Hành tinh ‘có thể chứa sự sống kỳ lạ’ đầy… mưa đá bốc mùi
Hành tinh khí khổng lồ của Hệ Mặt Trời, nơi NASA từng tuyên bố là có nước, giàu oxy và có thể chứa dạng sự sống kỳ lạ, vừa được phát hiện đang đổ mưa đá giàu amoniac.
Hai bài công bố của nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Lagrange (Đài thiên văn Côte d’zur, thuộc Đại học Côte d’zur, Pháp) đã cho thấy một hiện tượng kỳ thú trên Sao Mộc, hành tinh khổng lồ nặng gấp 318 lần Trái Đất: những cơn mưa amoniac.
Trước đó, một số nghiên cứu đã cho thấy bầu khí quyển hành tinh khổng lồ này có hàm lượng amoniac rất cao – một loại khí có mùi khai.
Bề mặt đẹp như tranh vẽ của Sao Mộc hiển thị rõ những đám mây amoniac màu trắng, thứ sẽ giúp hình thành những cơn mưa đá amoniac kỳ lạ – ảnh: NASA
Nghiên cứu mới đầu tiên cho thấy gần mặt đất Sao Mộc đầy những cơn “bão sét”, quét qua những nơi nước tồn tại ở nhiều dạng (rắn, lỏng, khí). Giống như trên Trái Đất, nước bị cuốn đi bởi giông bão và bão đã tạo ra luồng gió mạnh, đưa nước lỏng và các hạt băng giá lên tầng cao của bầu khí quyển.
Video đang HOT
Các tinh thể băng gặp khí amoniac dày đặc trên cao, amoniac làm tan chảy chúng tạm thời, hòa trộn thành những giọt chất lỏng amoniac – nước, sau đó tiếp tục bị đóng băng từ vỏ ngoài, cho đến một lúc nào đó trở thành những viên băng amoniac đủ lớn và bắt đầu rơi trở lại xuống phía dưới, tạo thành mưa đá amoniac.
Ngoài ra, tàu thăm dò Juno của NASA còn chụp được những bức ảnh quý giá cho thấy hành tinh này có sấm sét, vốn là một bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hiện diện phổ biến của chất lỏng.
Những phát hiện trên cung cấp hiểu biết về thứ gọi là “hành tinh khí”, một loại hành tinh rất khác biệt so với các “hành tinh đá”, như Trái Đất, Sao Kim, Sao Hỏa… và sẽ rất có ích cho các nhà thiên văn trong việc nghiên cứu các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
Tuy kỳ dị như vậy, nhưng từ lâu NASA vẫn tin rằng Sao Mộc tồn tại một “dạng sự sống kỳ lạ”, sau những phát hiện về sự hiện diện của nước và lượng oxy cao gấp 2-9 lần Mặt Trời.
Phát hiện hành tinh kỳ lạ
Phát hiện này đem lại những hướng đi mới cho nghiên cứu hình thành các hành tinh khí khổng lồ.
Theo Independent, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vật thể mới là lõi của một hành tinh khí (bao quanh là khí và chúng ta có thể nhìn thấy lõi bên trong).
Đây là lần đầu tiên họ có thể nhìn vào bên trong hành tinh, điều có thể mang đến những phát hiện mới về cách các hành tinh được hình thành.
Hành tinh này được đặt tên là TOI 849 b, xoay quanh ngôi sao tương tự Mặt Trời với chu kỳ rất ngắn, chỉ 18 giờ và cách chúng ta 730 năm ánh sáng. Vì gần ngôi sao chủ nên điều kiện ở đó rất khắc nghiệt, nhiệt độ bề mặt lên đến 1.500 độ C.
Đây có thể là lõi của hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc và sao Thổ. Lõi này lớn gần bằng sao Hải Vương, có thể đã mất đi hoặc chưa kịp hình thành.
Sau nhiều tính toán kỹ lưỡng, giới nghiên cứu kết luận đây là lõi của hành tinh ngoại có trọng lượng nặng gấp 40 lần Trái Đất, tuy nhiên kích thước chỉ lớn hơn địa cầu 3,4 lần. Từ mật độ vật chất có thể thấy được nó hình thành chủ yếu từ sắt, đá và nước, chỉ có một phần nhỏ khí hydro và heli.
"Chúng ta không thấy được các khí đó, có nghĩa TOI 849 b là một lõi hành tinh trần", David Armstrong, nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu cho hay.
TOI 849 b lần đầu tiên được tìm thấy qua Vệ tinh Khảo sát hành tinh ngoại của NASA. Ảnh: BBC.
Vật thể này nằm ngay Sa mạc sao Hải Vương, khu vực gần một ngôi sao trong đó ngoại hành tinh không có kích cỡ tương đương sao Hải Vương được tìm thấy.
"Hành tinh này nằm gần ngôi sao chủ một cách lạ lùng, dù có kích cỡ lớn. Nói cách khác, chúng tôi thường không thấy hành tinh nào có chu kỳ quay quanh sao chủ quá ngắn, lại có khối lượng như thế", David Armstrong cho biết thêm.
TOI 849 b lần đầu tiên được tìm thấy qua Vệ tinh Khảo sát hành tinh ngoại của NASA. Đây là vệ tinh chuyên săn lùng hành tinh bằng nhận biết qua đặc trưng độ sáng giảm xuống khi chúng di chuyển qua ngôi sao chủ.
Sau khi được tìm thấy, vật thể được phân tích bằng máy quang phổ HARPS của Đài thiên văn Nam châu Âu, ứng dụng hiệu ứng Doppler để đo các ngoại hành tinh bằng cách tìm hiểu sự thay đổi ánh sáng của chúng khi di chuyển đến gần Trái Đất.
"Đây là lần đầu tiên, chúng ta biết rằng các hành tinh như thế này có tồn tại và có thể được tìm thấy. Chúng ta có cơ hội nhìn vào lõi của một hành tinh theo cách con người không thể làm trong Hệ Mặt Trời của chính mình", nhà nghiên cứu David Armstrong nhận định.
Vẫn còn nhiều câu hỏi về bản chất của lõi các hành tinh khổng lồ như sao Thổ và sao Mộc. Phát hiện này có thể đem lại những hướng đi mới cho nghiên cứu hình thành các hành tinh khí khổng lồ.
Phát hiện 'hành tinh giả thuyết': một Hải Vương Tinh hóa Trái Đất Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một vật thể kỳ lạ thuộc lớp hành tinh giả thuyết Chthonia, nằm cách trái đất 730 năm ánh sáng. Vật thể mang tên TOI-849b, là hành tinh con của một ngôi sao giống Mặt Trời mang tênTOI-849. TOI-849b mang đặc điểm của một hành tinh khí và băng như Sao...