Hành tinh có kích thước gấp đôi kích thước Trái Đất có thể hỗ trợ sự sống
Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một ngoại hành tinh hay còn được biết đến là một “siêu Trái Đất” có khả năng hỗ trợ sự sống.
Theo một tuyên bố mới của NASA, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra hành tinh này bằng cách sử dụng vệ tinh khảo sát của NASA (TESS) vào đầu năm nay trong chòm sao Hydra, cách Trái Đất khoảng 31 năm ánh sáng.
Các nhà khoa học hy vọng sớm tìm ra sự sống ngoài hành tinh.
Ngoại hành tinh mới được đặt tên là GJ 357 d, được cho là có kích thước gấp đôi Trái Đất và có khối lượng gấp 6 lần Trái Đất. Nằm ở rìa ngoài “vùng có thể ở được” của các ngôi sao chủ của nó. Các nhà khoa học tin rằng siêu Trái Đất này có thể có nước trên bề mặt.
“Nếu hành tinh có bầu khí quyển dày đặc, sẽ cần các nghiên cứu trong tương lai để xác định, nó có thể bẫy đủ nhiệt để làm ấm hành tinh và cho phép nước lỏng trên bề mặt của nó”, Diana Kossakowski, nhà nghiên cứu tại Viện Thiên văn học Max Planck ở Heidelberg, nói.
Hành tinh có thể ở được và hai thế giới lân cận được tìm thấy quay quanh một ngôi sao lùn bằng khoảng 1/3 kích thước và khối lượng của Mặt Trời của chúng ta. TESS nhận thấy rằng ánh sáng phát ra từ ngôi sao nhỏ này giảm nhẹ sau mỗi 3,9 ngày – đây là một manh mối cho thấy một hành tinh ngoại có thể đang đi qua mặt của nó.
Thế giới đó là GJ 357 b, một “Trái Đất nóng” quay gần 11 lần so với sao chủ của nó và có khả năng có nhiệt độ bề mặt khoảng 490 độ F (254 độ C).
Theo các tuyên bố từ Đại học Cornell, các quan sát sâu hơn cho thấy GJ 357 d quay quanh ngôi sao của nó cứ sau 55,7 ngày ở khoảng cách bằng khoảng 1/5 khoảng cách Trái Đất so với Mặt Trời và có thể có các điều kiện giống như Trái Đất.
“Chúng tôi đã xây dựng những mô hình đầu tiên về thế giới mới này có thể như thế nào. Chỉ cần biết rằng nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này đã thúc đẩy các nhà khoa học tìm cách phát hiện các dấu hiệu của sự sống”, Jack Madden, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Cornell và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Hành tinh khác trong hệ thống là GJ 357 c, nặng hơn ít nhất 3,4 lần so với Trái Đất và quay quanh ngôi sao cứ sau 9,1 ngày. GJ 357 c có thể có nhiệt độ bề mặt khoảng 260 Fahrenheit (127 độ C).
Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm có thể tìm kiếm các dấu hiệu sự sống trên ngoại hành tinh bằng kính viễn vọng trong tương lai.
Minh Long
Theo Live Science
Phát hiện hành tinh mới có 3 mặt trời
Hành tinh có 3 mặt trời vừa được phát hiện đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học vì nó chỉ cách Trái Đất 22,5 năm ánh sáng.
LTT 1445Ab nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta nhưng chỉ cách Trái đất 22,5 năm ánh sáng. Hành tinh này được phát hiện bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh (TESS) của NASA, chuyên tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ Mặt trời.
LTT 1445Ab có 3 mặt trời và chỉ cách Trái Đất 22,5 năm ánh sáng. Ảnh: NASA
Cả 3 mặt trời của LTT 1445Ab đều là các ngôi sao lùn. Tuy nhiên, LTT 1445Ab chỉ quay xung quanh 1 trong 3 mặt trời của nó với chu kỳ 5 ngày. Hành tinh này được cho là có kích thước lớn hơn trái đất khoảng 1/3, nhưng gấp 8 lần về khối lượng và nhiệt độ của nó là khoảng 320 độ F (160 độ C).
"Nếu đứng trên bề mặt của hành tinh này, bạn sẽ thấy 3 mặt trời trên bầu trời, nhưng 2 mặt trời ở rất xa và trông nhỏ hơn. Chúng giống như 2 con mắt đỏ ngầu đáng sợ trên bầu trời", nhà khoa học Jennifer Winters nói với New Scientist.
Vì tương đối gần Trái Đất, LTT 1445Ab có thể được nghiên cứu để tìm kiếm các dấu hiệu tiềm tàng của sự sống ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học cho rằng hành tinh này có thể có bầu khí quyền, và họ đang chờ đợi cơ hội kiểm tra xem có các loại khí như CO2 hay không bằng với các công cụ phát hiện mới trong tương lai.
Theo tri thức trẻ
Thần đồng nước Nga tuyên bố là người sao Hỏa tái sinh Boriska một tuổi rưỡi đã biết đọc, biết vẽ tranh và từng khiến giới khoa học kinh ngạc bởi kiến thức vũ trụ sâu rộng từ khi còn nhỏ. Boriska Kipriyanovich trong dự án Camelot năm 2012. Ảnh: The Sun Boriska Kipriyanovich, sinh ngày 11/1/1996 tại thành phố Volgograd, bên bờ sông Volga, từng khiến các chuyên gia, các nhà khoa học trên...