Hành trình 13 năm săn tội phạm ấu dâm ở Phnom Penh
Một tổ chức phi chính phủ ở Phnom Penh suốt 13 năm qua đã theo dõi những người đàn ông phương Tây và Trung Quốc tới mua bán và lạm dụng tình dục trẻ em ở Campuchia.
Một người đàn ông trung niên phương Tây đi bộ, nắm tay một cậu bé bản xứ ở Phnom Penk. Chỉ một báo cáo về hành vi khả nghi này cũng đủ để tổ chức APLE bắt đầu điều tra. Ảnh: APLE
Một chiều thứ bảy, phố phường Phnom Penh ầm ĩ bởi tiếng còi xe giữa các làn giao thông hỗn loạn. Sau khi bình tĩnh lái xe vọt qua một ổ gà lớn, người tài xế chở Paul Kay, phóng viên Post Magazine quẹo trái vào một con hẻm yên tĩnh đầy quán bar và nhà hàng.
“Một kẻ buôn người thường đưa các cô gái Việt Nam sang Campuchia hay ngồi ở quán cà phê đằng kia”, Tim Huon, trưởng nhóm điều tra tội phạm ấu dâm của tổ chức phi chính phủ Action Pour Les Enfants (APLE) cho biết.
“Chúng tôi biết rõ hắn làm gì nhưng không đủ bằng chứng”, Huon nhún vai nói.
Mặc dù trong quán cà phê không có người, nhưng Kay vẫn nán lại nhìn một lúc rồi mới quay lại trung tâm thủ đô đông đúc. Họ chỉ có vài giờ mà Huon còn nhiều địa điểm muốn chỉ cho Kay xem.
Huon làm việc cho APLE hơn 10 năm. Công việc của anh là điều tra tội phạm ấu dâm khả nghi, thu thập đủ bằng chứng để báo cảnh sát bắt giữ. Anh thường đi cùng họ trong các cuộc “đột kích và giải cứu” và từng có mặt trong một số vụ bắt giữ quan chức cấp cao như cựu cố vấn chính phủ Anh Michael Leach năm 2010.
Điều tra
Ngồi trên xe, Huon cho Kay xem quyển ghi chú và nhiều hình ảnh có liên quan tới những vụ anh đang điều tra. Vụ đầu tiên là một giáo viên người Anh khoảng 30 tuổi, bị tình nghi theo đuổi trẻ em gái ở trường học mà cháu nhỏ nhất mới 5 tuổi. Trong sổ dán đầy ảnh chân dung các bé gái tươi cười được cho là mục tiêu của tay giáo viên, cũng như ảnh chụp từ camera bí mật một bé gái 5-6 tuổi xuất hiện ở bể bơi một cách bất thường.
Tuy nhiên, Huong cho biết, những bằng chứng thu được chưa đủ để cảnh sát hành động, trong khi trường học bị nghi ngờ nói trên từ chối hợp tác. Thậm chí khi họ cố bày tỏ lo ngại với hiệu trưởng, ông ta còn sử dụng quan hệ với chính quyền để ngăn chặn điều tra.
Những bức hình chụp xa, chụp gần, có ảnh khiến người ta buồn nôn, dày đặc trong quyển sổ. Huon lật sang trang ghi chép về một người đàn ông Mỹ trung niên, viện trợ cho một gia đình địa phương vài năm nay để lạm dụng 4 cô con gái của họ, tuổi từ 6 – 14. Để có tiền thuê nhà, trả tiền điện nước và thực phẩm, người mẹ và người bà đã làm ngơ cho kẻ lạm dụng. Kiểu gia đình đồng lõa với tội phạm thế này, theo Huong, cực kỳ phổ biến trong xã hội Campuchia ngày nay.
APLE được thành lập năm 2003 tai Phnom Penh bởi một người Pháp có tên Thierry Darnaudet, với mục đích giúp giải quyết nạn tội phạm tình dục ngoại quốc nhằm mục tiêu vào trẻ em Campuchia ngày càng gia tăng. Tại đất nước vẫn còn chịu nhiều hậu quả nặng nề do ảnh hưởng từ thời Khmer Đỏ nắm quyền trong giai đoạn 1975 – 1979, đói nghèo, tham nhũng và cảnh sát thiếu trang bị đã khiến Campuchia trở thành cục nam châm thu hút du lịch tình dục, đặc biệt là tội phạm ấu dâm.
Tại Campuchia có nhiều tổ chức từ thiện cho trẻ em, bao gồm tổ chức Bạn bè Quốc tế và Trung tâm Bảo vệ Quyền Trẻ em Campuchia. Tuy nhiên, mục tiêu và cách thức hoạt động của APLE có đôi chút khác biệt với những tổ chức này.
Ngoài việc cung cấp hỗ trợ về xã hội, y tế và tâm lý cho nạn nhân, APLE đóng vai trò tích cực trong việc bắt giữ tội phạm bằng cách tự điều tra và thu thập bằng chứng để buộc cảnh sát hành động. Tổ chức này cũng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong các phiên xét xử.
APLE đã đào tạo một đội ngũ điều tra chuyên nghiệp, chuyên phát hiện, theo dõi và biên dịch các chứng cứ về tội phạm du lịch tình dục. Họ điều tra bằng nhiều phương thức như giám sát bí mật, thuyết phục các lái xe tuk tuk, nhân viên quán rượu, thưởng tiền cho trẻ lang thang để báo cáo những kẻ có hành vi đáng ngờ, thậm chí là kết bạn với kẻ tình nghi để thu thập thông tin. Phương pháp này không chính thống nhưng lại tỏ ra hữu hiệu.
Theo thống kê của tổ chức này, từ năm 2013 tới năm 2016, họ đã xác minh được 263 tội phạm tình dục và giải cứu 793 nạn nhân.
“Công tác hành pháp ở Campuchia cần những tổ chức như APLE hỗ trợ về mặt chuyên môn và kinh nghiệm”, Seila Samleang, giám đốc điều hành APLE cho biết.
“Từ khi APLE thành lập tới nay, lực lượng cảnh sát lúc nào cũng trong tình trạng thiếu hụt. Ngoài ra, nhiều loại hình tội phạm ấu dâm mới cũng theo con đường du lịch vào đây, gây thách thức lớn cho cảnh sát Campuchia”.
Theo nghiên cứu công bố hồi tháng 5 của mạng lưới bảo vệ trẻ em quốc tế ECPAT, 75% người dân địa phương có liên quan tới các vụ lạm dụng tình dục trẻ em ở Campuchia. Tuy nhiên, APLE đặt trọng tâm vào việc theo dõi người nước ngoài chứ không phải người bản xứ.
Đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng cao nhất là trẻ đường phố và mồ côi, cũng như trẻ đi bán hàng rong như hoa, thuốc lá và kẹo cao su tại các khu vực đông khách du lịch vào buổi tối, Khemreth Vann, điều phối viên cộng đồng ChildSafe kiêm cán bộ bảo vệ trẻ em của tổ chức Bạn bè Quốc tế có trụ sở ở Phnom Penh cho biết.
Video đang HOT
“Họ đang làm rất tốt, sử dụng kỹ năng của mình để theo dõi các đối tượng khả nghi tại những nơi mà mà cảnh sát không thể tiếp cận cho tới khi được APLE thông báo”, Vann nhận xét. “Hầu hết các vụ lạm dụng được truy tố thành công dựa trên bằng chứng đầy đủ mà APLE thu thập và chuyển giao cho chính quyền”.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã đủ bằng chứng, bánh xe công lý vẫn chuyển động chậm chạp ở Campuchia. Do thiếu nguồn lực, thiếu kỹ năng hoặc tham nhũng, cảnh sát phản ứng rất chậm khi được APLE thông báo.
Huon đề cập tới vụ một sĩ quan quân đội cấp cao bị APLE theo dõi trong thời gian dài mới được cảnh sát miễn cưỡng điều tra. Còn Seila Samleang phàn nàn cảnh sát thường không muốn điều tra nghi phạm do APLE xác minh nếu thiếu bằng chứng không thể chối cãi.
“Rất phức tạp, việc điều tra thì dài mà rất nhiều vụ chúng tôi cần nguồn lực tài chính vững chắc để theo đuổi. Vì thế, cảnh sát không muốn hành động là một trong những thách thức lớn. Ngoài ra, khi chúng tôi đưa vụ án ra tòa, những thông tin do APLE cung cấp không phải lúc nào cũng được chấp nhận, vì thế chúng tôi phải thông qua cảnh sát – lực lượng phải tự mở cuộc điều tra thu thập chứng cứ riêng”, Seila Samleang nói.
Seila Samleang, người ngồi gần rèm cửa bên phải, giám đốc APLE ở Campuchia họp với các quan chức hành pháp Campuchia tại Phnom Penh. Ảnh: APLE
Nhiệm vụ của APLE còn khó khăn hơn vì việc tổ chức này thành công đã khiến tội phạm ấu dâm thay đổi hình thức phạm tội.
“Du lịch tình dục rút vào trong vòng bí mật và ngày càng có tổ chức”, Seila Samleang nói. “Chúng không lộ diện ở nơi công cộng như trước, vì thế việc điều tra phải tốn nhiều công sức hơn”.
Tội phạm ấu dâm phương Tây có thể dễ gây sự chú ý nhưng loại hình tội phạm mới có tổ chức mà đa số do người châu Á thực hiện, lại khó phát hiện hơn, theo Seila Samleang.
“Người Trung Quốc có xu hướng nhằm vào các nhà chứa lạm dụng tình dục trẻ em, có thỏa thuận trước với bọn buôn người, vì thế đến cả cảnh sát cũng rất khó phát hiện”.
Còn một vấn đề khác, theo Khemreth Vann, đó là những nơi trẻ em dễ bị tổn thương nhất lại ở chính những nơi tưởng như bảo đảm an toàn cho trẻ như trại mồ côi hay các tổ chức phúc lợi.
“Thông qua con đường trại trẻ mồ côi hoặc thiện nguyện, tội phạm tiềm năng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với trẻ em”, ông nói.
APLE đã hỗ trợ bắt giữ hơn 20 người làm việc trong các tổ chức bảo vệ trẻ em, còn 17 trong số 71 cơ sở chăm sóc trẻ em trong khu dân cư đã bị đóng cửa theo các chứng cứ lạm dụng tình dục mà APLE thu thập được từ năm 2012 tới 2015.
Khó khăn
Ngay cả APLE cũng bị tai tiếng. Năm nay, Hang Vibol, giám đốc đầu tiên của APLE, người nghỉ việc năm 2004, đã bị kết tội lạm dụng tình dục 6 trẻ em trong thời gian từ 2009 tới 2014 tại một trại trẻ mồ côi ông ta điều hành ở Phnom Penh. Vibol bị kết án ba năm tù giam, biện hộ mình vô tội và bị người sáng lập tổ chức Darnaudet cài bẫy sau khi đệ đơn kiện ông này tội lạm dụng năm 2013. Đơn kiện Darnaudet sau đó được chính quyền bác bỏ.
Sau vụ Hang Vibol, uy tín của tổ chức bị tổn hại. Tuy nhiên, Seila Samleang cho biết “APLE chỉ thực hiện đúng tôn chỉ của mình, bất kể kẻ tình nghi là ai, có quyền lực cao thế nào, là quan chức chính phủ hay cảnh sát, bác sĩ, giám đốc NGO… những kẻ lạm dụng trẻ em sẽ phải ra công lý”.
APLE hiện có 44 nhân viên ở Campuchia và tốn hơn 500.000 USD mỗi năm để hoạt động. Việc tìm kiếm nguồn tài trợ hết sức khó khăn do tính chất công việc.
“Đọc báo cáo về có bao nhiêu trẻ em tốt nghiệp tiểu học dễ chịu hơn nhiều so với đọc báo cáo có bao nhiêu trẻ bị lạm dụng tình dục và số lượng tội phạm ấu dâm đang bị điều tra”, Sarah Cottee, cựu quản lý chương trình Mối nguy với Trẻ em của quỹ AMD Capital cho biết. Quỹ này đã tài trợ cho APLE từ giữa năm 2011 tới nay.
“Không may là nhiều nhà tài trợ sẽ bỏ qua những tổ chức như APLE trước khi hiểu được tầm quan trọng của công việc họ đang làm cũng như tác động xã hội của nó”.
Gái bán dâm ở Svay Pak. Chủ chứa sẽ bán trinh trẻ em cho người nào trả giá cao nhất. Ảnh: James Thompson
Huon thích kể về những thành tựu tổ chức đạt được. Anh nhớ lại cho tới tận năm 2005, Svay Pak, một xóm ổ chuột vẫn còn đầy những nhà chứa trẻ vị thành niên công khai kinh doanh mà không thèm che giấu. Trẻ em ở trong những túp lều tồi tàn có cửa nhỏ để trốn khi cảnh sát tới. Kẻ ấu dâm tay trong tay đi bộ với trẻ em vào ban ngày. Bây giờ, hoạt động trắng trợn này đã ít hơn nhiều.
Một phần của thành công này không chỉ nhờ đội điều tra của APLE, mà còn nhờ chương trình giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao ý thức của người dân để phát hiện tội phạm. Thiếu hiểu biết, mất lòng tin vào cảnh sát, thậm chí là xấu hổ do yếu tố tâm lý xã hội, là các nguyên nhân khiến việc phát hiện kẻ tình nghi và lạm dụng trẻ em không được trình báo. APLE dành nhiều công sức để phổ biến kiến thức cho người dân, giúp họ tự tin nói ra sự thật.
“Người dân có kiến thức và hiểu biết nhiều hơn, có kỹ năng tốt hơn để bảo vệ bản thân khỏi bị lạm dụng”, Seila Samleang nói. “Còn các cộng đồng địa phương đã nhận thức được kẻ khả nghi thông qua các biểu hiện như theo đuôi và chọn lọc để trình báo”.
Công tác bảo vệ trẻ em đã có nhiều bước tiến tích cực, Huon cho biết. Nhiều cơ quan thực thi luật pháp nước ngoài đã cùng APLE tham gia vào việc theo dõi kẻ tình nghi du lịch tới Campuchia, cảnh sát địa phương cũng hợp tác nhiều hơn với tổ chức. APLE bây giờ thường xuyên làm việc với cơ quan luật pháp các quốc gia và những tổ chức quốc tế như Interpol.
“Tôi rất vui được thông báo với anh rằng việc hợp tác với APLE đem lại nhiều thành công tốt đẹp”, một sĩ quan cảnh sát Bỉ viết trong thư cảm ơn năm 2013 về một vụ tội phạm quốc tịch Bỉ. “99% yêu cầu hành động điều tra được thực hiện, nhiều hơn kỳ vọng của chúng tôi, xét về sự phức tạp trong vụ án”.
Hồi tháng 5/2011, đại diện văn phòng FBI tại Los Angeles, Mỹ, đã khen ngợi công việc của APLE trong việc đưa tội phạm người Mỹ ra xét xử: “Trong nhiều vụ, nhân viên của APLE đã hết sức nhiệt tình, sẵn lòng bảo vệ trẻ em bằng mọi giá và đưa những kẻ làm hại các em ra xét xử trước pháp luật”.
Theo Khemreth Vann, một thành công nữa là công tác bảo vệ trẻ em đã bắt đầu thay đổi ở cấp chính phủ tại Campuchia.
“Chính phủ đã thực sự nhận thức được vấn đề và sẵn lòng hợp tác để hành động, tạo ra môi trường bảo vệ trẻ em, nơi các em có thể an tâm phát triển”.
Sau 13 năm hoạt động và đạt nhiều thành tựu, APLE cho biết tổ chức vẫn luôn duy trì mục tiêu trở thành cầu nối giữa nhu cầu của nạn nhân và năng lực của cảnh sát. Họ muốn chuyển trọng tâm từ điều tra sang hỗ trợ pháp lý và tiếp cận cộng đồng.
“Theo kế hoạch chiến lược 5 năm mà bắt đầu từ năm nay, chúng tôi sẽ lùi bước từ việc trở thành một tổ chức tiền tuyến trong đấu tranh chống lạm dụng trẻ em sang làm việc chặt chẽ hơn với lực lượng hành pháp. Chúng tôi sẽ huấn luyện, đào tạo năng lực cho họ, cũng như trợ giúp pháp lý và phát triển một lực lượng đặc nhiệm chung để APLE có thể tham gia hỗ trợ các vụ đột kích và giải cứu”, Seila Samleang nói.
“APLE sẽ để cảnh sát làm tiếp những gì tổ chức đã làm trong 13 năm qua, chẳng hạn như theo dõi và giám sát, tiếp cận trẻ em”.
Trẻ em bán hàng rong tại các khu vực đông khách du lịch ở Phnom Penh là đối tượng dễ bị tội phạm ấu dâm lạm dụng. Ảnh: APLE
Tiếp tục
Trở lại với Kay đang ngồi trên xe, Huon nói thêm về gia đình Campuchia được kẻ lạm dụng người Mỹ viện trợ. Cô con gái lớn đã thoát ly gia đình. Huon hy vọng cô bé sẽ sẵn sàng ra mặt tố cáo kẻ lạm dụng để hắn bị bắt giữ.
“Để xem chúng tôi có bắt được hắn không”, anh nói.
Chiếc xe đi tới đại lộ Samdach Sothearos, con đường bụi bặm trải dài ven sông. Bên kia đường là hàng dãy cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, nhà trọ giá rẻ và tiệm cà phê phục vụ khách nước ngoài.
Kay và Huon dừng xe, bước vào một con hẻm. Trong khi Kay tim đập thình thịch, mắt nghi ngờ dõi vào từng cánh cửa thì Huon bước đi thoải mái nhưng vẫn giữ đôi mắt sắc bén liếc từng chi tiết trong ngõ.
Sắp tới cuối ngõ, Huon dừng lại trước một cánh cửa bên phải. Trong nhà có hai phụ nữ Campuchia, một người trung niên và một người già mặt đầy nếp nhăn. Họ đang nói chuyện với nhau thì người lớn tuổi ngước miệng gắn hai cái răng vàng lên nhìn Huon khi anh hỏi đường bằng tiếng Khmer.
Trong lúc Huon hỏi thăm thì Kay nhìn xuống, thấy một bé gái gày gò khoảng 5 – 6 tuổi, người mặc chiếc váy nhem nhuốc màu hồng đứng phía sau người phụ nữ lớn tuổi hơn mà Kay đoán là bà. Cháu bé túm chân váy bà, tò mò và thận trọng nhìn Kay. Anh mỉm cười trấn an bé cho tới lúc Huon nói chuyện xong và hai người rời đi.
“Đó là gia đình tôi vừa kể với anh”, Huon nói. Kay ngoái lại và bắt gặp ánh mắt chăm chú của bé trước khi hai người rẽ ra phố, nơi khách du lịch ba lô mặc áo phông và quần rộng thùng thình đang đi lại trong ánh nắng chiều chói chang.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Tội phạm ấu dâm khó che giấu thân phận trong nhà tù Mỹ
Các tội phạm ấu dâm thường cố giấu tội danh của mình khi ở trong tù để tránh bị các tù nhân khác đánh đập, hành hạ, nhưng điều này không hề dễ dàng.
Nhiều tội phạm ấu dâm ở Mỹ đã bị giết hại dã man hoặc trầm cảm tới mức phải tự tử
Tại Mỹ, tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em bị số đông tù nhân coi là tội đáng khinh nhất và thường là mục tiêu của các băng nhóm tù nhân bạo lực. Chúng thường xuyên đánh đập, tống tiền và đôi khi giết người phạm tội ấu dâm.
Thông thường, nếu bị nhốt chung với các tù nhân khác, phạm nhân ấu dâm sẽ muốn che giấu tội danh của mình, nhưng điều đó hoàn toàn không dễ dàng.
Nhiều người cho rằng, các nạn nhân cũng như tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em thường xuất phát từ các tầng lớp xã hội thấp kém với thu nhập thấp. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Trên thực tế, tội phạm ấu dâm thường là những người có giáo dục và khó hòa nhập được với môi trường tù nhân phần lớn ít học. Họ thường nổi bật lên theo cách nào đó và khơi dậy sự nghi ngờ của các băng nhóm tù nhân có tổ chức, những người luôn muốn điều tra lý lịch của các tù nhân mới.
Theo một nghiên cứu về ngăn chặn ấu dâm của các tác giả Abel và Harlow, phỏng vấn hơn 4.000 tội phạm ấu dâm từ 18-80 tuổi vào năm 2002 ở Mỹ, tội phạm ấu dâm phần lớn là những người đã có gia đình, được giáo dục và có việc làm.
Nếu giam giữ chung, tù nhân ấu dâm thường phải kí tên lên giấy miễn trừ trách nhiệm cho giám thị nhà tù
Cụ thể, 77% số tội phạm ấu dâm là người đã có gia đình. 93% trong số họ theo một tôn giáo nào đó. 46% có bằng đại học, 30% tốt nghiệp trung học. 65% trong số tội phạm này cũng có việc làm chứ không thất nghiệp.
Một khi đã gây chú ý với các tù nhân khác và bị nghi ngờ, tội phạm ấu dâm sẽ khó tránh khỏi bị truy hỏi tới cùng. Các băng đảng tù nhân có nhiều cách để lấy thông tin như tìm kiếm trên mạng, hỏi người thăm nuôi, dò hỏi giám thị...
Một trường hợp điển hình là vụ John Chamberlain bị đánh chết trong một nhà tù thuộc quận Cam, California, Mỹ năm 2006. Chamberlain bị bắt giam vì tàng trữ hình khiêu dâm trẻ em, và đã cố gắng để giữ bí mật tội danh của mình.
Nhiều tù nhân ấu dâm đã bị trầm cảm và tự tử trong tù
Anh ta nói với các tù nhân mình vi phạm một luật lệ nào đó, nhưng bị đòi bằng chứng và xuất trình giấy tờ tòa án. Cuối cùng, Chamberlain không giữ được bí mật và bị các tù nhân lôi vào chỗ kín đánh đập, xâm hại tình dục, dẫn đến chấn thương nặng và chết ngay sau đó.
Để bảo vệ các tù nhân phạm tội tấn công tình dục trẻ em, hầu hết các nhà tù ở Mỹ đều cho phép phạm nhân ấu dâm chọn 1 trong 2 hình thức giam giữ: cùng với số đông hoặc biệt giam. Nếu chọn giam giữ chung, tù nhân thường phải kí tên lên giấy miễn trừ trách nhiệm cho giám thị nhà tù nếu có hậu quả xảy ra sau này.
Hầu hết tù nhân ấu dâm đều chọn biệt giam và ở trong phòng suốt 23 tiếng mỗi ngày. Mặc dù đã được tách biệt, nhưng họ vẫn có nguy cơ bị lộ tội danh và phải đối mặt với sự xúc phạm bằng lời nói của các tù nhân xung quanh cũng như các nhà quản giáo. Họ còn bị các băng đảng khác nhổ nước bọt. Đây là thể là lý do nhiều tù nhân ấu dâm ở Mỹ đã bị trầm cảm và tự tử trong tù.
Theo Danviet
Nhật sản xuất búp bê tình dục trẻ em để ngăn tội phạm ấu dâm Một công ty Nhật Bản sản xuất búp bê tình dục trông như trẻ em nhằm ngăn chặn tội phạm ấu dâm. Một búp bê tình dục do Nhật Bản sản xuất - Ảnh: AFP Ông Shin Takagi, chủ công ty Trottla, đã bán những búp bê tình dục trẻ em (nhỏ nhất là trông giống bé gái 5 tuổi) cho nhiều khách...