Hạnh phúc với phụ nữ không phải chỉ là một cuộc hôn nhân, một ông chồng
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về cách chữa ung thư theo kiểu truyền miệng khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch nhưng dường như cuộc chiến với các “thánh” chữa ung thư vẫn chưa biết bao giờ mới đến hồi kết. Mới đây, mạng xã hội lại lan truyền cách chữa ung thư bằng… ăn cua đồng sống!
Nhà báo Trương Anh Ngọc bức xúc trước quan niệm: Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng
“Hạnh phúc không phải chỉ là một cuộc hôn nhân, càng không phải và không thể là một ông chồng” – nhà báo Trương Anh Ngọc nhấn mạnh khi tranh luận với ý kiến cho rằng, phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng.
Cách đây ít ngày, một ông bố đã gửi đến con gái chuẩn bị vào lớp 1 bức thư với nội dung hài hước nhưng sâu sắc. Trong đó có đoạn ông bố này viết: “chuẩn bị vào lớp 1 rồi, mình cứ “học ít thôi, chơi là chính”, phận làm con gái, hơn nhau ở… tấm chồng. Học nhiều, bằng cấp cao, đa phần là gái xấu. Bố thề luôn”.
Bức thư của ông bố nhận được sự quan tâm và chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên, nhà báo Trương Anh Ngọc lại cho rằng, việc xác định “phận làm con gái, hơn nhau ở … tấm chồng” và việc “Học nhiều, bằng cấp cao, đa phần là gái xấu. Bố thề luôn” là tư tưởng quá phong kiến và lỗi thời.
Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng, phụ nữ có những giá trị của riêng mình chứ không thể là bản đính kèm của bất cứ người đàn ông nào. Nam nhà báo cũng nói, anh luôn nhắc nhở con “hãy học đi, hãy lớn lên và rồi vỗ cánh bay đi, bằng tri thức, sự khao khát hiểu biết và tính thiện của bản thân”.
Video đang HOT
Và “hạnh phúc của một người phụ nữ hiện đại không nhất thiết phải được quy định bởi một tấm chồng. Hạnh phúc không phải chỉ là một cuộc hôn nhân, không phải và không thể là một ông chồng”.
Dưới đây là chia sẻ của nhà báo Trương Anh Ngọc:
“Người phụ nữ có những giá trị của riêng mình. Họ như thế nào trong cuộc sống và xã hội là từ những giá trị và phẩm chất ấy, chứ không thể là “file attach” của một người đàn ông nào đó. Họ cũng không trở nên sang trọng, quý phái hay bần hàn, nhếch nhác chỉ vì một người đàn ông.
Tư tưởng ấy quá phong kiến và lỗi thời rồi và xin thưa là chính tư tưởng ấy, cái thói cứ nhìn con gái lớn lên độ 19, 20 là bắt đầu hỏi “có người yêu chưa”, “sắp lấy chồng chưa” để rồi sau đó xác định độ ế, là một hình thức phân biệt đối xử và hạ thấp vai trò và phẩm giá của người phụ nữ.
Mà xin lỗi, chính vì những tư tưởng đó mà các ông bố và bà mẹ đang có con cứ thế nhồi nhét vào đầu những đứa trẻ. Trong khi đó, những người đàn ông văn minh lịch sự và trân trọng phụ nữ thực sự bằng trái tim, bằng ý thức, bằng tình yêu, bằng sự giáo dục chẳng có mấy người.
Tại sao từ đầu họ không dạy đứa con trai biết yêu quý và trân trọng các giá trị của các bạn gái trong lớp, của cô giáo? Tại sao từ đầu họ không dạy những đứa con gái của mình hiểu được giá trị của mình đến từ đâu và sao không nhấn mạnh rằng, tri thức và học vấn là một điều cực kỳ quan trọng để xác lập vị trí của mình trong thế giới, thay vì dạy chúng học ít thôi và rồi phó mặc số phận mình vào một cuộc hôn nhân kiểu Á Đông với cánh đàn ông đa phần là gia trưởng?
Và nữa, tại sao cứ phải dạy bọn trẻ về việc “hơn nhau”, nghĩa là so kè các giá trị và hạnh phúc của bản thân với những người khác, vốn có những giá trị khác?
Mình là một ông bố có con gái, mình không bao giờ dạy con rằng, học làm gì, trước sau rồi kiểu gì cũng có một người đàn ông để con phụ thuộc.
Mình luôn nói với con rằng, con hãy học đi, hãy lớn lên và rồi vỗ cánh bay đi, bằng tri thức, sự khao khát hiểu biết và tính thiện của bản thân. Bố mẹ luôn ủng hộ con, cuộc sống của con không bao giờ là cắm mặt trong bốn bức tường của căn bếp, tự mình hoặc bị ai đó cột chặt vào những quan điểm cổ hủ về chuyện đảm đang, nhưng là những gì con làm, con lựa chọn, những chân trời con mơ ước và rồi con sẽ đến.
Hạnh phúc của một người phụ nữ hiện đại không nhất thiết phải được quy định bởi một tấm chồng. Hạnh phúc không phải chỉ là một cuộc hôn nhân, không phải và không thể là một ông chồng. Bố mẹ không thích các gông xiềng cổ hủ và bố mẹ không dạy con theo các giá trị và tiêu chuẩn lỗi thời.
Hạnh phúc của con là tri thức, là những phương trời xa, là những gì con thích và con đang làm. Cứ dong buồm lên. Bố mẹ sẽ lướt sóng cùng với con…”
Chia sẻ của nhà báo Trương Anh Ngọc hiện cũng đang nhận được sự quan tâm và tán đồng của rất nhiều ông bố bà mẹ hiện đại .
Nhiều người cho rằng, quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào chồng đã không còn chính xác trong thời điểm hiện tại và càng không thể đúng trong xã hội tương lai.
Theo Afamily
Chồng bủn xỉn tàn phá hôn nhân
Lúc yêu, biết anh bủn xỉn nhưng cô lại nghĩ đơn giản là anh là người tiết kiệm, biết vun vén cho gia đình. Cô không thể ngờ, khi là vợ chồng, tính bủn xỉn ấy lại có sức tàn phá cả một cuộc hôn nhân...
Mối tình của mã số H23... với chồng kéo dài từ thời còn là học sinh THPT. Ngày ấy, dù không nói thẳng nhưng bạn bè đều ngầm nhắc cô về chàng trai người Hà Nội có tính... bủn xỉn. Đang yêu nên cô nghĩ rằng, đàn ông "ăn tàn phá hoại" mới sợ chứ đàn ông biết tiết kiệm, vun vén cho gia đình càng tốt.
Chỉ khi về sống chung một mái nhà, cô mới "thấm" lời cảnh báo của bạn bè. Bởi tính bủn xỉn không có ý nghĩa tiết kiệm như cô tưởng, mà nó có sức tàn phá cả một cuộc hôn nhân. Anh ép cô, mọi chi tiêu trong gia đình đều phải "cưa" đôi. Từ tiền đi chợ, điện nước, bỉm sữa cho con đến chi phí sinh hoạt hàng ngày... đều có phải có hóa đơn hoặc kê khai rõ ràng. Có những khoản, cô tự chi "hoang" quá mức cho phép, dù không yêu cầu anh trả tiền nhưng cô vẫn bị anh nhiếc móc nhiều ngày sau đó.
Như hôm mưa phùn, cô cho con đi khám bệnh bằng taxi, vậy mà bị anh nói đi nói lại suốt chục ngày, rằng "cứ tưởng mình giàu có hay sao, định bán nhà mà sống à?". Cô chỉ biết chịu đựng vì không thắng được sự bảo thủ, thói quen ăn sâu trong con người anh.
Sau 8 năm hôn nhân, không thể chịu đựng thêm được, cô quyết định chia tay người đàn ông "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành". Cô tự giải thoát cho chính mình khỏi sự ngột ngạt, khỏi những phép chia đã chia đôi hạnh phúc gia đình cô.
Theo PNVN
Quàng vào bi kịch Lúc yêu, dù biết chàng trai của mình phải lòng "nàng tiên nâu" nhưng nhiều cô gái tin rằng sức mạnh tình yêu sẽ giúp người yêu cắt đứt cơn nghiện mà không lường trước bi kịch sắp ập đến với mình. Suốt những năm tuổi thơ cho đến khi trưởng thành, chị chưa bao giờ được cảm nhận niềm hạnh phúc, sự...