Hành trình 75 năm từ tiền giấy đến tiền polymer, vén màn bí mật sự cố truyền thông tiền polymer 2006
Đồng tiền polymer những ngày đầu lưu thông vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của báo chí. Bản chất sự việc đã được thiếu tướng an ninh Nguyễn Đức Hiệt chia sẻ.
Tiền polymer gặp phải sự chỉ trích từ ngày đầu ra mắt
Nếu nói đến yếu tố bảo an của bộ tiền năm 1946 thì phải thừa nhận chúng quá sơ sài. Mà càng sơ sài thì chắc gì dân đã tin! Ấy thế mà vào thời kỳ đó, có lẽ cũng rất lạ vì không thấy tài liệu nào nói về đồng tiền này bị làm giả, mặc dù “thù trong giặc ngoài” vô cùng phức tạp. Phải chăng đồng tiền không bị làm giả là có phần vì sự yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân nước Việt vẫn luôn tin vào tiền Cụ Hồ cho nên đã giám sát giúp Chính phủ Cụ Hồ bảo vệ nó?
Các bộ tiền sau này, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt coi trọng đến yếu tố bảo an, mục đích là gây khó cho kẻ in tiền giả từ bất cứ đâu. Có một nhà báo từng viết “Đồng tiền khó làm giả sẽ làm tăng lòng tin của người dân với tiền, lớn hơn là với chế độ”. Đó chính là việc Bộ Chính trị đã sáng suốt cho chủ trương để Chính phủ giao ngành ngân hàng tiến hành nghiên cứu, tiến tới in tiền trên chất liệu mới – nhựa polymer.
Mãi 15 năm sau, Thiếu tướng an ninh Nguyễn Đức Hiệt, nguyên Cục trưởng Cục bảo vệ An ninh Kinh tế, Bộ Công an mới chịu “bật mí” sự cố động trời về tờ tiền polymer. Vì sao tờ tiền này sau khi phát hành lại bị báo chí “nện” tơi tả, chê rằng “giòn như bánh đa, gập vào vỡ vụn” và “nhoè nhoẹt khi gặp nước”… Điều này đã khiến Cục Bảo vệ An ninh Kinh tế của ông Hiệt, mà trực tiếp cũng lại là ông phải khẩn trương vào cuộc điều tra.
“Tôi thấy rất vinh dự, phải nói là rất tự hào khi được tham gia, đóng góp bảo vệ chung đồng tiền Việt Nam trong nhiều giai đoạn, trong đó có đồng tiền polymer năm 2003. Tôi thấy có sự không hài lòng ở đâu đó chứ không phải về vấn đề an ninh hoặc kỹ thuật. Chính vì thế, khi nghe tin tờ 50.000 đồng in trên chất liệu polymer đầu tiên phát hành mà nghe nói đã bị giòn, bị nhòe khiến tôi không khỏi giật mình, khó hiểu”, tướng Hiệt kể lại.
“Lúc đó tôi linh cảm thấy chuyện sẽ khá gay go. Tôi cũng chưa nói với các anh bên ngân hàng ngay. Tôi xuống bộ phận kế toán đổi lấy mấy tờ tiền mới tinh rồi về cho vào máy giặt của Thụy Điển để giặt thử xem có đúng như báo chí nói không.
Tôi bỏ một tờ trực tiếp vào máy, một tờ đút vào túi vải thô, một tờ đút vào túi áo mềm và cho máy hoạt động để xem xét mức độ hư hỏng của tiền sau khi bị quay trong máy giặt. Kết quả là tất cả các tờ tiền không bị nhàu nát, vẫn còn nguyên vẹn. Tờ bỏ trực tiếp vào máy nhìn kỹ có thấy bị nhòe, tờ đút vào túi vải thô và tờ đút vào túi áo mềm do độ ma sát khác nhau nên mức độ bị nhòe cũng khác nhau.
Sau khi thử nghiệm xong, tôi thấy nhòe là có thật, nhưng không phải tự nhiên nó nhoè. Tiền phải được bảo quản giữ gìn cẩn thận chứ không phải là để cho vào máy giặt. Nếu bỏ tiền cotton vào máy giặt như trên thì tiền cotton sẽ bị hỏng hầu như không dùng lại được, trong khi tiền polymer chỉ bị ướt thôi và vẫn dùng lại được, không bị hỏng, bị bỏ đi như tiền cotton”, ông Hiệt kể lại
Qua thử nghiệm, ông Hiệt thấy có hai điều đáng lưu ý như sau:
Điều thứ nhất, thực tế đã cho thấy tiền nào mà cho vào máy giặt thì cũng bị ảnh hưởng. Nếu là tiền giấy thì chắc chắn sẽ nát bươm, khỏi tranh luận, khỏi so sánh vì không thể lành lặn nổi như tiền polymer.
Video đang HOT
Việc thứ hai, theo ông Nguyễn Văn Toản, nguyên Cục phó Cục Phát hành và Kho quỹ kể lại, ngày đó, khi trả lời báo chí chất vấn về hiện tượng “nếu xoa mạnh tờ giấy trắng lên tờ tiền polymer thì nhìn thấy màu sắc của tờ tiền polymer trên tờ giấy trắng”, ông đã dùng một số tờ tiền USD, EURO để chứng minh các tờ tiền này cũng bị hiện tượng tương tự! Từ những thử nghiệm nói trên, rõ ràng việc nêu các nhược điểm của tờ tiền polymer là sự cường điệu.
Kỷ niệm thứ hai mà tướng Hiệt nhớ lại, đó là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (hồi đó là Thứ trưởng Bộ Công an) nói với ông: “Cậu chạy lên Văn phòng xem anh Ba (tức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) gọi hỏi cái gì rồi trả lời”.
Tướng Hiệt đến Văn phòng Thủ tướng thì gặp ông Lê Đức Thuý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tướng Hiệt kể lại: “Tôi hỏi có chuyện gì vậy anh Thuý?. Anh Thúy nói: Chắc là nghe dư luận tiền polymer có vấn đề về chất lượng nên Thủ tướng yêu cầu giải trình làm rõ, anh em mình cứ khách quan báo cáo”.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Hiệt, nguyên Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế , Bộ Công an
Tại buổi gặp, Thủ tướng yêu cầu báo cáo về những vấn đề mà báo chí nêu về tiền polymer, trong đó có các vấn đề hiện tượng tiền polymer bị “giòn như bánh đa, gập vào vỡ vụn” và “nhoè nhoẹt khi gặp nước”. Ông Hiệt đã giải trình và chứng minh với Thủ tướng những hiện tượng mà báo chí đưa tin là không đúng sự thật. Trên cơ sở thực tiễn của chất lượng tiền polymer, ông đã báo cáo đánh giá đây là đồng tiền có chất lượng tốt, rất bền, có nhiều ưu điểm. Về khả năng chống làm giả của tiền polymer, trên cơ sở hoạt động của công tác chuyên môn, ông Hiệt khẳng định với Thủ tướng tiền polymer có khả năng chống giả rất cao.
Không chỉ Thủ tướng, tại thời điểm đó, ông Hiệt biết các Đại biểu Quốc hội và các cơ quan khác của Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm, lo lắng về các vấn đề liên quan đến tiền polymer.
Có một thực tiễn nữa là, sau khi các đồng tiền polymer được đưa vào lưu thông, cơ quan Công an không phải bố trí lực lượng ở dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc chuyên làm nhiệm vụ chống tội phạm tiền giả như trước nữa. Những đồng tiền giả cũng rất khó lọt vào ngân hàng, kho bạc nhà nước như tiền cotton trước kia. Theo các cán bộ kho bạc, để thống kê tiền cotton giả sẽ chắc là không đầy đủ số liệu và mất nhiều công sức, nhưng với tiền polymer công việc sẽ dễ hơn nhiều.
Tướng Hiệt nói rằng hôm Thống đốc Lê Đức Thúy tổ chức họp về tiền polymer, ông biết dự buổi họp có một số người trong nội bộ Ngân hàng vì động cơ cá nhân tìm cách thông tin không đúng sự thật về chất lượng tiền polymer cho báo chí đưa tin. Với tư cách người phụ trách ngành An ninh Kinh tế ở Bộ Công an, ông đã có ý kiến rằng “việc in và phát hành tiền là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh quốc gia, nếu ai vụ lợi cung cấp cho báo chí các thông tin bí mật hoặc không đúng sự thật sẽ gây mất ổn định của đồng tiền Việt Nam, uy hiếp an ninh quốc gia, Bộ Công an sẽ xử lý theo pháp luật, Bộ Công an đã hết chỗ lùi rồi”.
Sau bữa đó, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đã gọi điện hỏi ông Hiệt: “Có đúng cậu nói thế không?” và cho rằng đây là phát biểu rất đúng đắn. Thủ tướng cũng đồng ý với ý kiến này của Bộ Công an. Nhiệm vụ của Công an Kinh tế là bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia về kinh tế, về tiền tệ, nhưng không có nghĩa là đóng chặt cửa, không đổi mới, bên cạnh bảo vệ những gì hiện có thì phải ủng hộ và bảo vệ những cái mới tiến bộ. Vì vậy, khi thấy chủ trương thay thế tiền vật liệu cotton bằng tiền vật liệu polymer là đúng đắn, tướng Hiệt và các cộng sự đã quyết tâm bảo vệ chủ trương này.
“Qua câu chuyện đó, tôi mới biết được khó khăn của nhà báo muốn đưa tin, đưa ý kiến của mình về những vấn đề nóng bỏng của xã hội, của đất nước, nhưng không dễ nhận được thông tin đúng sự thật và cũng rất dễ bị oan uổng”, tướng Hiệt tâm sự.
Tiền polymer phát hành năm 2005
Tướng Hiệt nhớ lại buổi tình cờ gặp vợ chồng Thống đốc Lê Đức Thúy ở ga Huế, ông Thuý có phàn nàn: “Khổ quá, chuyện này chưa hết thì đã có chuyện kia, báo chí đưa nhiều tin không đúng với thực tế quá, cơ quan công an phải có biện pháp chấn chỉnh đi chứ”.
“Khi đó tôi thấy sự nặng trĩu trong lòng của một vị thủ trưởng cấp bộ trưởng của nhà nước dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực hiện một nhiệm vụ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, nhưng lại phải chịu áp lực từ dư luận trái chiều, tôi rất buồn và áy náy vô cùng. Tôi biết chuyện một số báo chí lấy phải thông tin bị lệch lạc, méo mó, nên vô tình đã gây phiền muộn cho đồng chí thống đốc”, tướng Hiệt chia sẻ.
Tiền giả luôn xuất hiện trong mọi giai đoạn, từ chiến tranh ngoại giao, chiến tranh quân sự, đến khi kết thúc chiến tranh quân sự thì đến thời bình tiền giả vẫn còn xuất hiện bởi thế lực thù địch có ý định chống phá nước ta. Cho nên vấn đề tiền giả không chỉ là vấn đề tội phạm hình sự mà nó mang tính an ninh quốc gia.
Tiền giả ở Việt Nam rất nhiều nhưng “đỉnh cao” của nó là từ năm 1996 đến khoảng năm 2006. Trong hơn 10 năm này tiền giả xuất hiện phần lớn là tiền giấy cotton.
Vấn đề tiền giả Bộ Công An đã báo cáo lên Thủ tướng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rằng: tỷ lệ xuất hiện tiền giả ở tiền giấy polymer giảm hẳn so với tiền giấy cotton. Hơn nữa, người dân trong quá trình sử dụng tiền polymer đã phát hiện tiền giả dễ dàng hơn so với tiền cotton.(Tướng Nguyễn Đức Hiệt phát biểu tại một cuộc họp báo thời điểm năm 2006, khi sự cố in tiền rộ lên trên mặt báo. Nó đã được báo chí ghi hình và tác giả dẫn lại).
“Nghề của chúng tôi nói đúng ra thì ít người tin” – Tướng Nguyễn Đức Hiệt kể tiếp: “Tôi thường nói với anh em cấp dưới, khi tiếp nhận thông tin cần có bản lĩnh và tỉnh táo phân tích, xem xét về sự tin cậy của thông tin trước khi báo cáo, tránh tình trạng nhiễu loạn thông tin dẫn đến gây khó khăn cho thực hiện nhiệm vụ”.
Liên quan tới công tác an ninh tiền tệ, ngành công an còn có nhiệm vụ giám sát Ngân hàng Nhà nước hủy tiền. Trước kia, khi hủy tiền cotton phải hủy với số lượng rất lớn, quy trình phức tạp, điều kiện làm việc mất vệ sinh, ngành ngân hàng tốn nhiều nhân lực, ngành công an cũng phải có nhiều người giám sát, chi phí rất tốn kém.
“Tôi sang Bắc Kinh, họ cũng phải hủy tiền cotton như mình. Nhưng từ khi sử dụng tiền polymer, công việc hủy tiền giảm hẳn, số lượng người tham gia hủy tiền cũng giảm đi, do đó việc giám sát an ninh hủy tiền cũng được bãi bỏ”, tướng Hiệt cho biết.
Tướng Hiệt có biết một nhân viên mật vụ Mỹ đã từng sang Việt Nam hợp tác về lĩnh vực chống tiền giả, do nắm vững địa bàn Việt Nam nên được tham gia đơn vị bảo vệ Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam năm 2006. Chuyện trò về về tiền polymer, anh ta nói “các ông đã thành công trong lĩnh vực này”.
Tướng Hiệt nói rằng ông có rất nhiều kỉ niệm với công việc in tiền, như nguồn gốc tại sao công trình xây dựng Nhà máy in tiền Quốc gia có bí số là K.84; quá trình vận chuyển máy móc thiết bị từ Đức về phải thực hiện về ban đêm như thế nào; quá trình làm chủ công nghệ, vận hành máy móc thiết bị, đưa nhà máy vào hoạt động; quá trình cùng nhà máy thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Sau này ông Hiệt có tháp tùng các đồng chí lãnh đạo cấp cao đến thăm Nhà máy, các đồng chí hết sức ngỡ ngàng về sự tiến bộ của ngành in tiền nước ta.
Ngày 3/2/2021 là mốc kỷ niệm 75 năm đồng tiền giấy đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. 75 năm trước, với sự lãnh đạo tài tình, quả cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, với tinh thần yêu nước vô bờ bến của các tầng lớp nhân dân, chỉ bằng những cỗ máy in thô sơ, bằng chất liệu giấy cũng thô sơ là cây giang rừng, rơm, vỏ cây đay, thế hệ những người đi trước đã vượt qua vô vàn khó khăn, hiểm nguy để tự lực in và phát hành những đồng tiền giấy được gọi là “tiền Cụ Hồ”.
“Tiền Cụ Hồ” phát hành năm 1946
Chúng ta khâm phục sự vĩ đại, quả cảm của cha ông năm xưa và vui mừng trước sự lớn mạnh trưởng thành của công nghệ in tiền nước nhà hôm nay, trong đó có sự thành công của việc chuyển đổi chất liệu in tiền từ giấy cotton sang polymer. Thực tế đã chứng tỏ, tiền polymer vừa rất bền (từ 2,6 lần đến 4 lần tiền cotton), vừa an toàn (nếu như làm giả sẽ dễ phát hiện hơn nhiều), lại vừa đẹp…
Theo những tìm hiểu gần đây của tôi, trong vài năm gần đây, sau khi các tụ điểm buôn bán tiền giả tại khu vực biên giới Trung Quốc giáp Việt Nam bị chúng ta triệt phá, các đối tượng trong nước không còn nguồn mua tiền giả, một số đã ngừng hoạt động, lượng tiền giả thu giữ trong các năm 2017, 2018, 2019 giảm mạnh. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, qua Kho bạc năm 2017 giảm 68,77% , năm 2018 giảm 51,8%, năm 2019 giảm 48,6%. 2019 cũng là năm có lượng tiền giả thu giữ thấp nhất trong 5 năm qua.
Chặng đường đảm bảo an ninh tiền tệ được coi là “khắc tinh”của tội phạm như hôm nay là cả một quãng đường dài trong đó chúng ta đã dám đi tắt đón đầu mặc dù đầy khó khăn và chông gai. Chúng ta cũng rất tự hào về những gì đã làm được. Thành tựu đó cũng không chỉ là của Việt Nam nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng, mà dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị , Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước … trong đó có ngành in và phát hành tiền, tất cả đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử của mình.
Cách tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh trên tiền
Tiền được biết là vật trung gian mang nhiều mầm bệnh, có thể lây lan vi trùng từ người này sang người khác, theo trang tin Insider.
ẢNH: Ngọc Thắng
Theo tài liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), một số vi rút có thể sống đến 72 giờ trên tiền, do đó mọi người cần cẩn thận khi tiếp xúc với tiền mặt.
Bác sĩ Charles Bailey, Giám đốc bộ phận phòng chống nhiễm trùng thuộc Tổ chức Y tế Providence St.Joseph Health (trụ sở tại Washington, Mỹ), cho biết: "Tiền đóng vai trò như một vật trung gian mang và lây lan nhiều mầm bệnh. Sau khi chạm vào tiền, bạn có thể truyền mầm bệnh cho chính mình, cho người khác hoặc lây lan vi trùng ra các khu vực công cộng như núm cửa, nút thang máy, màn hình và nút bấm của máy ATM...".
Một số cách loại bỏ mầm bệnh trên tiền được biết là khử trùng chúng bằng tia UV và nhiệt độ cao trên quy mô lớn, ở phạm vi hộ gia đình thì dùng chất khử trùng làm sạch bề mặt từng tờ tiền. Tuy nhiên, bác sĩ Bailey nhận định đây đều là những cách không tối ưu.
"Việc cố gắng làm sạch từng tờ tiền là kém khả thi hơn nhiều so với việc chủ động rửa tay sau khi tiếp xúc với chúng", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.
Cùng nhận định này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết giải pháp tốt nhất để đối phó với khả năng nhiễm khuẩn từ tiền là rửa tay thật sạch sau khi có tiếp xúc bề mặt với chúng.
Tặng bó hoa "đặc biệt" ngày phụ nữ Việt Nam có bị phạt tiền? Gần đến ngày 20/10, những bó hoa làm từ tiền giấy, polymer với nhiều mệnh giá được rao bán trên mạng xã hội. Liệu điều này có vi phạm pháp luật và bị phạt? Vào các ngày lễ lớn trong năm như 20/10, không khó để bắt gặp những tờ tiền mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000, 10.000... thậm chí cả những tờ có...