Hành trình 13 năm Samsung tiên phong chinh phục ngành công nghiệp TV
Năm 1969, Samsung giới thiệu chiếc TV đầu tiên. 50 năm sau, những mẫu TV của hãng đã vượt qua giá trị của một thiết bị hiển thị hình ảnh và trở thành hình mẫu thiết kế trong nhiều thập kỷ.
Theo IHS DisplaySearch, Samsung là thương hiệu có tivi bán chạy số 1 thế giới trong 13 năm liền từ 2006-2018. Hãng sản xuất Hàn Quốc đã đạt được nhiều kỷ lục với loạt giải thưởng và bằng sáng chế, từ thiết kế màn hình phẳng mỏng nhất đến màn hình cong đầu tiên trên thế giới, và sau đó là mẫu khung tranh nghệ thuật. Hành trình ấy đã đưa TV Samsung dần trở thành phần không thể thiếu trong mỗi gia đình.
2009: TV màn hình phẳng mỏng nhất thế giới
Trong nhiều năm liên tiếp, Samsung không ngừng nỗ lực cho ra đời những thiết kế mới ngày càng mỏng, sang trọng và tinh tế hơn. Vào thời điểm mới ra mắt, mẫu UB46B7020W Ultra Slim là chiếc TV mỏng nhất thế giới với độ dày chỉ 29,9 mm.
Không chỉ đặt ra chuẩn mực mới về thiết kế cho TV hiện đại, UB46B7020W Ultra Slim cũng là thế hệ tivi đầu tiên ứng dụng công nghệ đèn nền LED với các ưu điểm về độ sáng, tương phản, màu sắc vượt trội so với công nghệ LCD. Không chỉ là bước đột phá về công nghệ, thiết kế mới còn tôn lên nét sang trọng trong không gian sống của khách hàng.
2010: TV 3D Full HD đầu tiên trên thế giới
Năm 2010, cơn sốt 3D trở thành hiện tượng ở khắp các rạp chiếu phim. Ngay lập tức, gã khổng lồ Hàn Quốc đã tiên phong giới thiệu chiếc TV 3D Full HD đầu tiên trên thế giới – Samsung LED 3D C7000. Đây cũng là mẫu TV 3D đầu tiên được bán ở Việt Nam và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.
Ngoài công nghệ nâng cấp hình ảnh từ 2D lên 3D, Samsung còn cung cấp loạt giải pháp như kính 3D, đầu đĩa Bluray 3D, dàn âm thanh giải trí tại nhà Home Theatre cùng kho nội dung 3D.
2013: TV màn hình cong đầu tiên trên thế giới
Video đang HOT
Cuộc sống hiện đại, người dùng có xu hướng mong muốn sở hữu những chiếc TV màn hình rộng hơn để tối ưu cho giải trí. Các hãng điện tử bước vào cuộc đua kích thước và dần để lộ hạn chế của màn hình lớn. Một trong số đó là hiện tượng hình ảnh bị méo khi nhìn ở góc chéo.
Với phương châm “Tất cả vì bạn”, Samsung một lần nữa cho thấy độ nhạy bén và tinh thần tiên phong, nỗ lực không ngừng để trình làng mẫu TV màn hình cong đầu tiên trên thế giới – KE55S9C, kích thước 55 inch, bắt kịp nhu cầu người dùng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Kiểu dáng này không chỉ phá vỡ những giới hạn về thiết kế trên TV trong nhiều thập kỷ, mà còn đem đến cho người dùng trải nghiệm hình ảnh trọn vẹn ở bất kỳ vị trí nào. Thiết kế của model này cũng khiến những người khó tính phải hài lòng với bộ khung nhôm vuông vức bao quanh màn hình cong mềm mại bên trong.
2014: TV màn hình phẳng có thể uốn cong đầu tiên trên thế giới
Trong khi người dùng vẫn đang phân vân nên chọn màn hình cong hay phẳng truyền thống thì Samsung đã đưa ra một giải pháp “vẹn cả đôi đường”. Mẫu TV 85 inch với tính năng Bendable trở thành TV màn hình phẳng có thể uốn cong đầu tiên trên thế giới.
Với một nút bấm, người dùng có thể nhanh chóng chuyển đổi từ TV màn hình phẳng sang màn hình cong cho phù hợp với không gian và nhu cầu giải trí của gia đình. Thiết kế này không chỉ là đột phá về công nghệ mà còn cho thấy Samsung đã rất lắng nghe người dùng và nỗ lực nghiêm túc trong việc đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
2016: TV SUHD duy nhất thế giới không có cadmium
Đây là năm quan trọng đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến về công nghệ hiển thị trong ngành công nghiệp TV. Trong khi các đối thủ không thể vượt qua được trở ngại về hàm lượng cadmium (kim loại nặng, độc hại với con người) thì hãng đã tìm ra giải pháp riêng.
Năm 2016, Samsung trình làng màn hình Quantum Dot đầu tiên trên thế giới không chứa cadmium. Không chỉ an toàn cho người dùng, màn hình chấm lượng tử còn có độ bền cao gấp 10 lần so với màn hình OLED. Một năm sau đó, TV QLED của Samsung trở thành thang đo chuẩn của các nhà làm phim Hollywood với khả năng hiển thị chính xác 100% dải màu sắc.
2017: TV The Frame – mang khung tranh nghệ thuật vào nhà
Khi TV dần trở thành một vật trang trí sang trọng, thời trang trong phòng khách, thể hiện được cá tính, gout thẩm mỹ của gia chủ thì có The Frame xuất hiện. Mẫu TV khung tranh đã cho thấy sự khác biệt với nửa còn lại của thế giới TV.
Năm nay, với việc tích hợp bộ sưu tập 1.200 bức ảnh từ bảo tàng tranh thế giới, TV QLED phiên bản Frame – Q68R trông như một bức tranh treo tường với khung viền có thể tuỳ chỉnh nhiều màu sắc. Nếu cách đây 2 năm, dòng TV này đã khiến giới công nghệ thích thú thì trong năm 2019, sản phẩm tiếp tục “làm mưa làm gió” trên thị trường TV với chế độ Art Mode. Chế độ này sẽ tự động kích hoạt khi màn hình TV ở trạng thái tĩnh và hiển thị các tác phẩm nghệ thuật sắc nét như nguyên tác, biến ngôi nhà thành không gian nghệ thuật với những kiệt tác hội họa.
2019: TV QLED 8K đầu tiên trên thế giới
TV QLED Q900R được Samsung đưa về Việt Nam từ giữa tháng 3 năm nay, trở thành mẫu TV 8K đầu tiên được thương mại hóa trong nước. Không chỉ nâng cấp công nghệ xử lý hình ảnh, theo nghiên cứu của bác sĩ y khoa, Đại học Quốc gia Seoul, TV 8K còn giúp người xem giảm stress. Lý do là não bộ sẽ tiết kiện nhiều năng lượng cho cốt truyện, trải nghiệm hình ảnh thay vì phải lọc những yếu tố tạo hình chưa tốt.
QLED TV cũng được tích hợp loạt công nghệ hiện đại như AI giúp nâng cấp và hiển thị mọi nội dung lên gần nhất với chuẩn 8K. Đây cũng là lần đầu tiên AirPlay 2 được tích hợp trên QLED TV, cho phép người dùng kết nối và phát nội dung từ thiết bị Apple lên màn hình TV lớn. Hệ điều hành Tizen với giao diện thân thiện, nhiều kho nội dung và ứng dụng được thiết kế riêng cho người Việt.
Qua nhiều thập kỷ, TV Samsung dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi gia đình. Khi là một thiết bị công nghệ hiện đại, khi là một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, và hơn hết, những chiếc TV còn là sợi dây gắn kết gia đình, giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn.
Tất cả thành công mà gã khổng lồ Hàn Quốc gặt hái được đều xuất phát từ những nỗ lực nghiêm túc trong việc lắng nghe và phục vụ người dùng. Chính khách hàng lại là những người truyền cảm hứng để Samsung không ngừng tiên phong, đột phá công nghệ để đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Theo Zing
Chi hàng tỷ USD R&D, Apple có đáng bị chỉ trích 'thiếu đột phá'?
Chi phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển của Apple đã tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua, dù sản phẩm của công ty bị đánh giá thiếu đột phá.
Theo nhà nghiên cứu Wamsi Mohan, khoản ngân sách Apple dành cho R&D (nghiên cứu và phát triển công nghệ mới) đã đạt ngưỡng 13 tỷ USD, so với 1 tỷ USD hồi năm 2009.
Lượng tiền đổ vào R&D cho thấy Apple đang cố gắng đáp trả thành tựu từ các hãng công nghệ khác, trước nguy cơ mất đi sự thống trị trong lĩnh vực điện thoại và máy tính bảng. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư vào những danh mục sản phẩm mới như thiết bị đeo thông minh, các thiết bị thể dục và sức khỏe.
CEO Tim Cook chào đón khách hàng tại Apple Store mới, xây dựng trong một thư viện cổ tại Washington D.C.
"Các bằng sáng chế gần đây của Apple cho thấy công ty đang hướng đến AirPods với cảm biến sinh trắc học, Apple Watch kèm tính năng giám sát tia UV, nhận dạng cử chỉ cho các ứng dụng AR/VR và xe tự hành", Mohan viết trong báo cáo.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang đặt vấn đề với "sự thiếu đột phá" của Apple, song họ vẫn tin rằng công ty đang trong giai đoạn nghiên cứu những dòng sản phẩm mới.
Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra: "Một khi iPhone đã trở thành chuẩn mực để so sánh, tất cả những sản phẩm khác, dù thành công thế nào, đều không thể có mức độ tăng trưởng ấn tượng bằng".
Wamsi Mohan nhấn mạnh riêng doanh số mảng thiết bị đeo thông minh của Apple đã đạt 15 tỷ USD, ngang bằng với Netflix và PayPal. Tuy nhiên, con số này vẫn không thể so được với doanh số 155 tỷ USD của iPhone vào năm 2018.
Một số liệu khác từ IFI cho thấy Apple đã đăng ký 2.160 bằng sáng chế vào năm 2018, giảm 3% so với 2017. Tuy vậy, con số này vẫn ít hơn 8 nhà sản xuất khác, bao gồm Samsung, Qualcomm, Micosoft và IBM - dẫn đầu với 9.100 bằng sáng chế.
Theo Zing
Sau 8 năm, vụ kiện Samsung và Huawei cũng đi đến hồi kết Sau cuộc chiến tòa án lớn nhất trong giới công nghệ là Apple và Qualcomm, thì nay Huawei và Samsung cũng đã đạt được thỏa thuận sau 8 năm kiện tụng đằng đẳng. Theo báo cáo, 2 hãng đã hòa giải tại phiên tòa Tòa án nhân dân cao cấp của tỉnh Quảng Đông. Đây là cuộc tranh chấp vi phạm liên quan...