Hạnh phúc với đêm trung thu không lân, không đèn!
“Em chưa thấy múa lân, em chỉ thấy bánh trung thu ở trên ti vi thôi!” – Một em nhỏ Đắk Nông thật thà chia sẻ trong đêm trung thu trông trăng không lân, không đèn.
Những em nhỏ ánh mắt trong veo, chăm chú theo dõi các tiết mục văn nghệ.
5h sáng ngày 27/9, chúng tối vượt hơn 130km tìm về xã Nâm Nung (huyện Krông Nô, Đắk Nông) – xã có trên 90% dân số là người đồng bào tại chỗ. Với nhiều em nhỏ ở đây, năm nay là năm đầu tiên các em được đón trung thu. Ở đây, lo cái ăn qua cơn đói vốn đã khó rồi, chứ nói gì đến trung thu, bánh kẹo. Hôm nay biết tin có Tỉnh đoàn về tổ chức trung thu, hơn 100 trăm em nhỏ đã có mặt từ rất sớm, háo hức ngồi chờ xem văn nghệ và đón chờ những món quà nhỏ mà đoàn mang tới.
Hơn 9h sáng cùng ngày, chúng tôi có mặt, Nâm Nung nắng gắt nhưng cái nắng không ngăn được sự háo hức của các em. Những đứa trẻ đồng bào lấm lem, đôi mắt to, đen nhánh đợi chờ.
Nụ cười ngây thơ hồn nhiên của trẻ em vùng xa
Trung thu không có múa lân, không có đèn lồng; chỉ có những trò chơi do các anh chị tỉnh đoàn tổ chức và một chút quà nhỏ; nhưng với nhiều em, đây là cái trung thu đúng nghĩa đầu đời.
“Em chưa thấy múa lân, em chỉ thấy bánh trung thu ở trên ti vi thôi!” – câu nói của em H’Nhoa khiến chúng tôi chạnh lòng. Hỏi em có đèn lồng chưa, em đáp nhanh nhảu, đèn lồng chúng em tự làm bằng ống lon và giấy vở rồi!
Cuộc sống của những đứa trẻ vùng cao là những ngày tháng gắn bó với núi đồi, nương rẫy, là những ngày phải cùng cha mẹ kiếm cái ăn, là những ngày băng rừng lội suối để theo con chữ tới trường. Chúng không có khái niệm về những món đồ chơi; mùi vị của những món bánh kẹo xa xỉ.
Video đang HOT
Những đứa trẻ lem luốc, nghèo đói, lần đầu được đón trung thu.
Theo thống kê của ban dân tộc, toàn tỉnh hiện có trên 40 dân tộc anh em sinh sống. Cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số di cư có, tại chỗ có vốn rất cơ cực, việc cho con được đến trường là cả một sự cố gắng to lớn của họ rồi chứ nói gì đến vui chơi những ngày lễ.
“Thay mặt các em, tôi xin cảm ơn sâu sắc sự quan tâm của tỉnh đoàn vì đã tạo cho các em một buổi vui chơi trung thu vui vẻ như thế này. Tuy còn thiếu thốn nhưng với các em ở đây nhưng nhìn sự vui tươi của các em, chúng tôi cũng thấy hạnh phúc lắm rồi”, bà H’Thương, Phó chủ tịch UBND xã Nâm Nung cảm động chia sẻ.
Anh K’Bin, một người cha M’Nông đưa con mình đến cùng các bạn vui tết trung thu cũng không giấu được cảm xúc: “Vượt cả quãng đường xa cũng mệt lắm, hôm nay tôi cũng bỏ việc để đưa hai đứa nhỏ đến chơi trung thu. Ở trong bon, bọn nhỏ một buổi đi học, một buổi phải đi hái rau, măng rừng rồi, không có được chơi, cũng không có kẹo ăn như vậy!”.
Háo hức khi được nhận quà trung thu
Cầm trên tay những túi quà nhỏ, tụi trẻ không ngừng xem và đếm, khuôn mặt rạng rỡ. Nhiều em bóc thưởng thức ngay để được nếm vị ngọt của bánh – thứ vị mà chúng mong được ăn từ lâu. Một niềm vui nữa đến với các em là 15 suất học bổng khuyến khích của tỉnh đoàn trao tặng.
Chị H’Vi Êban, Bí thư Tỉnh đoàn Đăk Nông – người luôn sát cánh cùng trẻ em đồng bào chia sẻ: “Thấy các em vui, mình hạnh phúc biết nhường nào! Phải làm những gì cho các em hết khổ nhỉ?”. Câu hỏi khiến cả đoàn xót xa…
Đức Cường
Theo Dantri
Tối đi chạy bàn, ngày làm "xe ôm" miễn phí cho thí sinh
Mặc dù tối đi làm chạy bàn ở quán cà phê, nhưng với mong muốn giúp đỡ những thí sinh xa nhà đi thi, Nguyễn Mạnh Hoàng đã bỏ tiền túi mua xăng xe tình nguyện làm "xe ôm" để chở thí sinh và người nhà đến điểm thi và chỗ ở.
Sự tiếp sức của lực lượng tình nguyện viên trong mỗi kì thi Đại học luôn đóng vai trò quan trọng đối với các thí sinh và người nhà ở mọi miền đất nước đến địa điểm thi. Những bỡ ngỡ, những khó khăn về chỗ ăn ở, giao thông đi lại của thí sinh đều được tình nguyện viên giải quyết tận tình, chu đáo. Và đằng sau những hành động cao đẹp đó là những câu chuyện đầy ý nghĩa của những tình nguyện viên.
Em Nguyễn Mạnh Hoàng (SN 1995, sinh viên năm 1, lớp Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Sư Phạm Gia Lai) cho biết, gia đình Hoàng có 5 anh em, cha mẹ mưu sinh bằng các nghề lao động chân tay rất vất vả để nuôi em ăn học. Vì vậy, để chia sẻ khó khăn với gia đình, buổi tối Hoàng đi làm chạy bàn ở quán cà phê với lương 1 triệu đồng/tháng.
Vất vả là vậy, nhưng kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Hoàng đã đăng kí làm tình nguyện viên trong đội xe ôm tình nguyện. Hoàng chia sẻ, hai ngày nay, em liên tục chở các thí sinh và người nhà đến các cụm thi cho biết địa điểm, sau đó chở đến chỗ ở. Địa chỉ xa nhất là đường Trường Sơn với quãng đường 15km. Tất cả những chi phí từ xăng xe, ăn uống Hoàng đều bỏ tiền túi của mình ra.
Tối đi làm chạy bàn, nhưng ban ngày Hoàng bỏ tiền ra để làm... xe ôm tình nguyện
Dù vất vả liên tục chạy xe dưới cái nắng, rồi lại mưa bất chợt ở phố núi nhưng Hoàng rất vui vẻ. Em cho biết, năm ngoái mình cũng xuống Quy Nhơn (Bình Định) dự thi đại học. Lần đầu tiên xa nhà, Hoàng và mẹ thấy rất bỡ ngỡ và khó khăn trong việc đi lại và tìm chỗ ở. Những khó khăn này của mẹ con Hoàng đã được tình nguyện viên tiếp sức mùa thi hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình khiến hai mẹ con rất cảm động.
Vì vậy, mùa thi năm nay, Hoàng quyết định tham gia vào đội xe ôm của tình nguyện viên tiếp sức mùa thi. "Dù vất vả nhưng em thấy rất vui vì đã giúp được các bạn thí sinh, và thấy mình sống có ý nghĩa hơn", Hoàng vui vẻ.
Là con một trong gia đình, nhưng Hoàng Anh Hổ (học cùng lớp Hoàng, trú phường Yên Đổ, TP Pleiku) cho biết, năm ngoái em xuống Quy Nhơn đi thi, thấy các tình nguyện viên rất nhiệt tình và tốt bụng. Vì vậy, Hổ đã tự hứa với lòng mình nếu sau này làm sinh viên, em sẽ tham gia tình nguyện viên để giúp đỡ các thí sinh. Và như đúng lời hứa, Hổ đã trở thành tình nguyện viên, tiếp sức cho các thí sinh năm nay trong mùa thi.
Các tình nguyện viên tư vấn, nắm bắt hoàn cảnh của thí sinh
Nói về công việc của đội, bạn Phạm Thị Phượng (SN 1991, trú TP Pleiku) là đội trưởng đội "xe ôm" ở bến xe chợ Lớn cho biết, đội của Phượng gồm 6 tình nguyện viên, các tình nguyện viên bắt đầu công việc từ lúc 6h30' đến 17h50'.
Sau khi thí sinh và phụ huynh xuống xe, đội tình nguyện viên sẽ đến tận xe đón, dẫn lại tổ tư vấn tại chỗ để tư vấn chỗ ở. Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh các thí sinh, nếu thí sinh thuộc hoàn cảnh khó khăn, thí sinh là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; đội xe ôm sẽ "vào cuộc" chở người nhà và thí sinh đến địa điểm thi cho biết, sau đó đi đến chỗ ở gần địa điểm thi.
Đội xe ôm tình nguyện giúp đỡ các thí sinh và người nhà có hoàn cảnh khó khăn
Phượng cho biết thêm, từ ngày 28/6 đến nay, đội xe ôm tình nguyện của Phượng luôn làm việc liên tục, rất nhiều thí sinh ở huyện xa có hoàn cảnh khó khăn, các thí sinh đồng bào dân tộc thiểu số lần đầu tiên lên thành phố nên rất nhiều bỡ ngỡ. Hầu hết những thí sinh này đều rất cần chỗ ở miễn phí, vì vậy, đội xe ôm không chỉ chở thí sinh và người nhà miễn phí mà còn đưa đến những chỗ ở không mất tiền.
"Hiện tại, tất cả các chi phí xăng xe và ăn uống tụi em đều tự túc. Nói chung được giúp các thí sinh tụi em rất vui nên cũng không suy nghĩ gì", Phượng chia sẻ.
Các tình nguyện viên đội nắng tiếp sức mùa thi
Cô Trần Thị Bình (trú xã Ia Vê, Chư Prông, Gia Lai) cảm động cho biết, hai mẹ con cô đi hơn 60km từ huyện lên, tất cả đường phố đều không biết, may mắn cô và con trai được đội xe ôm tình nguyện chở đến tận cụm thi rồi đi tìm chỗ ở miễn phí: "Lúc đầu ở nhà, gia đình tôi bàn nếu lên đây không ai giúp đỡ, phải thuê chỗ ở thì tôi sẽ để con ở lại thành phố còn tôi bắt xe đi về. Nhưng ai ngờ lên đây, vừa mới xuống xe đã được các tình nguyện viên dẫn đường rồi chở đến chỗ thi cho biết, rồi tìm được chỗ ở miễn phí. Đỡ được nhiều chi phí nên tôi quyết định ở lại với con chờ thi cho xong rồi về".
Để tiếp sức kì thi THPT quốc gia năm nay, tại Gia Lai có 1.000 tình nguyện viên, trong đó có 115 tình nguyện trở thành xe ôm, các đội xe ôm được phân bổ tại các tổ tư vấn tiếp sức mùa thi. Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh, đội xe ôm sẽ ưu tiên những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số để chở họ tới những cụm thi và chỗ ở.
Thiên Thư
Theo dantri
Thủ tướng: Lo cho dân, trước hết phải lo về đời sống Sáng 8/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết, đánh giá 6 năm thưc hiên Nghi quyêt số 30a cua Chinh phu vê Chương trinh hô trơ giam ngheo nhanh va bên vưng đôi vơi các huyên ngheo. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, lãnh đạo một số Bộ, ngành...