Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại
Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.
Lão nông Triệu Tiến Ích sinh năm 1953, ở thôn Lại Du, xã An Thượng, huyện Hoài Đức. Sau khi rời quân ngũ trở về, bắt tay vào làm kinh tế, dù xoay xở nhiều nhưng điều kiện kinh tế gia đình ông vẫn còn khó khăn. Không cam chịu đói nghèo và nhận thấy đồng đất quê hương có giống nhãn ngon, ông Triệu Tiến Ích đã quyết tâm nghiên cứu để bắt giống cây đặc sản này ra hoa đậu quả trái mùa từ năm 1994.
ÔngTriệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình
Ông Ích chia sẻ, do lúc đầu chưa có kinh nghiệm, những cây nhãn được ươm trồng có tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc cũng có khi cây đậu quả rồi lại rụng. Dù rất tốn công, tốn của nhưng không nản chí, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu chiết ghép, tìm hiểu kỹ thuật của các chuyên gia, cũng như học hỏi kinh nghiệm trong dân gian để thực hiện ý tưởng. Cuối cùng, ông chọn được 7 giống nhãn lồng cùi chín và đặt theo tên chữ viết tắt của tên mình là TI11 đến TI17. Trong đó, đã có 2 giống được cấp có thẩm quyền thành phố chấp nhận, bảo hộ và cho phát triển đại trà.
Khi làm chủ được cây nhãn chín muộn, ông Triệu Tiến Ích đã mua và thuê thầu của xã An Thượng hơn 2 ha đất nông nghiệp, trồng hơn 800 cây nhãn chín muộn. Hiện mỗi năm gia đình ông cung cấp ra thị trường từ 6 – 7 vạn cây nhãn giống chín muộn và trên 20 tấn quả nhãn chín muộn. Giống nhãn chín muộn được bán với giá cao gấp 2 – 3 lần chính vụ.
Ông Ích còn giúp đỡ miễn phí cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn chín muộn; là người khởi xướng và đứng ra thành lập Hội sản xuất, kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức. Không những thế, nhãn hiệu tập thể “Nhãn chín muộn Hoài Đức” đã được xuất khẩu khoảng 900 kg sang Mỹ thăm dò thị trường. Nếu thành công, sẽ mở ra triển vọng cho sản phẩm nhãn muộn Hoài Đức.
Đối với thị trường trong nước, giống nhãn chín muộn được xác định là 1 trong 4 cây ăn quả đặc sản của Thủ đô và đang được thành phố tập trung phát triển mở rộng. Đặc điểm của nhãn chín muộn là quả to, màu vàng sáng, mỏng vỏ, cùi dày, ăn giòn thơm, dễ tiêu thụ với giá bán ổn định. Với diện tích khoảng 100 ha. Mỗi ha nhãn muộn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Ông Nguyễn Văn Thủy, hội viên Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức cho biết, giống nhãn chín muộn của trang trại đã giúp thu nhập bà con tăng lên từ 6 – 7 lần so với trồng lúa và các loại cây ăn quả khác. “Bác Ích là người năng nổ, nhiệt tình, quán xuyến công việc của Hội và có nhiều sáng kiến cho hoạt động Hội”, ông Thuỷ nói.
Video đang HOT
Theo_24h
Nghề kỳ lạ, nhàn hạ mà "hái ra tiền" đã đến Việt Nam
Hẳn nhiều người sẽ phải há hốc miệng ngạc nhiên vì không ngờ công việc kỳ lạ này có thể giúp "hái ra tiền" đều đặn.
Nghề "hái ra tiền", "khát" người làm
Đó là nghề phân loại giới tính gà. Nghe có vẻ lạ, nhưng người làm nghề này ở nhiều nước như Anh, Pháp, Trung Quốc... và ở cả Việt Nam đều có mức thu nhập cao ngất ngưởng.
Phân loại giới tính gà là công việc được trả lương rất cao.
Có nhiều phương pháp để xác định giới tính gà như thông qua lông cánh, thông qua màu lông trên lưng gà, xác định giới tính qua lỗ huyệt... Trong đó, phương pháp cho kết quả chính xác nhất và được nhiều nước áp dụng là xác định giới tính gà qua lỗ huyệt.
Phương pháp này được sáng tạo vào năm 1933 bởi người Nhật Bản. Phát minh này đã làm chấn động ngành công nghiệp gia cầm ở Nhật và đưa xứ sở này trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chăn nuôi.
Ngay sau đó, các nhà nhân giống gia cầm phương Tây đã thuê những người được đào tạo ở Nhật Bản về làm hoặc cử người đại diện đến đất nước này để học tập
Ở nước Anh, mỗi năm, người lao động phân loại giới tính gà sẽ nhận mức lương là 40.000 bảng - tương đương 1,3 tỉ đồng.
Hiện nước Anh chỉ có khoảng 100-150 người làm công việc này (Ảnh: Incognito)
Còn ở Việt Nam, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam khẳng định, nghề phân loại giới tính gà cũng đã xuất hiện.
Nhưng hiện rất ít người biết đến nghề này, đặc biệt, rất hiếm người có thể chọn được gà bằng phương pháp nhìn qua lỗ huyệt. Chính vì thế, dù nhu cầu cao, mức thu nhập khá hậu hĩnh, nhưng hiện nghề này vẫn rất "khát" người làm.
"Muốn thành nghề, phải có chuyên gia đào tạo. Hơn nữa, có làm được hay không còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Hầu hết các trang trại, lò ấp ở Việt Nam đang thiếu người và phải thuê người chọn gà", ông Trúc cho hay.
Ông Nguyễn Văn Ái, chủ một trang trại ở xã Hòa Tiến (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) tiết lộ, mỗi tháng ông phải chi tới gần 30 triệu đồng để thuê người chọn giới tính gà.
"Tôi phải thuê người vì công việc này cũng khá khó khăn. Trang trại của tôi cung cấp gà theo nhu cầu của các đại lý. Có đại lý mua gà để đẻ trứng, có đại lý mua gà để thịt. Gà chọn ra sẽ có những phương pháp chăm sóc khác nhau để có mức lợi nhuận cao nhất", ông Ái nói.
Phân loại gà qua lỗ huyệt có độ chính xác cao
PGS. TS Nguyễn Duy Hoan, Giám đốc Trung tâm Học liệu - nguyên Trưởng khoa Khuyến nông và Phát triển Nông thôn (ĐH Thái Nguyên), người có hàng chục năm nghiên cứu về các phương pháp chọn giống gia cầm cho biết, phương pháp lựa chọn giới tính gà qua lỗ huyệt có tỉ lệ chính xác cao và hiện được nhiều lò ấp ở Việt Nam áp dụng.
Để phân loại được giới tính, yêu cầu trước tiên phải là gà mới nở sau vài giờ, chưa được cho ăn.
"Hiện nhiều trang trại dùng đũa thủy tinh gạt lỗ huyệt để phân loại giới tính. Đây là đũa chuyên dùng cho công việc này. Dùng đũa thủy tinh sẽ dễ xác định bộ phận sinh dục gà hơn", ông Hoan nói.
Ông Hoan cũng cho biết, học phân loại giới tính gà không quá khó, nhưng với những người có năng khiếu làm sẽ nhanh hơn. Người thành thạo nghề trung bình mỗi giờ phân loại được từ 500 - 1.000 con gà. Những người không có kỹ năng sẽ làm chậm, làm gà chết nhiều và độ chính xác thường thấp.
Vị phó giáo sư này cũng cho hay, hiện có hai cách phổ biến để phân loại gà là xem trực tiếp qua lỗ huyệt và lai tạo theo đặc điểm giới tính.
Việc lai tạo gà theo đặc điểm giới tính là tận dụng những đặc trưng gắn liền với giới tính gà. Lai tạo làm sao để gà trống và gà mái khác nhau một cách rõ rệt. Ví dụ, sau lai tạo có thể phân biệt gà qua màu lông ở lưng. Hoặc có một cách phố biến là dựa vào tốc độ phát triển của lông cánh. Thông thường, lông cánh của gà mái sẽ mọc nhanh hơn gà trống. Trong vòng 24 giờ đồng hồ, lông ống ở cánh gà mái sẽ dài, so le. Còn gà trống mọc chậm, ngắn và đều.
"Phương pháp xác định giới tình gà trực tiếp qua lỗ huyệt có độ chính xác cao, lên đến 98% và áp dụng được cho tất cả các loại gà. Thông thường, học viên phải tham dự các khóa huấn luyện và thực hành nhiều lần mới thành thạo được", ông Hoan cho biết.
Hiện không ít nông dân Việt Nam đã trở nên giàu có nhờ công việc chọn giới tính gà. Chị Nguyễn Thị Dung (SN 1986, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) là một trong những người đó. Dù chỉ phân loại gà quay vòng tại một số trang trại ở tỉnh Bắc Ninh, huyện Hoài Đức, huyện Đông Anh (Hà Nội), chị Dung vẫn có thể kiếm từ 50 đến 90 triệu đồng mỗi tháng.
Theo Ong Lý
Dân Việt
Khói rơm bao phủ nhiều khu dân cư ở Hà Nội Sau mùa gặt, người dân ngoại thành Hà Nội lại đốt rơm để giải phóng ruộng đồng. Khói theo gió tràn tới một số ngôi làng ven đô, đại lộ Thăng Long làm cản trở tầm nhìn. Những ngày này, các huyện ngoại thành Quốc Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thạch Thất chuẩn bị kết thúc mùa gặt. Những phần rơm vừa gặt...