Hành trình bão táp thoát “ổ dịch” của hơn 300 người Mỹ trên tàu ở Nhật
Được rời du thuyền Diamond Princess sau nữa tháng bị cách ly không có nghĩa mọi rắc rối đã chấm dứt với hơn 300 hành khách Mỹ.
Mỹ sơ tán gần 400 công dân khỏi du thuyền Diamond Princess trong đêm
Du thuyền Diamond Princess bị cách ly ở cảng của Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, sau hai tuần bị cách ly trên du thuyền Diamond Princess ở cảng Yokohama, Nhật Bản, tối 16/2, hơn 300 công dân Mỹ đã được rời tàu, lên máy bay về nước trong bối cảnh số người nhiễm virus corona trên tàu liên tục tăng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi rắc rối của họ được bỏ lại phía sau, mọi chuyện giống như phong ba chưa qua, bão táp đã tới. Họ phải trải qua một hành trình cũng gian nan không kém.
“Họ đã gửi cho chúng tôi hơn chục email khẳng định rằng chúng tôi sẽ không bị phong tỏa thêm nữa ngoài việc bị cách ly thêm 14 ngày khi trở về nước. Tôi vừa mất cả một tháng trời”, Karey Maniscalco, một hành khách Mỹ trên tàu Diamond Princess được sơ tán, cho biết.
Những hành khách khác như Gay Courter đến từ Florida bày tỏ sự biết ơn chính phủ Mỹ. “Tôi muốn đi đến nơi nào mà tôi cảm thấy an toàn và đó là dưới sự giám sát của chính phủ Mỹ. Tôi chỉ muốn cảm ơn Tổng thống Trump và chính phủ Mỹ… Đã có rất nhiều sự im lặng nhưng giờ đây chúng tôi nhận ra sự im lặng đã tạo ra một kế hoạch rất tốt”, Gay Courter nói.
Chuyến bay bão táp
(Ảnh: Reuters)
Khoảng 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn du thuyền Diamond Princess đã mắc kẹt trên con tàu tại cảng Yokohama ở Nhật Bản kể từ ngày 3/2 sau khi một hành khách từng lên tàu được chẩn đoán nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19), virus gây dịch viêm phổi cấp hiện đã khiến hơn 1.800 người ở Trung Quốc tử vong.
Kể từ khi bị cách ly hôm 3/2 đến nay, ít nhất 456 người trên tàu dương tính với Covid-19. Trong bối cảnh các ca nhiễm bệnh trên tàu liên tục tăng, các nước đã khẩn cấp lên kế hoạch sơ tán công dân của mình ở đây thậm chí trước thời hạn cách ly 19/2. Mỹ là quốc gia đầu tiên sơ tán công dân khỏi Diamond Princess.
Trong lúc hơn 300 công dân Mỹ chuẩn bị lên hai máy bay để trở về nước, một quan chức của Trung tâm Phòng và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) nói trước với họ rằng, đây sẽ không phải là một chuyến bay thông thường.
“Đây là một máy bay chở hàng 747 chuyển đổi. Do vậy, nó ít cách nhiệt hơn máy bay chở khách thông thường, nên hãy mặc thêm áo để giữ ấm”, quan chức của CDC trong trang phục bảo hộ nhắc nhở.
Trước khi lên máy bay, các hành khách phải trải qua hành trình nhiều giờ đồng hồ trên ô tô không có nhà vệ sinh từ cảng Yokohama đến sân bay ở Tokyo. Một nhân viên y tế đứng ở đầu xe và mặc đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân giống như bất cứ ai khi tiếp xúc với các hành khách bị cách ly trên tàu. “Chúng tôi chỉ đang chờ đợi. Tôi thực sự không biết chúng tôi đang chờ đợi điều gì”, Maniscalco cho biết.
Các hành khách Mỹ được sơ tán bằng 2 máy bay. (Ảnh: AFP)
Cuối cùng, các hành khách cũng được xuống ô tô và di chuyển vào sân bay Haneda ở Tokyo. Những tiếng reo hò đã xua tan bầu không khí mệt mỏi trước đó. Trên máy bay, họ vào những chỗ ngồi tạm thời với nhà vệ sinh tạm thời và không có cửa sổ hành khách. “Con yêu, đây là khoang hạng nhất đó”, một phụ nữ hài hước nói.
Trong hai chuyến bay này có cả 14 hành khách dương tính với Covid-19 song chưa có triệu chứng. Giới chức y tế Mỹ dường như chỉ biết được kết quả xét nghiệm này sau khi các hành khách đã lên ô tô và buộc đưa ra quyết định phút chót cho phép họ lên máy bay sơ tán về nước mặc dù 40 công dân Mỹ khác nhiễm Covid-19 buộc phải ở lại Nhật Bản để điều trị.
Các hành khách nhiễm bệnh được đưa vào một khoang đặc biệt trên chuyến bay, cách ly với những người còn lại. Tuy vậy, Maniscalco cho biết cô vẫn cảm thấy rất lo lắng cho sức khỏe của mình ngay cả khi đeo khẩu trang y tế.
“Không ai ở đây được nhân viên chính phủ liên bang hoặc bất kỳ chính phủ nào đo thân nhiệt. Vì vậy, tất cả chúng tôi ngồi chen chúc trong khu vực chật chội. Mọi người ngồi sát nhau. Nó có vẻ nguy hiểm”, cô nói.
Sau khi máy bay hạ cánh, Maniscalco mới cảm thấy tình hình lạc quan hơn. “Tất cả những người mà chúng tôi gặp là những người tốt bụng và chu đáo nhất. Họ biết chúng tôi nóng giận và sợ hãi, họ đã làm mọi việc có thể để chúng tôi cảm thấy thoải mái. Họ nói rằng họ biết chúng tôi đã trải qua thử thách lớn và chúng tôi đã căng thẳng như thế nào, và giờ chúng tôi đã an toàn”, cô nói.
Minh Phương Tổng hợp
Theo Dân trí
Vợ chồng Mỹ từ chối rời du thuyền Diamond Princess
Vợ chồng Matthew Smith từ chối sơ tán khỏi du thuyền Diamond Princess để lên máy bay về nước vì cho rằng sẽ an toàn hơn khi ở lại.
"Chính phủ Mỹ nói rằng họ đã điều máy bay tới đây và nếu chúng tôi không kịp lên phi cơ, chúng tôi sẽ mắc kẹt ở Nhật trong thời gian chưa xác định", luật sư Matthew Smith, người bị cách ly cùng vợ Katherine trên du thuyền Diamond Princess tại cảng Yokohama, Nhật Bản từ 4/2, viết trên Twitter hôm qua.
Smith tối 16/2 đăng những hình ảnh được ông chụp từ trên du thuyền, cho thấy những chiếc xe bus chở công dân Mỹ rời tàu để ra sân bay sơ tán về nước. "Thật đáng thất vọng khi chính phủ Mỹ quyết định phá rối việc cách ly mà chúng tôi đã duy trì trên tàu Diamond Princess", ông viết.
Smith nghi ngờ kế hoạch sơ tán của chính phủ Mỹ vì một số hành khách có thể đã nhiễm virus corona, dù họ đều được kiểm tra triệu chứng trước khi lên máy bay trở về nhà.
"Nếu chúng tôi ở lại trên tàu đến tuần tới, chúng tôi sẽ được xét nghiệm và có khả năng kết quả là âm tính. Thay vào đó, chính phủ Mỹ muốn đưa chúng tôi lên máy bay mà không xét nghiệm, đưa chúng tôi trở lại Mỹ cùng một nhóm người chưa được kiểm tra, sau đó buộc chúng tôi ở với họ thêm hai tuần cách ly sao? Việc này có nghĩa gì cơ chứ", Smith cho hay.
Hành khách trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly tại cảng Yokohama, Nhật Bản hôm 16/2. Ảnh: AFP.
Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản hôm qua gửi thư cho hành khách Mỹ và thủy thủ đoàn để thông báo về các chuyến bay sơ tán, thêm rằng đó là "cơ hội duy nhất cho những hành khách đủ điều kiện bay đến Mỹ cho đến ngày 4/3".
Smith cho biết hành khách trước đó đã yêu cầu đại sứ quán Mỹ trả lời liệu họ có nên rời đi hay không. Smith, người cập nhật thông tin hàng ngày về cuộc sống trên du thuyền bị cách ly, nói rằng nhân viên y tế Mỹ đã đến kiểm tra phòng của vợ chồng ông và tỏ ra ngạc nhiên khi biết vợ chồng ông chọn ở lại trên tàu.
Gần 400 hành khách Mỹ trên Diamond Princess hôm qua lên hai chuyến bay do Bộ Ngoại giao điều phối để về nước. Họ được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) kiểm tra và 40 người dương tính với virus corona đều không được lên máy bay.
Sau khi trở về, nhóm người này có thể sẽ được đưa đến căn cứ không quân Travis ở bang California để kiểm tra y tế. Một số người có khả năng phải ở lại Travis để cách ly bắt buộc trong 14 ngày. Những người khác có thể được chuyển đến căn cứ không quân Lackland ở bang Texas để kiểm dịch.
Ngoài Mỹ, Italy, Canada và Hong Kong cũng đang lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi du thuyền. Hành khách Anh trên tàu cho biết họ cảm thấy bị "bỏ quên" khi thấy các nước bắt đầu sơ tán công dân.
Dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện ở 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 1.775 người tử vong, 71.330 người nhiễm bệnh. Du thuyền Diamond Princess hiện ghi nhận 355 ca nhiễm bệnh, trở thành ổ dịch lớn thứ hai sau Trung Quốc.
Theo VNE
Thêm 70 người nhiễm COVID-19 trên du thuyền ở Nhật, Canada thuê máy bay rước về Số người nhiễm bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) trên du thuyền Diamond Princess đã tăng lên 355 người. Canada, Mỹ và Hong Kong đều công bố kế hoạch đưa máy bay tới sơ tán công dân. Một nhóm hành khách trên du thuyền Diamond Princess hôm 15-2 - Ảnh: AP Ngày 16-2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho...