Hành trình bí ẩn của tàu chở vũ khí Triều Tiên
Tháng 8/2016, một thông tin mật đã được chuyển từ Mỹ tới Ai Cập để cảnh báo về sự xuất hiện của một con tàu bí ẩn đang di chuyển về phía kênh đào Suez. Thông báo cho biết tàu chở hàng có tên Jie Shun khởi hành từ Triều Tiên mặc dù mang cờ Campuchia, trên đó có chở các thủy thủ Triều Tiên và một lượng hàng hóa bí mật được phủ kín bằng vải bạt.
Tàu chở hàng Chong Chon Gang mang cờ Triều Tiên neo đậu tại vịnh Sherman ở thành phố Colon, Panama (Ảnh: VOA)
Hành trình bí mật
Tàu Jie Shun đã di chuyển từ thành phố cảng Haeju của Triều Tiên từ ngày 23/7/2016 với thủy thủ đoàn gồm 23 thành viên, trong đó có một đại tá và một cán bộ chính trị để đảm bảo thủy thủ đoàn tuân thủ các điều lệ của đảng Lao động Triều Tiên khi tham gia hành trình trên tàu.
Mặc dù là tàu thuộc sở hữu của Triều Tiên, nhưng Jie Shun đã mang cờ Campuchia trong lúc di chuyển và coi Phnom Penh là cảng quê nhà. Bằng cách sử dụng chiến thuật che mắt này, các tàu Triều Tiên có thể tránh sự chú ý không mong muốn khi hoạt động ở vùng biển quốc tế.
“Hệ thống nhận dạng tự động của tàu được tắt trong phần lớn hành trình di chuyển, ngoại trừ trên các tuyến hàng hải đông đúc – nơi hành vi như vậy có thể gây nghi ngờ và bị coi là mối đe dọa về an toàn hàng hải”, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.
Mặc dù vậy, con tàu chở hàng Triều Tiên dài hơn 90 m với khả năng chở được tới 2.400 ô tô không dễ lọt qua tầm ngắm của các cơ quan tình báo Mỹ. Phía Mỹ đã theo dõi hải trình của tàu Jie Shun ngay từ khi nó bắt đầu rời khỏi Triều Tiên, sau đó phát hiện tàu này di chuyển qua bán đảo Malay, đi qua biển Ả-rập và vịnh Aden. Cho tới lúc tàu Triều Tiên di chuyển về phía bắc qua biển Đỏ vào đầu tháng 8 năm ngoái thì phía Ai Cập nhận được tin báo từ Mỹ.
Sau khi nhận được thông tin mật, các nhân viên hải quan Ai Cập đã đứng chờ sẵn cho tới khi tàu Triều Tiên di chuyển vào vùng biển Ai Cập. Sau đó, họ ập lên tàu và tiến hành lục soát khoang chứa hàng của tàu Triều Tiên. Ban đầu, con tàu này được nhận định đã chở đúng loại hàng mà nó đăng ký trong bản kê khai, đó là 2.300 tấn limonite – một loại quặng sắt. Tuy nhiên, sau khi tiếp tục đào xuống dưới, các điều tra viên Ai Cập đã phát hiện ra nhiều thùng gỗ.
Khi được hỏi về các thùng gỗ này, các thủy thủ Triều Tiên nói rằng đây chỉ là “các bộ phận lắp ráp của máy bơm nước”. Tuy nhiên, khi 79 thùng hàng được mở ra tại cảng al-Adbiyah của Ai Cập, cơ quan chức năng nước sở tại đã phát hiện ra hơn 24.000 súng phóng lựu và hơn 6.000 bộ phận khác. Tất cả đều là biến thể của vũ khí Liên Xô từ những năm 1960.
Video đang HOT
Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc sau đó tiếp tục phát hiện ra rằng, mỗi khẩu súng trên tàu Triều Tiên đều được gắn tem có ngày sản xuất là tháng 3/2016, tức chỉ vài tháng trước khi tàu Jie Shun khởi hành. Tuy nhiên, cũng giống như bản kê khai về hàng hóa trên tàu, những tem mác này đều là giả.
“Phân tích tại chỗ cho thấy số vũ khí này không phải được sản xuất gần đây. Chúng có lẽ đã được dự trữ trong kho từ lâu”, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết thêm.
Ai mua vũ khí Triều Tiên?
Một tàu Triều Tiên chở vũ khí cũ không khai báo của Cuba bị Panama bắt giữ năm 2013 (Ảnh: AP)
Báo cáo của Liên Hợp Quốc đã kết luận rằng đây là “vụ thu giữ vũ khí lớn nhất trong lịch sử các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên”. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra đó là: Số vũ khí này được bán cho ai? Sau vài tháng, câu trả lời cuối cùng cũng đã được hé lộ và khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên: Người mua chính là các công dân Ai Cập.
Kết quả từ cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc đã phanh phui một kế hoạch dàn xếp phức tạp, trong đó các doanh nhân Ai Cập đã chi hàng triệu USD để mua các vũ khí của Triều Tiên cho chính quân đội nước này. Theo một số quan chức Mỹ và nhà ngoại giao phương Tây, thương vụ mua bán này được tiến hành bí mật.
Cho đến nay, nhiều tình tiết của vụ việc vẫn chưa được tiết lộ và đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ thường xuyên chỉ trích Ai Cập về việc cố tình lách lệnh trừng phạt để mua các vũ khí quân sự bị cấm từ Bình Nhưỡng.
Vụ việc cũng hé lộ phần nào về các mối giao thương toàn cầu trong lĩnh vực vũ khí của Triều Tiên. Đây cũng được xem là nguồn cung tài chính ngày càng quan trọng của chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong bối cảnh cộng đồng quốc tế liên tục gia tăng sức ép lên Bình Nhưỡng.
Đại sứ quán Ai Cập tại Washington cho biết nước này luôn “minh bạch” và sẵn sàng hợp tác với Liên Hợp Quốc trong việc phát hiện và xóa sổ các hoạt động buôn lậu tương tự với Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chức Mỹ chỉ ra rằng vụ vận chuyển vũ khí của tàu Triều Tiên chỉ bị đổ bể khi các cơ quan tình báo Mỹ phát hiện ra con tàu này và cảnh báo phía Ai Cập thông qua các kênh ngoại giao. Hơn nữa, cũng chính Washington đã thúc ép Cairo phải hành động để ngăn chặn tàu Triều Tiên.
Theo giới chức Mỹ, vụ tàu Jie Shun chỉ là một trong trong số các thương vụ bí mật khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump đóng băng hoặc trì hoãn gần 300 triệu tiền viện trợ vũ khí cho Ai Cập trong mùa hè này.
Hiện chưa rõ liệu Triều Tiên đã nhận được khoản tiền ước tính khoảng 23 triệu USD từ lô vũ khí bán cho Ai Cập trước khi bị bắt hay chưa. Tuy nhiên, vụ việc này cho thấy các hoạt động giao dịch ngầm giữa Triều Tiên với các nước đang là một trong những thách thức chính mà các nhà lãnh đạo thế giới phải đối mặt khi tìm cách trừng phạt Bình Nhưỡng.
Giới chuyên gia nhận định ngay cả khi Mỹ và các nước đồng minh liên tục siết chặt trừng phạt, chính quyền Triều Tiên vẫn âm thầm gặt hái lợi nhuận từ việc bán vũ khí thông thường giá rẻ và khí tài quân sự hạng nặng cho một nhóm các khách hàng tiềm năng như Iran, Burma, Cuba, Syria, Eritrea, hoặc thậm chí ngay cả các đồng minh của Mỹ như Ai Cập.
Thành Đạt
Theo Washington Post
Tổng thống Ai Cập trông chờ chân trời mới trong hợp tác với Việt Nam
Tổng thống Ai Cập nhấn mạnh nước này coi trọng tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, phải, đón Tổng thống Ai Cập đến thăm. Ảnh: Xuân Quý.
"Ai Cập đang duy trì mối quan hệ của tình hữu nghị và hợp tác với Việt Nam. Hai bên đã có quan hệ tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, phối hợp và hợp tác trong nhiều khía cạnh khác nhau trong suốt nhiều thập kỷ", Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi nhấn mạnh trong họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm nay nhân chuyến thăm đầu tiên của ông tới Việt Nam.
Trong hội đàm trước đó, Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Ai Cập đã thảo luận cách thức và phương tiện tăng cường quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Ông El-Sisi khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước, mong muốn phát triển hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa hai nước.
Lãnh đạo Ai Cập đã trao đổi với Chủ tịch nước Trần Đại Quang về các dự án lớn mà nước này đang thu hút đầu tư, công nghệ, đặc biệt là dự án khu kênh đào Suez. Đây được coi là tuyến đường quốc tế quan trọng trong ngành hàng hải cũng như thương mại thế giới.
"Tôi trông chờ một chân trời mới trong hợp tác giữa hai nước, đáp ứng nguyện vọng của hai nước", ông El-Sisi khẳng định.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của Ai Cập trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống giữa hai nước trong nhiều thập kỷ.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ nhau vì mục tiêu phát triển, vì sự phồn thịnh của nhân dân hai nước, vì hòa bình và ổn định ở khu vực và thế giới.
Việt Nam và Ai Cập cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, phấn đấu đạt kim ngạch thương mại đạt một tỷ USD trong thời gian tới. Chủ tịch nước cam kết tạo điều kiện để các doanh nghiệp Ai Cập xuất hàng hóa vào Việt Nam, hoan nghênh Tổng thống Ai Cập ủng hộ nhập hàng của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai Cập đã chứng kiến đại diện hai nước ký 9 văn kiện hợp tác về thương mại, đầu tư, vận tải đường biển, du lịch, văn hóa, hợp tác nghề cá, trong đó có Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam và Cơ quan quản lý kênh đào Suez của Ai Cập.
Hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác. Ảnh: Xuân Quý.
Khánh Lynh
Theo VNE
Liên Xô suýt tấn công hạt nhân, Anh, Pháp, Israel suýt bị thổi bay Đây là lý do Liên Xô suýt bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân năm 1956. Anh, Pháp và Israel vì thế mà suýt bị thổi bay... Theo National Interest, cuộc khủng hoảng nổ ra bắt nguồn từ việc Anh, Phap va Israel tiến hành cuộc xâm lươc nhăm chiêm kênh đào Suez năm 1956. Nó kết thúc sau khi Liên Xô...