Hành tinh bọc kim cương sở hữu “tài sản kếch xù” nhất vũ trụ
Giàu có chẳng kém hành tinh bọc kim cương là hành tinh mưa đá quý HAT-P-7b, nằm trong chòm sao Thiên Nga. Đây được xem là những “rich kid” trong vũ trụ rộng lớn.
Hành tinh kim cương 55 Cancri E cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, được biết đến là hành tinh giàu có nhất vũ trụ. Được cấu tạo chủ yếu là carbon và với sức ép cũng như nhiệt độ bề mặt lên tới 2.400 độ C, hành tinh này được cho là được bao phủ toàn là kim cương.
Sở hữu “ tài sản kếch xù” chẳng kém là Hành tinh mưa đá quý HAT-P-7b nằm trong chòm sao Thiên Nga, cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng. Hành tinh này cho những cơn mưa san hô và hổ phách nhờ có nhôm oxit (corundum) kết tủa với hàm lượng cao trong không khí.
Nằm cách Trái Đất 62 năm ánh sáng, hành tinh có màu xanh đậm tuyệt đẹp này được gọi là hành tinh mưa kính. Sở dĩ mang màu sắc huyền ảo bởi bởi bầu khí quyển lạ lùng ở đây được tạo nên chủ yếu là các phân tử silicate.
Toàn bộ hành tinh băng giá được bao phủ một lớp băng dày, không có bất kỳ sự sống nào có thể tồn tại. Vì cách quá xa ngôi sao mà nó quay quanh nên hành tinh này có nhiệt độ bề mặt là âm 220 độ C
Độc đáo không kém hành tinh kim cương là Gj-504b – hành tinh màu hồng duy nhất được phát hiện ngoài vũ trụ. Nó quay quanh một ngôi sao ở khoảng cách xa gần gấp 9 lần khoảng cách giữa sao Mộc và Mặt Trời, luôn tỏa nhiệt và phát sáng nên có màu sắc lạ.
Sự hình thành của hành tinh Hd 106906 đến nay vẫn là một bí ẩn. Hành tinh nằm trong chòm Nam Thập Tự cách Trái Đất 300 năm ánh sáng này quay quanh một ngôi sao cách nó 96 tỷ km, gấp 20 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và sao Hải Vương.
Tres-2b được gọi là hành tinh đen hơn than, là một ngoại hành tinh vô cùng tăm tối khi chỉ có 1% ánh sáng chiếu đến. Ánh sáng được phản chiếu lên nó có màu đỏ nên hành tinh này có một màu sắc vô cùng ghê rợn.
Gliese 581c là một ngoại hành tinh nằm cách Trái Đất 20 năm ánh sáng, có 2 nửa nóng chảy và băng giá, có khả năng sự sống giống hành tinh của chúng ta. Năm 2008, con người đã gửi tín hiệu tới Gliese 581c và năm 2029, thông điệp đó sẽ đến hành tinh này.
Ngoài vũ trụ tồn tại rất nhiều hành tinh độc đáo khác nữa, trong đó có những hành tinh còn…”già” hơn vũ trụ. Số tuổi ước tính của Psr B1620-26 B là 13 tỷ năm, được hình thành sau vụ nổ Big Bang gần 1 tỷ năm, quay quanh một chòm sao đông đúc gồm hơn 100.000 ngôi sao.
Phát Hiện Trái Đất Thứ 2 Chứa Đầy Kim Cương. Nguồn: Youtube
Phát hiện hành tinh giàu nhất vũ trụ, chứa đầy kim cương
Những hành tinh châu báu giàu có nhất hành tinh không ít lần khiến các nhà khoa học phải bất ngờ khi khám phá. Không chỉ là đất và sắt như Trái Đất, trên bề mặt chúng còn chứa hồng ngọc, sapphire, thậm chí kim cương,...
Hành tinh mây ngọc HAT-P-7b lớn hơn Trái Đất gấp 16 lần, được phát hiện bởi nhóm nhà nghiên cứu từ các trường Đại học Anh. Nơi đây sở hữu hệ thống thời tiết vô cùng khắc nghiệt nhưng hấp dẫn vô cùng.
Đây là một trong những hành tinh giàu có nhất trong vũ trụ khi sở hữu các đám mây được tạo thành từ corundum, khoáng chất giúp hình thành nên hồng ngọc và sapphire.
Vì là một hành tinh khí, các đám mây ngọc quý cực kỳ nhiều và dày đặc. Tuy nhiên, chẳng ai có thể đặt chân tới HAT-P-7b bởi lẽ ngoài khoảng cách quá xa thì nhiệt độ bề mặt nóng tới 2.860 độ C là quá khắc nghiệt để tiếp cận.
Được mệnh danh là hành tinh của kim cương và cái chết, WASP-12b nằm trong chòm sao Auriga, sở hữu bầu khí quyển căng phồng, bị ngôi sao mẹ dần ăn mòn thông qua các cơn gió sao.
Nồng độ carbon trên hành tinh chết chóc cao đến ngạc nhiên trong khí quyển. Điều đặc biệt, các nhà khoa học tin rằng hành tinh "đại gia" này không sở hữu địa chất silicat như Trái Đất, mà là một hành tinh làm bằng kim cương.
Không phải một, mà là bộ 3 hành tinh lõi ngọc từng được các nhà nghiên cứu từ Đại học Zurich (Thụy Sỹ) và Cambridge (Anh) phát hiện. Lõi của chúng thay vì sắt như trái đất sẽ có nhiều canxi và nhôm, bao gồm cả corundum - thứ tạo nên hồng ngọc và sapphire.
Một trong số đó là hành tinh giàu có HD219134b - siêu Trái đất nặng gấp 5 lần hành tinh chúng ta nhưng có tỉ trọng nhỏ hơn.
Tiếp đến là chòm sao Cassiopeia, quỹ đạo chỉ 3 ngày; 55 Cancri e, cách 41 năm ánh sáng, quỹ đạo 18 giờ.
Và "thành viên" cuối cùng trong bộ ba hành tinh lõi ngọc là WASP-47 e, cách 870 năm ánh sáng, quỹ đạo 18 giờ.
4 Tiểu Hành Tinh Chứa Đầy Kho Báu Mỹ và Nasa Muốn Khai Thác | Thế Giới Hôm Nay. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi Những thế giới đầy bụi như hành tinh sa mạc Arrakis trong tiểu thuyết Dune có lẽ khá phổ biến trong vũ trụ. Một vài trong số đó, vốn có một lượng lớn bụi trong khí quyển, nhiều khả năng là những nơi có thể tìm thấy sự sống. Tuy nhiên, tình trạng bụi bặm đó cũng khiến việc tìm kiếm chứng cứ...