Hạnh phúc với chồng là mỗi sáng thức dậy luôn có vợ kề bên
Chị và anh phải khó khăn lắm mới lấy được nhau vì cả hai bên gia đình đều phản đối kịch liệt. Bố mẹ chị quyết định từ con còn gia đình anh thì miễn cưỡng chấp nhận chị vì họ chỉ có anh là con trai duy nhất.
Anh động viên chị: “Em ở với mẹ chịu khổ một chút nhưng mà những hôm anh đi làm đêm sẽ yên tâm hơn vì có bố mẹ ở nhà. Chứ em ở nhà một mình anh không yên tâm chút nào”. (Ảnh minh họa)
Lấy chồng nhưng chị không có một đám cưới đúng nghĩa như bạn bè vì nếu có tổ chức thì cũng chẳng có sự tham dự của bố mẹ hai bên. Vậy là hai người tự đưa nhau đi đăng ký rồi về sống cùng với nhau trong căn nhà trọ. Cuộc sống những ngày đầu sau hôn nhân khó khăn vất vả nhưng vợ chồng luôn ở bên nhau khiến chị không còn buồn phiền nhiều nữa.
Rồi niềm vui cũng nhanh chóng đến với anh chị khi chị mang thai. Từ ngày biết tin vợ có bầu anh chăm sóc chị rất chu đáo. Nhưng do sức khỏe của chị yếu nên trong giai đoạn 3 tháng đầu chị đã bị dọa sảy. Anh thì phải làm ca, nhiều đêm không về nhà được nên anh rất lo lắng khi vợ ở một mình. Vì sự an toàn của vợ và con anh đã phải về nói với bố mẹ mình xin cho anh chị về ở cùng đến khi chị sinh nở xong.
Ngày anh đưa chị về nhà mẹ chồng nhìn chị rồi nguýt dài: “Lấy cái đứa tử tế khỏe mạnh thì không chịu, đằng này cứ đâm đầu vào cái đứa gia đình không ra gì, mới có chửa tí đã ốm với đau. Ngu thì ráng mà chịu con ạ”. Chị nghe mà nước mắt nghẹn đắng còn anh không nói lời nào mà chỉ nắm chắc tay vợ và dìu vào nhà.
Đêm ấy chị đã bảo với anh: “Hay là vợ chồng mình về nhà trọ ở cũng được, chứ bố mẹ đã không ưa em sẵn, giờ sống cùng em sợ lắm”. Anh động viên chị: “Em ở với mẹ chịu khổ một chút nhưng mà những hôm anh đi làm đêm sẽ yên tâm hơn vì có bố mẹ ở nhà. Chứ em ở nhà một mình anh không yên tâm chút nào”.
Vậy nhưng vừa về nhà chồng được ngày hôm trước thì đêm hôm sau đã xảy ra chuyện. Đêm ấy chồng chị đi làm ca 3, chị ngủ 1 mình trên tầng 3. Chị vốn khó ngủ nên ngủ rất khuya, 12 giờ đêm mà chị vẫn trằn trọc chưa ngủ được. Thấy cổ họng khô, chị trở dậy xuống tầng 1 lấy nước uống. Nhưng khi xuống tới tầng 2 thì chẳng may chị bị trượt chân và ngã ở cầu thang. Cú ngã khiến chị đau điếng, nhìn xuống dưới chân thấy máu bắt đầu rỉ ra chị hốt hoảng cố lết lại cửa phòng bố mẹ chồng cách đó vài bước chân. Chị lấy hết sức rướn lên gõ cửa phòng, vừa gõ chị vừa gọi: “Bố mẹ ơi, giúp con với!”. Nhưng chị gọi đã ba câu mà vẫn không thấy có động tĩnh gì, sau đó thì chị ngất lịm đi và không biết gì nữa.
Khi tỉnh dậy chị đã thấy mình trong bệnh viện. Anh đang ngồi bên cạnh và nắm tay chị, mẹ chồng cũng đang có mặt ở đó. “Anh ơi, con mình… Do em không cẩn thận, lỗi là tại em”, chị vừa nói vừa nức nở khóc. Anh không hề trách mắng mà động viên vợ: “Em cứ nằm nghỉ cho khỏe, đừng có khóc. Có gì về nhà vợ chồng mình nói chuyện sau”. Mẹ chồng chị thì lườm nguýt: “Chẳng biết cô làm được cái gì ra hồn không. Cứ như thế này thì nhà tôi mất giống” rồi bà bỏ ra về.
Sau hôm chị bị sảy thai anh đã không để chị ở nhà mẹ mình nữa mà hai vợ chồng lại thu xếp ra căn phòng trọ. Nhiều lần chị đã hỏi chồng: “Anh ơi vì em mà con mình đã không thể chào đời. Anh có giận em không?”. Những lúc như vậy anh lại nhẹ nhàng nói với vợ: “Lỗi không phải là do em nên em đừng trách bản thân mình nữa. Chúng mình vẫn còn trẻ, rồi vợ sẽ lại sớm có bầu thôi mà. Bây giờ sức khỏe của vợ mới là quan trọng nhất”.
Nghe những lời đó của chồng mà sao chị thấy ấm lòng. Chị đã không hối hận khi bất chấp tất cả để theo anh. Cuộc đời chị bây giờ không có gì cả ngoài chồng, nếu anh ruồng rẫy chị nữa thì chắc chị chết mất. Dường như đọc được sự lo lắng trong đôi mắt của vợ, anh ôm chị vào lòng và thủ thỉ: “Em lấy anh đã phải chịu nhiều thiệt thòi, anh hứa sẽ làm mọi việc để bù đắp cho em. Chỉ mong em luôn cùng anh gắng gượng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Hạnh phúc với chồng là mỗi sáng thức dậy luôn có vợ kề bên. Chồng chỉ cần có thế thôi vợ ạ”.
Video đang HOT
Từ hôm ấy anh đã xin nghỉ công việc cũ và tìm một công việc mới. Một ngày anh có thể làm 10, 11 tiếng nhưng anh quyết định không để vợ phải ở nhà một mình đêm hôm nữa.
Theo blogtamsu
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự
Trung Quốc luôn muốn duy trì lợi ích chiến lược đối với ASEAN bằng việc thúc đẩy hợp tác. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông đã cho thấy những mâu thuẫn trong chính sách của Bắc Kinh.
Tác giả Cheunboran Chanborey, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia mới đây đã có bài viết phân tích chiến lược có phần nghịch lý của Bắc Kinh đối với ASEAN.
Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á kể từ những năm 1990, nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế và xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị Thượng đỉnh TQ-ASEAN diễn ra năm 2012.
Bắc Kinh chủ động tham gia hợp tác với ASEAN trong các thỏa thuận đa phương như như Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEAN 3, Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Quan trọng hơn, Trung Quốc và ASEAN đã làm việc để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đó là kết quả của việc đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Căng thẳng trong khu vực cũng vì vậy mà đã có khi dần trở nên lắng dịu.
Nhìn chung, vẻ bề ngoài Trung Quốc đã thành công trong việc thúc đẩy quyền lực mềm trong khu vực, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức của ASEAN về sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn các nước láng giềng hiểu rằng đó không phải là mối đe dọa mà là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác nhưng thực tế không như vậy.
Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt trong những vấn đề căng thẳng ngoại giao và quân sự ở Biển Đông. Vấn đề tranh chấp Biển Đông còn tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ ASEAN. Trong cuộc gặp năm 2012, Bộ trưởng các nước ASEAN đã lần đầu tiên trong lịch sử không thể đạt được tuyên bố chung.
Nhiều người tin rằng căng thẳng ở Biển Đông xuất phát từ những toan tính của Trung Quốc và đến nay đã xuất hiện nhiều nghịch lý. Bắc Kinh có vẻ đã "kiên nhẫn" trong vòng hai thập kỷ để cố gắng xây dựng xây dựng cho được cái gọi là "quyền lực mềm ở Đông Nam Á".
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động nghịch lý của Bắc Kinh. Đầu tiên là sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề lãnh thổ quốc gia. Thứ hai là chiến lược chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng dư luận trong những vẫn đề khó khăn trong nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình và các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao APEC năm 2013.
Thứ ba là những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự. Cuối cùng, đó là tham vọng của thế hệ trẻ Trung Quốc nhằm đưa Bắc Kinh tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực và quốc tế.
Những lập luận này hoàn toàn có cơ ở. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khác tác động đến chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông là chiến lược xoay trục của Mỹ hướng đến châu Á. Trong con mắt của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc, đây là một nỗ lực của Washington trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Trong Hội nghị ARF tại Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi đó đã thừa nhận nước Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Kể từ đó, căng thẳng không có chiều hướng suy giảm. Nhiều nước đã quyết đoán hơn trong việc đàm phán song phương với Bắc Kinh cũng như sử dụng các tuyên bố của ASEAN để đấu tranh với Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, việc đoàn kết nội bộ ở ASEAN bị ảnh hưởng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Sự việc năm 2012 cho thấy những vấn đề phức tạp trong bối cảnh khu vực và thúc đẩy các nước ASEAN đánh giá lại tình hình, vạch ra hướng đi mới. Trung Quốc cũng cần phải xem xét lại để cân nhắc chiến lược đúng đắn với ASEAN.
Với tư cách là một cường quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ trấn an các nước láng giềng về một Bắc Kinh trỗi dậy trong hòa bình. Trung Quốc nên thận trọng với những hoạt động quân sự. Việc phô trương sức mạnh hay thay đổi hiện trạng Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Thay vào đó, Trung Quốc nên giành lấy niềm tin của các nước láng giềng bằng những chính sách thông minh hơn là thái độ cứng rắn.
Để có thể thúc đẩy niềm tin, những lời nói cần đi đôi với hành động. Việc thống nhất Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông là điều cần thiết. Bởi một ASEAN thịnh vượng cũng có lợi cho lợi ích của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Đối với ASEAN, các nước trong khu vực cần phải tập trung xây dựng cộng đồng dựa trên luật pháp và tăng cường sự đoàn kết. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới tại Kuala Lumpur sẽ là thời điểm thích hợp để thúc đẩy COC trước khi Lào trở thành Chủ tịch mới của ASEAN năm 2016.
Quan trọng hơn, ASEAN cần khẳng định rõ với các cường quốc về vai trò cân bằng trong khu vực. ASEAN là một cộng đồng hướng ngoại đối với tất cả các nước bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ hay Australia.
Việc duy trì quan điểm trung lập và cân bằng là chìa khóa quan trọng cho ASEAN trong bối cảnh địa chính trị diễn ra phức tạp và khó lường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - học giả Cheunboran Chanborey nói.
Quân đội TQ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ, đoạt đảo
Đối với Campuchia, vấn đề căng thẳng Biển Đông là điều khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của Phnom Penh. Để duy trì an ninh và phát triển, Campuchia cần thúc đẩy mối quan hệ với cả Trung Quốc và các thành viên khác của ASEAN.
Về nguyên tắc, Campuchia chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đối tác với tất cả các quốc gia. Campuchia cần duy trì mối quan hệ quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương.
Tuy nhiên, Campuchia không thể dựa vào ASEAN để đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia. Do vậy, Phnom Penh có thể thỏa hiệp về những nguyên tắc này nếu như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, chuyên gia Cheunboran Chanborey bình luận.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Ấn Độ và Trung Quốc thúc đẩy giải quyết vấn đề biên giới Báo The Hindustan Times ngày 1/7 đưa tin Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến tiến hành một vòng đàm phán quan trọng về vấn đề biên giới bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) tại Ufa của Nga vào tuần tới. Đại...