Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt Trời?
Nhiều năm qua, các nhà thiên văn học liên tục tìm kiếm sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời. Nhưng kết quả nhận về đều dường như bằng 0.
Năm 2020, kiến thức thiên văn học của nhân loại chỉ mới dừng lại ở vùng xung quanh quỹ đạo sao Hải Vương, vì sao thứ 8 và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời.
Từ đó trở về sau, mọi thứ đều rất nhỏ và xa khiến quá trình nghiên cứu thiên văn gặp nhiều hạn chế, phần nào gây khó khăn cho công cuộc tìm ra hành tinh thứ 9 của các nhà thiên văn.
Vẫn còn nhiều bí ẩn ngoài vũ trụ đang chờ con người giải đáp. Ảnh: Caltech/R. Hurt.
Bên cạnh sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930, tầm hiểu biết của chúng ta thời bấy giờ về Hệ Mặt trời vẫn còn khá hạn hẹp.
Mãi đến năm 1992, khi các phi hành gia lần đầu tiên tìm ra vật thể vành đai Kuiper, một tàn dư bị đóng băng từ sự hình thành Hệ Mặt trời, đang xoay quanh Hệ Mặt Trời như một hố đen ngoài sao Hải Vương, con người mới dần phát hiện nhiều vật thể ngoài không gian và bắt đầu nghiên cứu chúng.
Năm 2003, các nhà thiên văn học phát hiện Sedna, một vật thể xuyên biên giới cực đoan (eTNO). Tuy chỉ lớn gần một nửa sao Diêm Vương, Sedna có quỹ đạo lập dị với dao động từ 76 AU đến hơn 900 AU (đơn vị thiên văn được tính bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất) trong suốt 11.000 năm, gấp đôi so với chiều dài lịch sử loài người.
Gần đây, các nhóm nghiên cứu thiên văn đã bắt đầu quan tâm đến eTNO. Cụ thể, 6 vật thể mới phát hiện đều có quỹ đạo hình elip và tất cả gộp chung lại với nhau.
Hãy thử tưởng tượng bạn nhặt một bông hoa bất kỳ từ một cánh đồng hoa. Như thường lệ, bạn vẫn nghĩ những cánh hoa sẽ được phân bố xung quanh, nhưng sẽ ra sao nếu chúng đều tụ lại một chỗ với nhau?
Quỹ đạo của Sedna kỳ lạ đến mức khó tin khi có thể di chuyển tự do mà không bị đẩy ra khỏi Hệ Mặt Trời. Ảnh: Wikipedia.
Điều tương tự cũng xảy ra với những eTNO. Thật vô lý khi nói rằng quỹ đạo của chúng gộp lại với nhau là sự tình cờ ngẫu nhiên. Để giải thích hợp lý cho hiện tượng này, giới khoa học nhận định đây có thể là dấu hiệu tồn tại của hành tinh thứ 9.
Trong quá khứ, vì không thể giải mã quỹ đạo của sao Thiên Vương, nhà thiên văn học đã tình cờ tìm ra sao Hải Vương. Tương tự, mối liên hệ giữa quỹ đạo của Sedna và các eNTO kỳ lạ có thể cho ra kết quả tương tự về sự tồn tại của hành tinh thứ 9.
Tuy nhiên, khi hành tinh thứ 9 bắt đầu được quan tâm rộng rãi trở thành một đề tài khoa học, chưa hề có hình ảnh hay dữ liệu nào ghi được sự có mặt của nó. Dù vậy, không ngoại trừ khả năng hành tinh thứ 9 có tồn tại ngoài kia nhưng vì ở rất xa Trái Đất nên chúng ta khó có thể phát hiện.
Mặt khác, một số nhà thiên văn học cho rằng các eNTO chẳng có gì đặc biệt. Chúng tùy thuộc vào cách các nhà khoa học thiết kế và tiến hành tìm ra. Họ có thể dễ dàng phát hiện nhiều eTNO vì chúng không bị che bởi những vật thể bí ẩn khác trong không gian. Do chưa thể nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học không thể giải thích chúng rõ ràng.
Hơn nữa, thật khó để chấp nhận sự tồn tại của hành tinh thứ 9 theo cách mà hiện giờ chúng ta đang hiểu về quá trình hình thành của Hệ Mặt Trời. Tất nhiên, các nhà thiên văn học sẽ tiếp tục nghiên cứu và sắp xếp lại trật tự của Hệ Mặt Trời khi tìm ra hành tinh mới, cũng như hành tinh thứ 9 vẫn còn là ẩn số chưa thể giải đáp.
Phát hiện ra hành tinh nhiều tuổi hơn cả vũ trụ Việc phát hiện ra hành tinh có tuổi đời còn già hơn cả vũ trụ của chúng ta đã khiến các nhà thiên văn học đặt ra nhiều nghi vấn về tính xác thực của thuyết Big Bang.
Những hố sâu mang vẻ đẹp ấn tượng, hút khách nhất hành tinh
Hố chìm Umpherston, hố Thiên Đường, hố Xanh (Great Blue Hole) hay Giếng thần Sấm (Thor's Well)... là những hố sụt khổng lồ nhất thế giới. Vẻ đẹp ấn tượng, kỳ diệu giúp chúng trở thành những địa điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Hố chìm Umpherston ở núi Gambier, Tây Australia là một khu vườn trũng xanh tươi, tuyệt đẹp. Nơi đây là một trong những điểm du lịch hút khách của Australia
Vườn trũng được tạo ra vào cuối thế kỷ 19, sâu 20m và rộng 50m. Nơi đây từng là một hang động, sau đó bị sụp đổ vào những năm 1800
Khi đi xuống vườn, du khách có thể men theo kết cấu kiểu "ruộng bậc thang" và được các loại cây leo xanh che bóng mát, đồng thời được thưởng thức cả trái cây tươi theo mùa
Vẻ đẹp ấn tượng của vườn trũng Umpherston khiến du khách vô cùng thích thú
Nằm giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan, Trung Á, miệng núi lửa Darvaza được biết đến với cái tên "Gates To Hell" hay còn gọi "Cổng địa ngục"
"Cánh cổng tới địa ngục" này được tạo ra do sai lầm trong quá trình thăm dò địa chất năm 1971. Một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất. Tuy không để lại thương vong về người, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan nhanh chóng đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70m
Với vẻ đẹp kỳ vĩ, Gates To Hell đã trở thành địa điểm hút khách du lịch
Những người đến thăm khu vực này sẽ được nghỉ trong một căn lều truyền thống nằm cách miệng núi lửa khoảng 200m về phía Nam. Tất cả đều thuộc sở hữu của những cơ quan du lịch địa phương
Hố Xanh (Great Blue Hole) là một hố chìm khổng lồ hình tròn nằm ở ngoài khơi bờ biển Belize (quốc gia vùng biển Caribbea)
Hố có đường kính 318m và độ sâu 124m, bên trong là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển kỳ lạ như cá vẹt, cá mập san hô
Hố Xanh là dấu tích của thời kỳ băng hà xa xưa. Chúng là hệ thống hang động đá vôi cổ xưa. Khi mực nước biển dâng hàng trăm mét trong thời kỳ băng hà cuối cùng cách đây 14.000 năm, lớp đá vôi đã tan rã và sụp đổ, làm hang ngập nước biển. Nếu đi thám hiểm trong hố, bạn sẽ thấy những nhũ đá nằm dọc theo vách hố, giống như trong hang
Great Blue Hole được xếp vào vị trí cao nhất trong danh sách "10 địa điểm tuyệt vời nhất trên Trái Đất" của Discovery Channel. Nơi đây thu hút rất nhiều thợ lặn khám phá hàng năm
Xiaozhai Tiankeng, hay còn được gọi với cái tên hố Thiên đường, nằm ở huyện Phụng Tuyết, Trùng Khánh, Trung Quốc, là một trong những điểm hút khách du lịch mạo hiểm nhất thế giới
Hố dài 626m, rộng 537m và sâu từ 511-622m. Du khách tới đây tham quan có thể đi xuống hố từ một cầu thang 2.800 bậc
Thor's Well (Giếng thần Sấm) là hố nước khổng lồ nằm tại Oregon, Mỹ, còn được biết tới với tên gọi "cổng địa ngục" giữa biển khơi
Kích thước của hố đủ để nuốt chửng một chiếc thuyền lớn. Tuy nhiên, nơi đây được cho là an toàn bởi mực nước nông và lỗ hổng sâu khoảng 6,1m
Khi thủy triều lên, những con sóng sẽ đẩy nước biển vào trong giếng. Sau đó, nước biển dần bị đẩy ra ngoài theo ảnh hưởng của áp lực thủy triều, tạo thành một cảnh tượng vô cùng ngoạn mục
Nhìn từ trên cao xuống, hố nước như một phần của hành tinh lạ. Vẻ đẹp kỳ diệu đã giúp nơi đây trở thành điểm hút khách du lịch và nhiếp ảnh gia tới tác nghiệp mỗi năm
Khám phá 19 kỳ quan thiên nhiên giữ kỷ lục trên thế giới Các kỳ quan thiên nhiên thúc đẩy đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta, ổn định khí hậu và hỗ trợ cuộc sống của con người. Rạn san hô Great Barrier ở Úc là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới (Shutterstock/Edward Haylan) Nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Australia, bao gồm 3.000 hệ thống...