Hành quân dã ngoại xây dựng ‘thế trận lòng dân’, rèn luyện phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
Một năm tổ chức hoạt động hành quân dã ngoại làm công tác dân vận (CTDV), thực hiện cùng ăn, cùng ở với nhân dân và cùng giúp đỡ nhân dân, các đơn vị quân đội đã giúp địa phương củng cố nhiều tổ chức chính trị – xã hội, phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, góp phần xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện.
Bộ đội làm CTDV giúp dân phơi lúa.
Trước năm 2007, trong chỉ lệnh huấn luyện hàng năm, Bộ Tổng Tham mưu có quy định và bố trí thời gian cho các đơn vị hành quân dã ngoại làm CTDV. Theo đó, thời gian với bộ đội chủ lực là một tháng, bộ đội địa phương là hai tháng. Năm 2007, khi Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi (năm 2005) có hiệu lực, thời gian phục vụ tại ngũ của binh sĩ rút xuống còn 18 tháng.
Để bảo đảm chất lượng các nội dung huấn luyện, Bộ Quốc phòng không bố trí thời gian hành quân dã ngoại làm CTDV. Các đơn vị thực hiện kết hợp huấn luyện dã ngoại, diễn tập chiến thuật với làm CTDV.
Năm 2016, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian phục vụ tại ngũ của binh sĩ là 24 tháng, Cục Dân vận Tổng cục Chính trị (TCCT) đã tham mưu cho Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, TCCT khôi phục lại hình thức hành quân dã ngoại làm CTDV, nhằm giúp dân giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường mối quan hệ quân dân trong tình hình mới.
Nhằm đưa cán bộ, chiến sĩ về huấn luyện sát với thực tiễn và huấn luyện gần với nhân dân, thực hiện cùng ăn, cùng ở với nhân dân và cùng giúp đỡ nhân dân, ngày 28/2/2018, TCCT đã có Hướng dẫn số 303/HD-CT về hành quân dã ngoại làm CTDV trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ.
Video đang HOT
Bộ Tổng tham mưu (BTTM) đưa nhiệm vụ hoạt động dã ngoại làm CTDV vào chỉ lệnh công tác quân sự, quốc phòng. Từ đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ đã xác định rõ thái độ, trách nhiệm và quyết tâm vượt khó khăn gian khổ, giữ nghiêm kỷ luật, nhất là kỷ luật huấn luyện và các nội dung về phong tục, tập quán địa phương trong quá trình làm dân vận.
Một năm qua, các đơn vị đã tham gia lao động giúp dân hiệu quả với những công việc cụ thể như: Thu hoạch lúa, lao động đắp đường giao thông nội đồng; phát quang, tu sửa, vệ sinh đường giao thông liên thôn; nạo vét tuyến kênh thoát lũ liên thôn; vệ sinh, trồng cây xanh; giúp địa phương tiếp tục hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các đoàn thể chính quyền địa phương tiến hành tu sửa nghĩa trang liệt sĩ; sửa chữa nhà cho các gia đình chính sách, tổ chức thi đấu thể thao, giao lưu văn hóa, văn nghệ, chiếu phim…
Tại xã Yên Thịnh – một xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, 65 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn Bộ binh 3, Quân khu 1 đã tổ chức hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận.
Ông Ngô Văn Đúng – Chủ tịch UBND xã Yên Thịnh cho biết: “Chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, thống nhất trong việc bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ để cho bộ đội an tâm công tác, phân công nhiệm vụ cho các đoàn thể có sự phối hợp.
Đồng thời, vận động nhân dân hỗ trợ bộ đội củi đốt và các loại rau phục vụ sinh hoạt hàng ngày, tạo điều kiện cho bộ đội hoàn thành tốt chương trình hành quân dã ngoại trên địa bàn xã và hỗ trợ cơ sở thực hiện chương trình vận động bà con để có nhận thức cao hơn trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
Nghi Công Nam là xã miền núi, thuần nông nằm ở phía Tây huyện Nghi Lộc, Hà Tĩnh. Địa hình của xã đa dạng và phức tạp, diện tích đồi núi nhiều, nguy cơ cháy rừng cao, nhất là ở khu vực rừng trên núi Đại Huệ giáp với các xã Nam Thanh, Nam Anh của huyện Nam Đàn.
Để góp phần hạn chế nguy cơ cháy rừng trên địa bàn xã, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 764, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã phối hợp với dân quân xã tiến hành phát quang cây cối, mở tuyến đường cơ động phòng chống, chữa cháy rừng dài 900m từ khu vực xóm 2 lên khu vực rừng tại Tiểu khu 968 trên đỉnh núi Đại Huệ; tổ chức phát đường băng cản lửa dài gần 2,5km, rộng 8m; góp phần ngăn chặn các đám cháy lây lan giữa địa bàn 2 huyện Nghi Lộc và Nam Đàn. Cùng với đó là nhiều hoạt động hiệu quả khác.
Tuy nhiên, sau một năm thực hiện hình thức hành quân dã ngoại làm CTDV, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn có đơn vị cơ sở chưa thật sự quan tâm tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hình thức dân vận này.
Một số cơ quan quân sự địa phương cấp huyện chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương phân công địa điểm làm CTDV đối với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn.
Nhiều đơn vị đề cập đến những khó khăn về kinh phí để thực hiện các hoạt động trong đợt hành quân dã ngoại làm CTDV. Một số đơn vị chưa cân đối được nguồn xăng dầu bảo đảm cho việc hành quân dã ngoại tiến hành CTDV như cơ động khảo sát địa điểm, vận chuyển vật chất… đến địa bàn xa nơi đóng quân.
Theo PLVN
Quân khu 3 tăng cường phối hợp, triển khai công tác quân sự địa phương
ảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố địa bàn quân khu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành toàn diện công tác quốc phòng, quân sự địa phương.
Nổi bật là: Phối hợp chỉ đạo kiện toàn cơ quan quân sự địa phương các cấp; rà soát, củng cố, xây dựng cơ sở dân quân tự vệ; công tác đăng ký, quản lý nguồn dự bị động viên; sắp xếp quân nhân dự bị bảo đảm đúng, đủ chỉ tiêu, chất lượng từng bước được nâng lên.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn vay ưu đãi cho người dân xã Châu Phong, huyện Quế Võ (Bắc Ninh).Ảnh: HÀ LINH
Quân khu cũng phối hợp, chỉ đạo thực hiện chặt chẽ các khâu, các bước trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân hằng năm, bảo đảm đúng luật, an toàn. Công tác tuyên truyền hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự được tiến hành chặt chẽ, chu đáo, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Quân khu đã chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho hơn 50 nghìn lượt người ; giáo dục quốc phòng, an ninh cho 510 nghìn học sinh, sinh viên. Năm 2018, các tỉnh, thành phố đã đầu tư ngân sách hơn 147 tỷ đồng xây dựng các hạng mục công trình quân sự trong khu vực phòng thủ; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân-dân, xây dựng
"thế trận lòng dân" vững chắc.
Bước vào năm 2019, ảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Quân khu tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ; chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện và diễn tập các sở, ngành bảo đảm sát thực tế, an toàn, tiết kiệm. Phối hợp chỉ đạo làm tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng bảo đảm chất lượng; tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là địa bàn tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của ảng, Nhà nước; phối hợp các lực lượng nắm chắc tình hình biên giới, biển đảo và nội địa, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ...
Bắc Ninh giúp hơn 17 nghìn lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn
Từ năm 2018 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã giải ngân hơn 600 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho hơn 17 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào một số chương trình: cho vay hộ nghèo hơn 43,5 tỷ đồng, hộ cận nghèo hơn 55 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo hơn 146 tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường hơn 150 tỷ đồng, giải quyết việc làm hơn 126 tỷ đồng, xây dựng nhà ở xã hội hơn 26 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng chính sách ở Bắc Ninh đã góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạn chế tệ nạn cho vay nặng lãi, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Từ nguồn vốn chính sách, tỉnh Bắc Ninh đã giúp gần 2.000 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; kịp thời hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho gần chín nghìn lao động; hỗ trợ phụ nữ, thanh niên, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ, thanh niên làm chủ vay vốn khởi nghiệp; giúp hàng nghìn học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng hơn 20 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới...
Theo NDĐT
Giảm hàng trăm cục, vụ, đơn vị và 10 nghìn biên chế năm 2018 Trong năm 2018, hàng loạt đơn vị như Bộ Công an, Tài chính, Nội vụ, cùng nhiều tỉnh, thành đã tiến hành sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả, giảm hàng trăm cục, vụ và các đơn vị. Bộ Công an đã sắp xếp, bỏ 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300...