổ vô cùng, chị không ngờ, hàng chục năm trời chung sống, có với nhau 4 mặt con mà y vẫn chôn chặt ký ức trong lòng, chưa một lần giãi bày với vợ.
Hơn 20 năm trốn chạy khỏi Trại giam Đồng Sơn, Đoàn Văn Thỏa vẫn chưa một ngày thôi bị ám ảnh bởi quá khứ mà mình từng gây ra. Nhiều lúc hắn nghĩ, nếu ngày đó không vì nhận thức pháp luật còn hạn chế và không vì đói kém thì y đâu trở thành tên trộm cướp lừng danh một thời.
Trên hành trình trốn chạy, mặc dù có lúc tưởng chừng đã che đậy được thân thế của mình, nhưng Thỏa vẫn sống trong nỗi ám ảnh, dằn vặt bản thân mình, vì vậy, hơn 20 năm trời, y chưa khi nào ngủ trọn giấc.
Thậm chí khi một mình giữa biển cả bao la, cảm giác bất an vẫn bủa vây làm tướng cướp 22 năm trốn nã thêm sợ hãi, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua cũng khiến y giật bắn mình...
Thỏa khai, trong thời gian trốn nã, lợi dụng mỗi khi tàu cá cập bến cảng sông Gianh (Quảng Trạch, Quảng Bình) bán cá và tiếp nhiên liệu, y ghé thăm nhà hai lần thắp hương cho bố mẹ.
Nghe tin y về thăm nhà, người thân đã ra sức can ngăn và thuyết phục y ra đầu thú nhưng y nhất định vẫn bỏ trốn. Y sợ cảnh phải sống sau song sắt của trại giam nên chấp nhận một cuộc sống chui lủi để che giấu thân phận của mình.
"Trở về" với Trại giam Đồng Sơn lần này, Thỏa đã không còn ý định trốn trại. Nhưng điều làm Thỏa day dứt mãi vẫn là gia đình. Bởi Thỏa luôn tỏ ra ân hận và day dứt vì việc làm của mình với vợ con, y nói rằng hơn 16 năm chung sống vợ đã đối xử với y rất tốt, y thấy rất có lỗi với vợ con.
Và y tự nhắc mình sẽ cải tạo thật sớm để trở về với vợ con, để sống cuộc đời còn lại một cách đàng hoàng.
Theo Ngô Huyền (Người Đưa Tin)
Kế hoạch khoét tường trốn trại giam của tù nhân người Nga Người đàn ông quốc tịch Nga dùng muỗng, que nhựa từ chiếc quạt tay bị gãy, bàn chải đánh răng khoét thủng tường buồng giam với ý định vượt ngục nhưng chạy được 20 m thì bị phát hiện. Troian Aleka (33 tuổi) với hai đồng phạm Kotets Viacheslav và Bondarenko Yury (cùng quốc tịch Nga) bị Công an Khánh Hòa bắt hồi...