Hành trình Biển và Hoa – Liên kết thúc đẩy du lịch Lâm Đồng-Bình Thuận
‘ Hành trình Biển và Hoa’ được kỳ vọng tạo liên kết thúc đẩy phát triển du lịch Lâm Đồng-Bình Thuận và cũng là một trong những sản phẩm mới chào mừng Năm Du lịch Quốc gia 2023 ‘ Bình Thuận-Hội tụ xanh.’
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức chương trình khảo sát trekking (đi bộ đường dài dã ngoại) trên cung đường Tà Năng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)-Phan Dũng (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết đang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng triển khai liên kết phát triển du lịch “Hành trình Biển và Hoa.”
Đây được kỳ vọng tạo ra sự liên kết thúc đẩy phát triển du lịch hai địa phương và cũng là một trong những sản phẩm mới nổi bật chào mừng Năm Du lịch Quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh.”
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, việc kết nối phát triển du lịch Bình Thuận và Lâm Đồng nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá xúc tiến sản phẩm, dịch vụ du lịch; đảm bảo vai trò kết nối khu, điểm du lịch của hai tỉnh để hình thành các tuyến du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách.
Theo bà Nguyễn Lan Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, trong du lịch, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc tạo ra nhiều loại hình, sản phẩm du lịch mới lạ và hấp dẫn.
Tại Bình Thuận, bên cạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, tỉnh khai thác các sản phẩm du lịch mới như hồ, thác, khu bảo tồn… bước đầu đạt những kết quả nhất định, hình thành tour, tuyến du lịch.
Việc kết nối giữa hai tỉnh để khai thác tuyến du lịch trekking (đi bộ đường dài dã ngoại, mạo hiểm) Tà Năng-Phan Dũng nhằm tạo dựng hình ảnh, sức cạnh tranh, vị thế mới cho du lịch Bình Thuận và Lâm Đồng. Đồng thời, thúc đẩy giao lưu hợp tác phát triển du lịch giữa các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Lâm Đồng, Bình Thuận.
Ông Trần Thanh Hoài, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết với việc triển khai liên kết phát triển du lịch, ngành Du lịch hai địa phương hi vọng sự kết nối, tạo thuận lợi về chủ trương, cơ chế, chính sách của hai tỉnh, sự phối hợp của Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng-Đà Lạt và Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh du lịch dịch vụ góp phần nâng tầm điểm đến, tạo nên “Hành trình Biển và Hoa” đầy hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng.
Ông Trần Thanh Hoài khẳng định thời gian tới, ngành Du lịch Lâm Đồng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch hai địa phương triển khai đa dạng, sáng tạo hoạt động kích cầu du lịch; khảo sát, nghiên cứu xây dựng, phát triển sản phẩm mới, mở rộng tour, tuyến du lịch giữa Lâm Đồng-Bình Thuận; chủ động liên kết, giới thiệu, quảng bá đến thị trường Bình Thuận về nhãn hiệu, thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đối với sản phẩm rau, hoa, càphê Arabica, du lịch canh nông và sản phẩm OCOP…
Video đang HOT
Sản phẩm du lịch đầu tiên trong triển khai liên kết du lịch hai tỉnh là chính thức đưa vào khai thác thử nghiệm cung đường trekking Tà Năng (huyện Đức Trọng-Lâm Đồng)-Phan Dũng (huyện Tuy Phong-Bình Thuận) từ đầu tháng 10/2023.
Đây được xem là một trong những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam, xuyên qua 3 tỉnh Lâm Đồng-Ninh Thuận-Bình Thuận.
Cung đường có tổng chiều dài khoảng 55km, từ rừng Tà Năng đến xã Phan Dũng được các “phượt thủ” yêu thích. Trên cung đường này, du khách di chuyển từ độ cao hơn 1.100m xuống 500m so với mực nước biển, vượt suối, trèo đèo, băng qua cánh rừng rậm rạp và đi qua nhiều dạng địa hình và sinh cảnh nối tiếp nhau như, ruộng lúa, đồi cà phê, rừng thông, đồi cỏ, rừng khộp…
Trong suốt hành trình có nhiều khung cảnh hùng vĩ. Đây là cung đường trekking khó nhưng có lẽ chính vì vậy lại càng thu hút nhiều “phượt thủ,” những người yêu thiên nhiên, ưa thích mạo hiểm.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, trong bối cảnh du lịch ngày càng phát triển, việc xây dựng tour du lịch mới “trekking Tà Năng-Phan Dũng, Hành trình Biển và Hoa kết nối Lâm Đồng-Bình Thuận” đánh dấu bước phát triển quan trọng cho cả hai tỉnh.
Tour này không chỉ là hành trình khám phá thiên nhiên mà còn là cơ hội nêu bật những giá trị di sản quý báu và văn hóa bản địa của khu vực. Mục tiêu của việc kết nối là đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương và đồng thời giúp tăng cường công tác bảo tồn di sản văn hóa ở Lâm Đồng và Bình Thuận.
Việc kết nối hai tỉnh này thông qua hành trình du lịch giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch cả hai địa phương. Đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm Bình Thuận và Lâm Đồng đang hướng tới.
Bà Nguyễn Lan Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khẳng định, trong xu hướng và bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xu hướng mới trong tiêu dùng du lịch và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng nên việc đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du lịch vừa phải mang tính đột phá, vừa mang tính định hướng dài hạn.
Cũng như các sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm du lịch có chu kỳ sống của nó nhưng để khai thác tốt nhất hiệu quả kinh doanh phải giám sát và đánh giá thường xuyên giữa chất lượng của sản phẩm và những cam kết với khách du lịch. Đặt biệt là các đơn vị phải đảm bảo tối đa sự an toàn, mang lại sự trải nghiệm thật sự cho du khách.
Ngành Du lịch Bình Thuận và Lâm Đồng kỳ vọng chương trình liên kết phát triển du lịch sẽ phát huy hiệu quả tích cực và mang nhiều thành tựu to lớn, giúp ngành Du lịch hai địa phương mang diện mạo mới, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Du lịch Việt Nam.
Đặc biệt, “Hành trình Biển và Hoa” sẽ là một trong những sản phẩm du lịch ấn tượng chào mừng thành công Năm Du lịch Quốc gia 2023 “Bình Thuận – Hội tụ xanh”./.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức chương trình khảo sát trekking (đi bộ đường dài dã ngoại) trên cung đường Tà Năng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)-Phan Dũng (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Cung đường trekking Tà Năng-Phan Dũng mạo hiểm với nhiều độ khó thu hút đông đảo giới trẻ khám phá. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Cung đường trekking Tà Năng-Phan Dũng di chuyển qua nhiều đèo dốc đòi hỏi có sức khỏe dẻo dai để chinh phục. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Nối liền ba tỉnh Lâm Đồng-Ninh Thuận-Bình Thuận, cung đường trekking Tà Năng-Phan Dũng có tổng chiều dài gần 60km. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Bắt đầu từ xã Tà Năng, cung đường dẫn du khách chinh phục những quả đồi trùng điệp, di chuyển từ độ cao 1.100m xuống 500m so với mực nước biển, vượt suối, trèo đèo, băng qua những cánh rừng rậm rạp, kéo dài qua những cánh rừng thông và đồng cỏ xanh bạt ngàn rồi kết thúc tại xã Phan Dũng. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm tại điểm giáp ranh 3 tỉnh Lâm Đồng-Ninh Thuận-Bình Thuận với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Từ lâu, cung đường này đã được nhiều phượt thủ truyền tai nhau là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam với độ khó của địa hình nơi đây đã thu hút nhiều du khách mê mạo hiểm tìm đến chinh phục. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Cung đường trekking Tà Năng-Phan Dũng mạo hiểm với nhiều độ khó thu hút đông đảo giới trẻ khám phá. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Đây sẽ là một trong những sản phẩm du lịch mới mạo hiểm, được kỳ vọng thu hút khách du lịch của tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Tiếp tục quảng bá phở khô Gia Lai tại Festival Thu Hà Nội 2023
Diễn ra từ 29-9 đến 1-10, Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề 'Thu Hà Nội-Đến để yêu' là sự kiện nhằm tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Hà Nội.
Sự kiện còn thu hút 14 tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu du lịch địa phương. Tham gia sự kiện, Gia Lai tiếp tục quảng bá phở khô (phở 2 tô khô Gia Lai) tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội (số 36-38 Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm) đến người dân và du khách trong nước, quốc tế. Đại diện Gia Lai tham gia quảng bá phở 2 tô là quán Phở Nhớ Phố núi (10 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku). Chị Lương Vũ Thảo Nguyên-chủ quán cho biết, trong 2 ngày đầu của sự kiện, gian hàng ẩm thực Gia Lai đã phục vụ trên 700 tô phở khô. Trong đó có nhiều thực khách là người nước ngoài. Các nguyên liệu như sợi phở, tương đen, rau thơm...đều được mang từ vùng đất Gia Lai để giữ nguyên hương vị phở 2 tô-món ăn được công nhận là giá trị ẩm thực châu Á.
Quảng bá phở khô Gia Lai tại Festival Thu Hà Nội 2023. Ảnh: NVCC
"Thực khách quá đông trong khi chúng tôi chỉ có 2 người vừa chế biến, vừa phục vụ nên rất vất vả. Nhưng tôi hy vọng phở 2 tô sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa thông qua sự kiện. Đây cũng được xem là một chỉ dẫn địa lý để qua đó giới thiệu thêm về văn hóa, du lịch, ẩm thực Gia Lai"-chị Thảo Nguyên chia sẻ.
Festival Thu Hà Nội gồm nhiều hoạt động đặc sắc như các không gian "Hương sắc mùa thu", "Quà tặng mùa thu", "Vườn ánh sáng", không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội với hàng trăm món ăn truyền thống kết hợp các hoạt động quảng bá, trình diễn tinh hoa ẩm thực; show trình diễn trang phục áo dài, áo cưới theo dòng thời gian; hoạt động vẽ tranh với chủ đề "Hà Nội trong mắt em"; hoạt động âm nhạc đường phố; hội nghị phát triển du lịch MICE & Golf...
Quảng Bình: Khám phá Hang Kiều Được ví như thiên đường cho ai yêu thích khám phá, những hang động Quảng Bình luôn ẩn chứa vô vàn điều thú vị hấp dẫn. Trong chuyến đi khảo sát, tổ chức liên kết du lịch giữa tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh miền Trung cùng đoàn công tác của Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh, tôi cùng...